Monday 15 October 2018

Văn minh La Mã cổ đại – Wikipedia tiếng Việt


Nền văn minh La Mã cổ đại đã có lịch sử lâu đời và để lại nhiều giá trị to lớn cho nhân loại ngày nay trong nhiều lĩnh vực.


Roma ngày nay trước kia từng là vùng đất trung tâm của sự phát triển trong thời kỳ Lã mã cổ đại

.


Cơ sở hình thành văn minh La Mã cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]


Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]


Bán đảo Ý dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải, với dãy Alpes về phía Bắc ngăn cách với châu Âu. Bán đảo Ý trong trên bản đồ như một chiếc ủng, bao bọc ba mặt là biển, phía Nam bán đảo là đảo Sicilia, phía Tây là đảo Corse và Sardegna.

Bán đảo Ý có những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền văn minh: những đồng bằng phì nhiêu bên sông Po, Trung Ý và đảo Sicilia cùng với khí hậu ấm áp mưa nhiều; bán đảo Ý cũng là nơi có lượng khoáng sản phong phú như đồng, chì, sắt, v.v.; giao thông biển rất thuận lợi cho việc buôn bán, giao lưu với các nền văn minh khác trong vùng.

Nền văn minh La Mã là nơi khá sớm có con người cư trú, có thể khẳng định vào loại sớm nhất với lục địa châu Âu. Bán đảo Ý là nơi hội tụ của các nền văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi. Mặc dù sự cực thịnh của nền văn minh La Mã không được các nhà nghiên cứu đánh giá sớm hơn các nền văn minh lân cận, như nền văn minh Ai Cập cổ đại hay nền văn minh Tây Á nhưng lại phát triển rực rỡ và cực thịnh.

Từ thời đồ đá cũ đã xuất hiện những cư dân sống ở bán đảo. Thời kỳ này, sự di cư của các cư dân từ các lục địa vào bán đảo Ý và bị cách biệt với phần còn lại của châu Âu bởi dãy núi Alpes nên việc giao lưu gần như bắt buộc với các nền văn minh khác quanh biển Địa Trung Hải. Cư dân của La Mã tương đối thuần nhất do phạm vi hẹp và tương tự một ốc đảo ở Nam châu Âu, được gọi chung là người Ý.


Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]


Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng latium là người gốc Latinh (Latin), ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa và gốc Hy Lạp


Quá trình phát triển của nền văn minh La Mã[sửa | sửa mã nguồn]


Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


Lịch sử của La Mã có thể được chia ra thành ba thời kỳ chính như sau:


  • Thời kỳ cổ đại Estrusque, Từ thế kỷ thứ 8 đến hết thế kỷ thứ 4 TCN

Ở thời kỳ này, xã hội La Mã còn manh mún, các chủ đất chưa thống nhất và phân chia tranh giành ảnh hưởng và cân bằng lẫn nhau. Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, lãnh thổ La Mã chủ yếu tập trung tại miền Nam Ý ngày nay.


Thời kỳ này hình thành một nhà nước cộng hòa tại Roma mà về sau ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính trị của nhiều quốc gia Tây Phương, và cho đến ngày nay vẫn còn giá trị.


Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của La Mã bằng việc bành trướng lãnh thổ, Đế quốc La Mã có lãnh thổ hầu như toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Lần lượt các vùng lãnh thổ như, Hy Lạp (146 TCN), cùng với lãnh thổ Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Palestine và Ai Cập bị sát nhập vào Đế quốc La Mã. Trong thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã phát triển cực thịnh, lãnh thổ rộng lớn, các đô thị của La Mã được xây dựng và để lại cho đến ngày nay, như Londinium, (London ngày nay), Lucdium, (Lyon ngày nay), Köln, Strasburg, Viên...

Nhưng từ thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã có nhiều tranh giành quyền lực và suy yếu. Đến thế kỷ thứ 4, nhiều cư dân bên ngoài xâm nhập và Đế quốc La Mã bị chia hai: Tây La Mã và Đông La Mã (gọi là Đế chế Byzantine). Tây La Mã bị sụp đổ vào năm 476; và Đế quốc Đông La Mã bị sụp đổ vào năm 1453.[1]


Các mốc lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


Đấu trường Colisée buổi tối với ánh đèn ở Roma

Theo truyền thuyết, năm 753 TCN người dân ở đồng bằng Latium đã dựng nên một toà thành bên bờ sông Tevere. Họ đã lấy tên người cầm đầu là Romulus để đặt cho toà thành đó, vì vậy có tên là Roma.

Giai đoạn 753 - 510 TCN, đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân. Vì vậy thời kì này còn được gọi là thời kì Vương chính.

Thời kì Cộng hoà La Mã vào khoảng từ năm 510 đến năm 30 TCN (thế kỉ I TCN). Giai đoạn này quyền lực tối cao nằm trong tay Viện nguyên lão do dân bầu, đứng đầu Viện nguyên lão là hai quan chấp chính có quyền lực ngang nhau. Từ đó, việc chính quyền trở thành việc chung của dân (res publica). Đây cũng là giai đoạn La Mã sử dụng sức mạnh quân sự của mình để mở rộng lãnh thổ. Thế kỉ VIII TCN, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ bé năm ở miền trung bán đảo Ý thì đến thế kỉ I TCN, La Mã đã trở thành một đế quốc rộng lớn bao trùm toàn bộ những vùng đất quanh bờ Địa Trung Hải.

Thời kì Đế quốc La Mã từ năm 30 TCN đến năm 476 sau Công nguyên. Do hàng thế kỉ sử dụng chiến tranh để mở rộng bờ cõi nên vai trò các tướng lĩnh ở La Mã ngày càng tăng, xu hướng độc tài đã xuất hiện. Năm 47 TCN, một viên tướng đã lập nhiều chiến công của La Mã là Julius Caesar định nắm hết quyến lực vào tay mình nhưng không thành, ông bị ám sát bởi những người bảo vệ cho nền Cộng hoà. Năm 27 TCN, cháu của Julius Caesar là Octavius, bằng những biện pháp khôn khéo hơn đã lôi kéo dần những nhân vật của Viện nguyên lão, loại trừ những người không thể lôi kéo. Năm 27 TCN, Viện nguyên lão đã suy tôn Octavius là Augustus (Đấng tối cao). Vậy là từ năm 30 thuộc thế kỉ I TCN nền Cộng hoà La Mã đã bị xoá bỏ.

Thế kỉ III sau Công nguyên, chính quyền La Mã bắt đầu bước vào giai đoạn suy yếu. Chiến tranh quanh Địa Trung Hải không còn cung cấp đủ số lượng nô lệ cho các đại điền trang và các khu mỏ để bù lại số lượng nô lệ đã chết. Số nô lệ còn lại do cuộc sống quá cực khổ nên cũng nổi loạn hay bỏ trốn rất nhiều. Nền kinh tế bị khủng hoảng, quân đội suy yếu. Nhân cơ hội đó, các bộ tộc Germanie từ bên ngoài tràn vào cướp phá. Năm 330, Hoàng đế La Mã Constantinus I đã dời đô từ Rôma sang Constantinopolis thuộc khu vực Byzantium. Năm 395, đế quốc La Mã bị chia ra làm hai, Đông La Mã và Tây La Mã. Nhà nước Tây La Mã định đô ở Ravenna, sau đó vào năm 476 thì bị người Germanie tiêu diệt. Còn nhà nước Đông La Mã lấy Constantinopolis làm kinh đô, thì đến năm 1453 bị đế quốc Ottoman thôn tính.


Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]


Bản khắc có từ thế kỷ 6 TCN được xem như nguồn gốc chữ viết của La Mã

Ngôn ngữ chính thức của La Mã là tiếng Latin, thuộc nhóm gốc Ý của hệ Ấn-Âu. Với bảng mẫu tự chữ cái trên cơ sở của bảng chữ cái Hy Lạp. Tuy vậy, bảng chữ cái Latin lại có đời sống rộng rãi và trường tồn cùng với các bước phát triển văn học. Ngôn ngữ Latin được xem như là thứ ngôn ngữ của sự tao nhã, lãng mạn và được phát triển lên một tầm cao mới vào thế kỷ 1 TCN. Thực tế, ngôn ngữ của Đế quốc La Mã là thứ tiếng Latin dân dã (vulgar Latin), khác nhiều với ngôn ngữ Latin kinh điển ở ngữ pháp và từ vựng và cách phát âm.


Hội họa, văn học và âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]


Xem bài chính: Hội họa La Mã, Văn học La Mã, Điêu khắc La Mã và Âm nhạc La Mã
Bức tượng hoàng đế Elagabalus, có niên đại năm 204-222

Có rất nhiều thể loại hội họa của thời kỳ đầu La Mã chịu ảnh hưởng theo lối thời Etruscan, đặc biệt ở các truyền thống hội họa công cộng. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, hội họa Hy Lạp ảnh hưởng lên La Mã do chiến tranh và chiến lợi phẩm mang lại. Rất nhiều gia đình ở La Mã đã treo các bước tranh phong cảnh của các họa sĩ Hy Lạp.

Nghệ thuật điêu khắc của La Mã thể hiện những người trai trẻ với vẻ đẹp cân đối cổ điển, về sau mở ra trường phái pha trộn chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy tâm.

Văn học Latin chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các tác giả Hy Lạp cổ đại. Một số tác phẩm thời kỳ Đế quốc La Mã thể hiện bằng các thiên anh hùng ca về chiến thắng vĩ đại của Đế chế. Dưới thời nền Cộng hòa mở rộng, bắt đầu xuất hiện các thể loại như, thi ca, kịch nói, sử học và bi kịch.


Thể thao và các hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]



Ở các thành phố cổ của La Mã có một nơi gọi là campus, là nơi để các binh sĩ tập luyện, thường gần khu vực có sông Tiber. Về sau, campus trở thành các trường đua của La Mã và khu vực hoạt động thể thao, nơi mà có Julius Caesar và Augustus thường hay lui tới. Bắt chước campus ở Roma, nhiều khu vực thuộc doanh trại quân đội cũng thực hiện xây dựng các khu vực như thế.

Tại các campus, các chàng trai trẻ của cư dân lân cận bị thu hút đến rèn luyện và thi đấu, ở đó có các môn về nhảy, đấu vật, đấm box và đua ngựa. Môn đua ngựa, ném lao và bơi lội là những môn luôn được ưa thích hơn cả. Ở các miền quê, những trò câu cá và đi săn ngự trị. Phụ nữ không mấy khi tham gia vào các trò chơi của cánh đàn ông. Chơi bóng là trò chơi được ưa chuộng, và ở La Mã có rất nhiều người chơi bóng, bao gồm có bóng ném (Expulsim Ludere), khúc côn cầu trên cỏ và một vài trò chơi từ bóng đá.

Một thú chơi được ưa thích là các cuộc tranh tài của các đấu sỹ. Các đấu sỹ chiến đấu với nhau một mất một còn với các loại vũ khí và trong các kịch bản cũng rất khác nhau. Một cuộc đấu nổi tiếng về sự can đảm và được nhiều người nhớ đến đó là dưới thời Hoàng đế Claudius. Các cuộc trình diễn mãnh thú cũng được ưa chuộng ở La Mã, các mãnh thú có nguồn gốc bên ngoài cũng được tham gia trình diễn hoặc tham gia trận đấu. Một người tù hay một đấu sỹ sẽ phải tự bảo vệ mạng sống của mình và được phóng thích nếu chiến thắng trong cuộc đấu với mãnh thú.


Khoa học ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]


Pont du Gard ở Pháp là một trong những kênh dẫn nước được xây dưới thời La Mã, năm 19 TCN

Niềm kiêu hãnh về công nghệ của La Mã được thể hiện ở rất nhiều công trình khoa học ứng dụng mà về sau này các nhà khoa học còn kinh ngạc khi nghiên cứu. Nhiều công trình bị hư hại hoặc biến mất, nhưng ngày nay vẫn còn nhiều chứng cứ và vết tích chỉ cho ta thấy mức độ to lớn và giá trị khoa học của chúng. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học nổi tiếng về các nền văn minh khác nhau cho rằng công nghệ của nền văn minh La Mã thiếu tính sáng tạo và tiên tiến. Một báo cáo khoa học mới đây là một khích lệ hiếm có; Xã hội Roma với đích đến là kết nối các chiến binh, những người mà phải cai trị đất nước có tư tưởng rộng lớn, và luật Roma soạn ra không chú trọng đến điều sở hữu trí tuệ hoặc khuyến khích phát minh. Khái niệm về khoa học và công nghệ thực tế không tồn tại khi đó, sự tiến bộ luôn luôn lấy nền tảng từ thủ công, với một nhóm thợ thủ công luôn hiềm khích và ganh tị với công nghệ mới giống như bí mật trong thương mại. Tuy nhiên, một vài công nghệ bảo vệ tính mạng (trong chiến đấu) lại được người La Mã chú trọng và phát triển khá tốt, góp phần bảo vệ sức mạnh cai trị của La Mã và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến châu Âu sau này.

Kỹ nghệ La Mã được thực hiện trong một không gian rộng lớn của trên một tầm cao mới và có kế thừa, đã góp phần xây dựng hàng trăm con đường, cây cầu, hệ thống dẫn nước, các phòng tắm, rạp hát và các đấu trường. Rất nhiều các công trình, ví dụ như đấu trường Colosseum, Pont du Gard và Pantheon, vẫn còn đứng vững làm chứng tích cho công nghệ và văn hóa Roma.


Kiến trúc xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]


La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết hợp các kiến thức truyền thống của nền văn minh Hy Lạp kinh điển. Tuy nhiên, do sự bành trướng của cộng hòa La Mã, mà các công trình xây dựng của Roma gần như cùng kiểu của Hy Lạp đương thời. Mặc dù vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai trường phái La Mã và Hy Lạp về kiểu cách trong xây dựng, La Mã vay mượn cứng nhắc sự chính xác, đề án phác thảo, tính cân xứng từ Hy Lạp. Ngoài ra từ hai kiểu cột mới là kiến trúc hỗn hợp và kiểu Toscana, một nửa là kiểu mái vòm với phong cách từ Etruscan, Roma đã có khá nhiều cách tân vào cuối thời Cộng hòa La Mã.

Điểm đặc biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông, thay thế cho đá cẩm thạch như nguồn vật liệu xây dựng chính và cho phép xây dựng nhiều công trình kiến trúc phức tạp hơn. Đồng thời ở thế kỷ 1 TCN, Vitruvius lần đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc xây dựng vào sử học. Về sau thế kỷ thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho sản xuất thủy tinh ngay sau khi Syria phát hiện ra chúng. Đồ chạm khảm cũng theo đoàn quân viễn chinh ở Hy Lạp quay về La Mã. Rất nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê tông.

Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã cổ đại thể hiện qua các cầu vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.

Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Parthenon, đấu trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là Vitruvius.

Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức tượng còn lại ở thành Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã.


Sử học[sửa | sửa mã nguồn]


Từ thế kỉ III TCN, người La Mã đã có viết sử nhưng họ viết bằng chữ Hy Lạp. Người đầu tiên viết sử La Mã bằng chữ Hy Lạp là Phabiut.

Người viết sử La Mã bằng chữ Latinh (Latin) đầu tiên là Cato (234-149 TCN). Sau đó còn nhiều người khác như: Plutac (50 - 125 SCN),Tacitus (56 - 117 SCN).

Nhà sử học nổi tiếng nhất của La Mã ở thế kỉ II TCN là Polybius (200 - 118 TCN), gốc là người Hy Lạp. Bộ sử thi của ông gồm 40 quyển thuật lại một cách khái quát lịch sử của Hy Lạp, La Mã và các nước Đông bộ Địa Trung Hải trong khoảng 100 năm (từ 264 đến 146 TCN). Polybius là nhà sử học đầu tiên chú ý đến phương pháp sử học, chú ý đến việc biên soạn lịch sử nhiều nước và nhất là nhận thức rõ tác dụng giáo dục của lịch sử với cuộc sống. Coi quan điểm sử học là triết học, lấy sự việc thật để dạy người đời.


Triết học[sửa | sửa mã nguồn]


Các nhà triết học La Mã cũng đã kế thừa truyền thống của triết học Hy Lạp, kế thừa những tư tưởng duy vật của Đêmôcrit. Những nhà triết học tiêu biểu thời kì đó như: Lucretius, Ciceron.
Ngoài ra,sau này còn có những đại diện xuất sắc của trường phái"Khắc kỷ" như Seneca và Marcus AUrelius


Luật pháp[sửa | sửa mã nguồn]


Bộ luật thành văn cổ nhất ở La Mã là bộ Luật 12 bảng. Nó được gọi như vậy vì được khắc vào 12 bảng đá vào năm 452 TCN.
Luật La Mã là hệ thống luật cổ, được xây dựng năm (449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả Đế quốc La Mã. Các nguồn của Luật La Mã thời Cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris Civilis được tái khám phá trong thời kỳ Trung cổ và mãi cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Vì thế mà người ta cũng có thể gọi các luật lệ có hiệu lực trên lục địa châu Âu trong thời kỳ Trung cổ và trong thời gian đầu của thời kỳ Hiện đại là Luật La Mã.
Trong thời gian cuối của thời Cổ đại Hoàng đế Justinian I đã ra lệnh sưu tập lại các bản văn luật cũ. Tác phẩm luật mà sau này được biết đến dưới tên Corpus Iuris Civilis bao gồm các quyển sách dạy về luật (công bố năm 533), tập san các bài văn của các luật gia La Mã (tiếng La Tinh: digesta hay pandectae), các đạo luật do hoàng đế ban hành (Codex Iustinianus, công bố năm 534) và các đạo luật đã được sửa đổi bổ sung (novellae).


Khoa học tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]


Các nhà khoa học người La Mã cổ đại cũng có công sưu tập, tổng hợp những kiến thức khoa học khắp vùng Địa Trung Hải. Những nhà khoa học nổi tiếng thời đó như Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn.


Y học[sửa | sửa mã nguồn]


Thần thoại cổ xưa của La Mã có đặc điểm rằng các thần không ngự trị ở đỉnh cao mà có yếu tố kết hợp giữa thần thánh và con người. Không giống như thần thoại Hy Lạp, người La Mã không vị cách hóa các thần, mà có thể hình dung như những siêu tục. Người La Mã luôn tin tưởng trong mỗi con người, địa thế, đồ vật đều có một thần bản mệnh của chính nó, kiểu như là linh hồn. Đến thời Cộng hòa La Mã, tôn giáo là sự tuân phục của hệ thống các thầy tu, thầy tế bề trên, mà họ là những người nắm giữ các vị trí ở Nghị viện La Mã. Các trường dòng ở Roma có một vị trí quan trọng, ở đó các Đại Giáo chủ nắm giữ quyền lực lớn nhất. Các giáo chủ nắm giữ việc thờ cúng các vị thần khác nhau, nhằm tạo niềm tin được che chở. Dưới thời Đế quốc La Mã, hoàng đế là người nắm giữ mệnh lệnh của các thần, và có quyền thờ cúng để tăng thêm sức mạnh, quyền uy.

Kết hợp với tín ngưỡng của Hy Lạp cổ đại, các thần La Mã cũ được tăng thêm sức mạnh từ các thần Hy Lạp. Theo cách này, thần Jupiter là cách hiểu của sự chuyển tải từ vị thần Zeus, thần Mars (vị thần của chiến tranh) là thần Ares và Neptune (thần của biển) là thần Poseidon.

Dưới sự cai trị của La Mã, rất nhiều dân tộc khác nhau cũng hình thành các tín ngưỡng và tôn giáo khác, như tín ngưỡng Ai Cập, tín ngưỡng Tây Á đa dạng. Đến thế kỷ thứ 2, đạo Cơ Đốc bắt đầu lan tỏa vào Đễ quốc La Mã, có sự hiềm khích và xung đột. Đạo Cơ Đốc bắt đầu được công nhận chính thức dưới triều vua Constantinus I, và tất cả các đạo khác chống đối đạo Cơ Đốc bị cấm ở Đế chế vào năm 391 bằng sắc lệnh của Hoàng đế Theodosius I.

Nói đến tôn giáo ở đế quốc La Mã cổ đại phải nói đến đạo Kitô, mặc dù đạo Kitô không phải ra đời tại Roma. Du nhập từ đầu Công nguyên nhưng đến năm 337 đạo Kitô mới được phát triển mạnh mẽ.

Theo truyền thống, người sáng lập ra Kitô giáo là Jesus Christus, Con Thiên Chúa, nhập thể trong lòng nữ đồng trinh Maria. Jesus ra đời vào đêm 24 rạng 25 tháng 12 năm 1 (Công nguyên) tại Bethlehem (thuộc Palestine ngày nay). Đến năm 30 tuổi, Jesus bắt đầu đi rao giảng Phúc Âm.

Thánh Kinh của Kitô giáo có Cựu ước (tiếp nhận từ Do Thái giáo) và Tân ước. Giáo lý của đạo tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi (tam vị nhất thể). Đạo Kitô có quan niệm về cứu rỗi, thiên đường, địa ngục, thiên thần,... Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những cộng đoàn vừa mang tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đến thế kỉ II, các cộng đoàn Kitô dần phát triển thành Giáo hội.

Khi mới ra đời, đạo Kitô bị các hoàng đế La Mã và tầng lớp quan lại địa phương trấn áp rất tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ bách hại vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nero, cướp đi sinh mạng của rất nhiều Ki-tô hữu. Nhưng số người theo đạo Kitô không những không giảm mà ngày càng tăng lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc "vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời" tức là tôn giáo không dính dáng đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các hoàng đế La Mã nghĩ tới biện pháp chung sống. Năm 311, một hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ Kitô. Năm 313, đạo Kitô được hoàng đế La Mã công nhận là hợp pháp. Năm 337, một hoàng đế La Mã lúc đó là Constantinus Đại đế đã gia nhập đạo Kitô.

Việc Hoàng đế theo đạo Kitô dẫn tới sự truyền giáo được mở rộng. Ngân quỹ quốc gia cũng được chi ra để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo Kitô được truyền bá rộng khắp trong vùng đất quanh Địa Trung Hải. Sau này, khi đế quốc La Mã tan vỡ thì đạo Kitô đã hầu như ăn sâu và lan rộng khắp châu Âu.



  1. ^ Almanach những nền văn minh thế giới, 644 TCN


Lịch sử thế giới cổ đại, Nhà xuất bản giáo dục năm 2002


Hồ Học Lãm – Wikipedia tiếng Việt


Hồ Học Lãm (1884-12/4/1943[1]); tự Hinh Sơn, là một chí sĩ Việt Nam thời cận đại.


Hồ Học Lãm, tên khai sinh là Hồ Xuân Lan, là con của liệt sĩ Hồ Bá Trị (?-1886) và bà Trần Thị Trâm (1861-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trần Thị Trâm, tục gọi là Bà Lụa, sinh thời là người tích cực tham gia phong trào Cần Vương và Đông Du của Phan Đình Phùng - Phan Bội Châu, được đặt tên là “Tiểu Trưng”. Hồ Bá Trị và bà Trần Thị Trâm có hai người con trai, người anh của Hồ Xuân Lan là Hồ Xuân Kiêm.

Bác ruột Hồ Học Lãm là Hồ Bá Ôn (Ám sát tỉnh Nam Định, hy sinh năm 1883 trong trận đánh với Pháp giữ thành Nam Định); và ông là chú họ gần với nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu- Hồ Tùng Mậu là cháu đích tôn của Hồ Bá Ôn.

Cha mất sớm vì bị thực dân Pháp giết hại năm 1886, Hồ Học Lãm lúc này mới được 2 tuổi và người anh là Hồ Xuân Kiêm sống với mẹ. Bà vốn là con gái Tiến sĩ Trần Hữu Dực.[2] Vì bà thường sắm vai buôn lụa để hoạt động nên có tên là "bà Lụa". Bà cũng là mẹ đỡ đầu của cô Chiêu Thanh (tức Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Nguyễn Tất Thành).


Do ảnh hưởng từ sự giáo dục của mẹ, ông sớm ý thức về lòng yêu nước. Năm 1908, hưởng ứng phong trào Đông Du, ông du học sang Nhật học tập. Ông được Phan Bội Châu cử đi học cùng một số học sinh khác tại Trường võ bị “Chấn Vũ” tại Tô-ki-ô (Nhật Bản). Tại đây ông lấy tên là Hồ Hinh Sơn và học cùng lớp với Tưởng Giới Thạch. Khi các du học sinh Việt Nam ở Nhật bị trục xuất, ông sang ngụ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), rồi xin vào học trường Võ bị Bắc Kinh, Trường Sĩ quan Bảo Định - Hà Nam, tiếp tục cùng khóa với Tưởng Giới Thạch. Hồ Học Lãm tốt nghiệp năm 1911.

Tốt nghiệp, ông trở thành một sĩ quan cao cấp trong quân đội Trung Quốc, nhưng trong lòng ông vẫn hướng về tổ quốc. Ông tham gia cuộc cách mạng Tân Hợi – 1911 do Tôn Trung Sơn, lãnh tụ Quốc dân Đảng lãnh đạo. Sau ngày Tổng thống Tôn Trung Sơn qua đời (1925), Tưởng Giới Thạch làm binh biến (1927) thay đổi đường lối chính trị, ông vẫn được nể trọng, trở thành một sĩ quan cao cấp của quân đội Tưởng, được điều công tác về Bộ Tổng Tham mưu tại Nam Kinh – Giang Tô. Khi Hồ Tùng Mậu và các đồng chí thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Hồng Kông, Hồ Học Lãm được mời tham gia nhưng ông đã từ chối vì ông bề ngoài là cán bộ của Quốc dân đảng Trung Quốc, sẽ tiện cho việc bí mật giúp đỡ phong trào cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Gia đình ông là điểm hẹn, cơ sở đón tiếp các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đến bàn việc cứu nước, giải phóng dân tộc như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Trịnh Đông Hải…, sau đó là Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên… Đây cũng là nơi cung cấp tin tức mỗi khi người của Việt Nam bị bắt hoặc bị đe dọa đến tính mạng.[3]

Năm 1936, ông tham gia tổ chức Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội của Kỳ Ngoại hầu Cường Để và dùng tiền riêng để ra một tờ tạp chí nhỏ bằng chữ Hán lấy tên là Việt Thanh. Nhưng tổ chức này chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn. Tờ Việt Thanh chỉ ra được 3 - 4 số thì đình bản vì hết kinh phí. Sau ông gia nhập Việt Nam Quang phục Hội của Phan Bội Châu, và được cử giữ chức Ủy viên huấn luyện.

Năm 1940, ông ốm nặng, phải nằm bệnh viện tại Quế Lâm (Trung Quốc).

Cuối năm ấy, tình hình cách mạng đã thay đổi, được sự lãnh đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Biện sự xứ hải ngoại của Việt Minh được thành lập ở Quế Lâm, Hồ Học Lãm được mời làm Chủ nhiệm,[4]Phạm Văn Đồng làm Phó chủ nhiệm. Hội Trung-Việt văn hóa cách mạng đồng chí được thành lập, Hồ Học Lãm và Phạm Văn Đồng đều tham gia Ban lý sự với tư cách là Chánh, Phó Chủ nhiệm Việt Minh.

Hồ Học Lãm bị suy tim, hen suyễn nặng, mất tại Quế Lâm ngày 8 tháng 3 năm Quý Mùi, tức ngày 12 tháng 4 năm 1943, hưởng thọ 60 tuổi, được rất nhiều sĩ phu thương tiếc.[5] Trước khi mất ông dặn gia đình thay mình, việc gì đoàn thể giao, làm được thì nhận, làm thật tốt để xứng đáng niềm tin của lãnh tụ và truyền thống của dòng tộc họ Hồ.

Theo Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên), Hồ Chí Minh từng có ý định khi cách mạng thành công sẽ mời Hồ Học Lãm về làm Chủ tịch nước.


Ông có vợ là bà Ngô Khôn Duy (1893-1980[6]) và hai con gái là Hồ Diệc Lan (1920-1947) và Hồ Mộ La (sinh 1930).[7] Bà Ngô Khôn Duy là con gái của Ngô Quảng, lãnh binh của Phan Đình Phùng.[8]

Bà Hồ Diệc Lan, kết hôn với Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng mất sớm (năm 1947, ở tuổi 27) và chưa có con. Khi bà Hồ Diệc Lan mất, báo Cứu quốc Liên khu IV có đăng lời chia buồn và ông Phạm Văn Đồng cũng gửi lời chia buồn đến bà Hồ Diệc Lan.

Bà Hồ Mộ La sau này là giảng viên trường nhạc Hà Nội.


  • Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khao học xã hội, 1992.


  1. ^ Dì tôi, Hồ Mộ La. Trương Nguyên Việt, Báo Công an nhân dân điện tử, 29/04/2014. Trích nguyên văn bài báo: "Năm 1906, khi chia tay con tại vùng đất địa cầu của Tổ quốc, bà Lụa xé chiếc khăn, bảo con là Hồ Học Lãm, khi này 22 tuổi và quyết ra đi tìm đường cứu nước".

  2. ^ Tiến sĩ Trần Hữu Dực, trước làm Tri phủ Vĩnh Tường; sau theo phong trào Cần Vương, và trở thành một cánh tay đắc lực của Phan Đình Phùng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Ông đã từng cùng với chí sĩ Ngô Quảng sang Xiêm La mua súng cho nghĩa quân kháng Pháp.

  3. ^ Bác Hồ với gia đình nhà giáo Hồ Mộ La, Trịnh Tố Long, Báo điện tử Quân đội nhân dân,ngày 18/11/2010

  4. ^ Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả

  5. ^ Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 275.

  6. ^ “Ngô Khôn Duy”. 

  7. ^ Hồ Mộ La. http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/ky-niem-ve-cha-toi-chi-si-ho-hoc-lam. 

  8. ^ Gặp “Em bé Mường La” một thời. Thu Hồng, http://baophapluat.vn/. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015





Giấy in phun – Wikipedia tiếng Việt

nhỏ|Một số loại giấy in phun tại Việt Nam


Cấu trúc bề mặt giấy in phun

nhỏ|300px|Những điều cần biết khi sử dụng giấy in phun
Giấy in phun là loại giấy có tráng phủ lên mặt một lớp hợp chất vô cơ, chủ yếu để ngăn mực in phun loang ra trong giấy, giúp bản in có được màu sắc chính xác, trong trẻo, sắc sảo, nét và tuổi thọ lâu.

Giấy in phun được thiết kế đặc biệt cho các máy in phun, thường có thể nhận biết thông qua định lượng, độ sáng, độ mịn và độ đục của tờ giấy.

In phun chuẩn đòi hỏi giấy in phải có độ hút nước vừa đủ để bắt mực nhưng lại phải tránh độ loang của dung môi mực (và do đó, mực in phun) trên bề mặt và trong lòng tờ giấy.

Các loại giấy văn phòng thông dụng (định lượng 80-100gsm) đều có thể dùng để in phun được, tuy nhiên, đạt kết quả in tốt nếu chỉ in chữ hoặc hình vẽ đồ họa không đòi hỏi độ chính xác về màu sắc cao. Những bản in có vùng in (phần tử in) lớn, ví dụ trong các bản in hình ảnh hoặc hình vẽ đồ họa có mảng màu rộng có thể làm co giãn dẫn tới cong giấy, đặc biệt là khi in phun lên hai mặt giấy; khi đó, giấy không chuyên dụng sẽ bị hút, ngấm mực từ cả hai phía vào dẫn tới màu in có thể nhìn xuyên qua tờ giấy từ mặt này qua mặt kia. Các loại giấy văn phòng thông thường này không được khuyến khích sử dụng để in phun hình ảnh còn vì tông màu nghèo nàn, tạo nên bản in xám xịt, không sống động.

Dù dùng giấy nào thì trong khi in, nên điều chỉnh lựa chọn loại giấy trong cửa sổ in của chương trình để đạt kết quả in tốt nhất.


Theo mục đích, theo kích cỡ, theo thương hiệu, xuất xứ


Dùng cho văn phòng[sửa | sửa mã nguồn]


Thường có khổ A4, A3, letter, A4+, A3+


  • Giấy in phun màu thông dụng

  • Giấy in phun màu chất lượng như in ảnh

  • Giấy in phun màu có mặt mờ

  • Giấy in phun màu có mặt bóng

  • Giấy in phun màu cả hai mặt

  • Giấy in phun màu để in lên vải (khi in, thường là phải in lật ngược). Xem hướng dẫn in tại đây

Dùng cho công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Thường có khổ cuộn với chiều rộng 61 cm, 65 cm, 85 cm, 125 cm và 153 cm.


  • Loại treo trong nhà

  • Loại treo ngoài trời

Xem thêm bài về khổ giấy

Phương tiện liên quan tới Inkjet paper tại Wikimedia Commons



Rafael Moneo – Wikipedia tiếng Việt

Phần mở rộng của ga Atocha

Phần mở rộng của ga Atocha

Nhà thờ Đức mẹ của các thiên thần, Los Angeles, Mỹ

José Rafael Moneo Vallés (sinh ngày 9 tháng 5 năm 1937 tại Tudela, Tây Ban Nha) là một kiến trúc sư người Tây Ban Nha. Ông là một kiến trúc sư, nhà lý thuyết kiến trúc và một giáo sư đại học.

Thuở nhỏ Moneo có thích tìm hiểu về triết học thơ ca và ông thực sự không có một khái niệm gì về kiến trúc sư. Tuy nhiên, bố của ông vốn là một kỹ sư công nghiệp đã hướng sự chú ý của ông vào chủ đề này. Năm 1954, Moneo theo học kiến trúc tại Đại học Madrid. Tại đây, ông chịu ảnh hưởng mạnh của giáo sư Leopoldo Torres Balbás, người dạy ông môn lịch sử kiến trúc. Ông cũng làm việc cho kiến trúc sư Francisco Javier Sáenz de Oiza. Sau khi tốt nghiệp năm 1961, Moneo đến Đan Mạch làm việc cho kiến trúc sư Jørn Utzon và tham gia thiết kế công trình nổi tiếng Nhà hát Opera Sydney, Úc. Sau đó, Moneo đã đi khắp bán đảo Scandinavi. Trong thời gian đó, ông đã gặp Alvar Aalto ở Helsinki, Phần Lan.

Năm 1962, Moneo quay về Tây Ban Nha và ông nhận được một học bổng nhỏ của Viện Hàn lâm Tây Ban Nha tại Rome (Academy of Spain in Rome), Ý trong vòng hai năm. Tại đây ông đã có cơ hội gặp gỡ làm quen với nhiều nhân vật nổi tiếng đương thời như Bruno Zevi, Manfredo Tafuri, Paolo Portoghesi. Năm 1965, Moneo quay lại Tây Ban Nha, dạy học và hoàn thành học vị tiến sĩ tại trường Kiến trúc, Đại học Madrid. Năm 1970, ông chuyển sang làm nghiên cứu về lý thuyết kiến trúc tại trường Kiến trúc Barcelona. Năm 1976, Moneo sang Mỹ làm việc theo học bổng của Học viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị New York (Institute for Architecture and Urban Studies of New York City) và trường Kiến trúc của Hiệp hội Cooper (Cooper Union Irwin S. Chanin School of Architecture). Trong thời gian này, ông trở thành giáo sư thỉnh giảng của Đại học Harvard, Đại học Princeton và Đại học Lausanne (Thụy Sĩ). Năm 1985, Moneo được bổ nhiệm làm chủ nhiệm khoa Kiến trúc, Đại học Harvard cho đến đầu những năm 1990.

Theo ban giám khảo giải thưởng Pritzker, kiến trúc của Moneo theo chủ nghĩa chiết trung, lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau. Ông chắt lọc qua sự sáng tạo của mình để tạo cho công trình luôn có các dáng vẻ đa dạng khác nhau, phù hợp với bối cảnh thiết kế.


  • Phòng hòa nhạc Barcelona, 1990

  • Bản tàng nghệ thuật hiện đại và kiến trúc, Stockhom, Thụy Điển, 1994

  • Trung tâm văn hóa Don Benito ở Badajoz, 1995

  • Tòa thị chính Murcia, 1995

  • Phòng hòa nhạc và trung tâm văn hóa San Sebastián, 1995

  • Nhà thờ Đức mẹ của các Thiên thần, Los Angeles, Mỹ, 1996




Danh mục người nhận giải thưởng Pritzker
Người trước
Ando Tadao
Rafael MoneoNgười sau
Sverre Fehn

Dãy núi Altai – Wikipedia tiếng Việt



Tọa độ: 49°B 89°Đ / 49°B 89°Đ / 49; 89


Dãy núi Altay, hay dãy núi Altai, là một dãy núi ở trung tâm châu Á, nằm trên khu vực biên giới Nga, Trung Quốc, Mông Cổ và Kazakhstan, và là thượng nguồn của các con sông lớn như Irtysh, Obi và Enisei. Phần kết thúc phía tây bắc của dãy núi là tọa độ 52° Bắc và trong khoảng 84-90° Đông (tại đây nó nối liền với dãy núi Sayan ở phía đông). Dãy núi này kéo dài về phía đông nam từ đây tới khu vực có tọa độ khoảng 45° Bắc 99° Đông, tại đây nó thấp dần và hòa trộn vào vùng cao nguyên của sa mạc Gobi.

Tên gọi của dãy núi trong tiếng Turk là Alytau hay Altay, trong đó Al có nghĩa là "vàng", tau là "núi"; trong tiếng Mông Cổ là Altain-ula, tức "dãy núi Vàng". Dãy núi này còn có tên gọi bản địa khác là Ek-tagh, Altai Mông Cổ, Đại AltaiNam Altai.

Nơi đây có khu vực Các ngọn núi vàng của dãy Altay được công nhận là Di sản thế giới.


Năm ngọn núi cao nhất của Altai là:


  • Belukha, 4.506 m (14.783 ft), Kazakhstan–Nga

  • Đỉnh Khüiten , 4,374 m (14,35 ft), Trung Quốc (Tân Cương)–Mông Cổ

  • Mönkh Khairkhan , 4,204 m (13,79 ft), Mông Cổ

  • Núi Sutai , 4,220 m (13,85 ft), Mông Cổ

  • Tsambagarav , 4,195 m (13,76 ft), Mông Cổ

Khu vực phía bắc[sửa | sửa mã nguồn]


Ở phía bắc của khu vực này là dãy núi Sailughem hay dãy núi Silyughema, còn gọi là Kolyvan Altai, nó kéo dài từ đông bắc tại khu vực tọa độ 49° Bắc và 86° Đông kéo dài về phía các đỉnh cao phía tây của dãy núi Sayan tại khu vực có tọa độ 51°60' Bắc và 89° Đông. Độ cao trung bình của nó là 1.500-1.750 m. Tuyết bao phủ từ độ cao 2.000 m ở sườn phía bắc và từ độ cao 2.400 m ở sườn phía nam, và phía trên nó là các đỉnh cao gồ ghề cao hơn nữa khoảng 1.000 m. Rất ít các đường đèo vượt ngang qua dãy núi và rất khó đi, chính yếu nhất là Ulan-daban ở cao độ 2.827 m (theo Kozlov là 2.879 m) tại phía nam và Chapchan-daban ở cao độ 3.217 m, tại phía bắc. Ở phía đông và đông nam thì nằm ở sườn dãy núi này là cao nguyên Mông Cổ lớn, chuyển tiếp giữa chúng là các cao nguyên nhỏ, như Ukok 2.380 m với Pazyryk, Chuya 1.830 m, Kendykty 2.500 m, Kak 2.520 m, Suok 2.590 m và Juvlu-kul 2.410 m.

Khu vực này có một vài hồ lớn, như Ubsa-nor 720 m trên mực nước biển, Kirghiz-nor, Durga-nor và Kobdo-nor 1.170 m, và bị cắt ngang bởi nhiều dãy núi khác, trong đó chủ yếu là dãy núi Tannu-Ola, chạy gần như song song với dãy núi Sayan về phía đông tới Kosso-gol, và dãy núi Khan-khu, cũng kéo dài theo hướng đông-tây.


Altai trung tâm[sửa | sửa mã nguồn]


Dãy núi Chuya ở trung tâm Altai

Núi Belukha (Belucha hoặc Byelukha), ngọn núi cao nhất ở Altay và Siberia

Hoàng hôn trên hồ Kucherla

Hồ Shavlinskoe (Shalinskoye) ở chân sườn núi chính của dãy núi Bắc Chuya ở trung tâm Dãy núi Altay


Khung cảnh của Katun, Chamal, Đỉnh Camel,

Các vách núi phía tây bắc và phía bắc của dãy Sailughem là rất dốc và rất khó tiếp cận. Ở phía này là các đỉnh cao nhất của dãy núi, đó là núi đôi Belukha, các đỉnh cao của nó đạt tới độ cao 4.506 và 4.440 m, và là nơi phát sinh của một số sông băng (30 km² trong khu vực tổng thể vào năm 1911). Ở đây còn có Kuitun (3.660 m) và một vài đỉnh núi cao khác nữa. Một số mũi núi khác, tỏa ra theo các hướng từ dãy núi Sailughem và nối liền dãy núi này với vùng đất thấp Tomsk. Chẳng hạn dãy núi Chuya, có độ cao trung bình 2.700 m, với các đỉnh 3.500-3.700 m, và ít nhất 10 sông băng ở sườn phía bắc của nó; dãy núi Katun, có độ cao trung bình khoảng 3.000 m và chủ yếu bị tuyết bao phủ, dãy núi Kholzun; Korgon 1.900-2.300 m, dãy núi Talitskand Selitsk; dãy núi Tigeretsk.

Một vài cao nguyên thứ cấp với độ cao thấp hơn cũng đã được các nhà địa lý phát hiện, Thung lũng Katun bắt đầu như một hẻm núi ở sườn tây nam của Belukha; sau đó qua một khúc uốn cong lớn, con sông Katun dài 600 km này xuyên qua dãy núi Katun và đi vào một thung lũng rộng hơn, nằm ở cao độ từ 600-1.100 m, tại đó nó tiếp tục chảy cho đến khi nó hòa nhập với sông Biya tại khu vực có phong cảnh đẹp. Sông Katun và Biya cùng nhau tạo thành sông Obi.

Thung lũng kế tiếp là Charysh, nó có các dãy núi Korgon, Tigeretsk ở một bên và các dãy núi Talitsk, Bashalatsk ở một bên. Thung lũng này cũng rất màu mỡ. Dãy núi Altai, nhìn từ thung lũng này, tạo thành những phong cảnh đẹp nhất, bao gồm hồ Kolyvan nhỏ nhưng sâu (360 m), được bao quanh bởi các sườn núi granit.

Xa hơn về phía tây là các thung lũng Uba, Ulba và Bukhtarma chạy theo hướng tây-nam về phía sông Irtysh. Phần thấp của thung lũng đầu tiên, tương tự như thung lũng thấp Charysh, có đông dân cư ở; tại thung lũng Ulba là mỏ Riddersk, ở dưới chân đỉnh Ivanovsk (2.060 m), được bao phủ bởi các đồng cỏ vùng núi cao. Thung lũng Bukhtarma có chiều dài 320 km, cũng bắt nguồn từ chân các núi Belukha và Kuitun, và do nó hạ độ cao tới 1.500 m trong khoảng 300 km chiều dài (từ cao nguyên ở độ cao 1.900 m tới pháo đài Bukhtarma ở độ cao 345 m), nó tạo ra một trong những phong cảnh và thảm thực vật tương phản mạnh nhất. Phần trên cao của nó là các sông băng, trong đó được biết đến nhiều nhất là sông băng Berel, bắt nguồn từ Byelukha. Ở phía bắc của dãy núi, nơi chia tách phần thượng của thung lũng Bukhtarma ra khỏi phần thượng của thung lũng Katun là sông băng Katun, sau hai thác băng đã mở rộng ra tới 700–900 m. Từ các hang động trong sông băng này phát sinh sông Katun.

Phần trung và hạ của thung lũng Bukhtarma đã được những người nông dân, nông nô và những người ly giáo (paskolnik) Nga định cư từ thế kỷ 18, họ đã tạo ra một nước cộng hòa tự do tại đây trên lãnh thổ Trung Quốc; và sau khi phần thung lũng này được sát nhập vào Nga năm 1869 thì nó đã nhanh chóng bị con người chiếm lĩnh. Các thung lũng cao xa hơn về phía bắc nằm trên cùng một sườn phía tây của dãy núi Sailughem ít được biết đến, chỉ có những người chăn cừu Kirghiz đến đó.

Các sông Bashkaus, Chulyshman và Chulcha đều chảy tới hồ núi cao là hồ Teletskoye (chiều dài 80 km; chiều rộng tối đa 5 km; độ cao 520 m; diện tích 230,8 km²; độ sâu tối đa 310 m; độ sâu trung bình 200 m), xung quanh có người Telengit sinh sống. Các bờ hồ gần như là dốc đứng tới 1.800 m. Từ hồ này phát sinh sông Biya, nối với sông Katun tại Biysk, sau đó chảy quanh co khúc khuỷu qua các thảo nguyên ở tây bắc Altai.

Xa hơn về phía bắc, vùng đất cao Altai kéo dài tới khu vực Kuznetsk, nó có cấu tạo địa chất hơi khác với Altai, nhưng vẫn thuộc về hệ thống Altai. Nhưng sông Abakan phát sinh ở sườn phía tây dãy núi Sayan lại thuộc về hệ thống sông Enisei. Dãy núi Kuznetsk Ala-tau, ở tả ngạn sông Abakan, chạy theo hướng bắc-đông tới khu vực thị trấn Eniseisk, trong khi phức hệ núi (Chukchut, Salair, Abakan) chiếm lĩnh các khu vực theo hướng bắc tới đường sắt xuyên Siberi và về hướng tây tới sông Obi.


Đông Altai[sửa | sửa mã nguồn]


Ek-tagh hay Altai Mông Cổ chia tách lòng chảo Kobdo ở phía bắc ra khỏi lưu vực sông Irtysh ở phía nam, có thể coi là biên giới thực thụ, tại khu vực này phát sinh các vách núi dốc đứng từ vùng đất thấp Dzungaria (Chuẩn Cát Nhĩ) (470–900 m), nhưng thấp dần về phía bắc tới một cao nguyên có độ dốc tương đối nhỏ (1.150-1.680 m) ở phía tây bắc Mông Cổ. Về phía đông của kinh độ 94° thì dãy núi được nối tiếp bằng một chuỗi kép các dãy núi, tất cả chúng đều ít đáng chú ý về mặt sơn văn học và có độ cao thấp hơn nhiều. Các sườn núi của chuỗi hợp thành hệ thống này chủ yếu là những người Kirghiz du cư sinh sống.



Là vùng núi có diện tích 16.175 km² bao gồm Altai và Khu bảo tồn thiên nhiên Altai, khu bảo tồn tự nhiên Katun, hồ Teletskoye, đỉnh Belukha và cao nguyên Ukok - tạo thành di sản thế giới tự nhiên của UNESCO, gọi là Dãy núi vàng Altai''. Thông báo trông miêu tả của UNESCO viết: "khu vực tượng trưng cho chuỗi hoàn hảo nhất của các thảm thực vật vùng cao tại trung tâm Siberia, từ thảo nguyên, thảo nguyên-rừng, rừng hỗn hợp, thực vật vùng phụ cận núi cao và thực vật vùng núi cao". Khi đưa ra quyết định của mình, UNESCO cũng đề cập tới tầm quan trọng của Altai thuộc Nga trong việc bảo tồn các động vật có vú đang nguy cấp ở mức độ toàn cầu, chẳng hạn báo tuyết và cừu aga Altai.


Dãy núi Altai tiêu biểu cho khu vực phía bắc nhất chịu ảnh hưởng của các va chạm kiến tạo của tiểu lục địa Ấn Độ vào châu Á. Các hệ thống đứt gãy lớn chạy suốt trong khu vực, bao gồm khu vực đứt gãy Kurai và khu vực đứt gãy gần đây mới phát hiện ra là khu vực đứt gãy Tashanta. Các hệ thống đứt gãy này là các đứt gãy xô đẩy hoặc trượt, một số trong chúng thuộc dạng đang hoạt động kiến tạo. Các dạng đá điển hình của dãy núi là các loại granit và đá phiến biến chất và một số bị biến dạng lớn gần các khu vực đứt gãy.


Hoạt động địa chấn[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 27 tháng 9 năm 2003 một trận động đất mạnh, đạt tới 7,3 Mw, đã diễn ra tại khu vực lưu vực Chuya ở phía nam dãy núi Altai. Tuy nhiên, hoạt động địa chấn ít khi xảy ra. Trận động đất này và các dư chấn của nó đã phá hủy nhiều khu vực, gây ra tổn thất ước tính 10,6 triệu USD (theo USGS) và phá hủy hoàn toàn làng Beltir.




Dịch hạch (tiểu thuyết) – Wikipedia tiếng Việt


Dịch hạch (tiếng Pháp: La peste) là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Albert Camus xuất bản năm 1947. Một vài nhân vật của Dịch hạch đã xuất hiện trong cuốn sổ tay của Camus viết ở Alger năm 1938. Nhưng hơn cả là ở Oran, từ cuối năm 1940 đến mùa xuân năm 1942, rồi ở Pháp, Camus đã soạn thảo lại cuốn tiểu thuyết của mình.


Nhân vật chính[sửa | sửa mã nguồn]


  • Bác sĩ Bernard Rieux: nhân vật trung tâm của Dịch hạch. Ông cùng với bạn bè và đồng nghiệp lao vào cuộc chiến đấu với bệnh dịch để cứu thành phố Oran. Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: "nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch", "sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...". Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, như nhà báo Rambert hay linh mục Paneloux. Bản thân Rieux, chính trong thời gian dịch hạch vợ ông ốm đau phải đi điều dưỡng và khi bà chết Rieux cũng không được gặp.

  • Jean Tarrou: anh là một trí thức xuất thân danh giá, nhưng chán ghét cuộc sống của chính mình. Tarrou giã từ cuộc đời nhung lụa sau một lần chứng kiến cha mình - một chưởng lý - buộc tội hành hình một bị cáo. Anh lưu lạc qua nhiều nước, tham gia vào nhiều cuộc chiến đấu. Tarrou xuất hiện ở Oran một cách bí ẩn, luôn ghi chép những sự kiện của thành phố vào cuốn sổ tay của mình. Là người đáng lẽ đứng ngoài cuộc, nhưng anh đã tình nguyện cùng Rieux chống lại bệnh dịch.

  • Raymond Rambert: phóng viên của một tờ báo ở Paris đến Oran điều tra về cuộc sống ở đây. Dịch hạch làm anh kẹt lại thành phố, không thể trở về với người yêu. Ban đầu Rambert luôn cho mình là kẻ ngoài cuộc, anh tìm mọi cách để thoát khỏi Oran. Nhưng chính khi có cơ hội thì anh quyết định ở lại. Những hành động của Rieux và Tarrou đã thuyết phục Rambert.

  • Cha Paneloux: ban đầu ông coi bệnh dịch là sự trừng phạt của Chúa, và những con chiên phải yên lòng đón nhận. Nhưng cuối cùng ông đã bị thuyết phục bởi Rieux, và nhất là sau khi chứng kiến cái chết của con trai ngài dự thẩm Othon. Trong buổi cầu kinh thứ hai, cha Paneloux đã kêu gọi: "Hỡi những người anh em, chúng ta phải là những người ở lại." Bản thân ông cũng tự nguyện tham gia vào đội cứu chữa.

  • Joseph Grand: một nhân viên ở tòa thị chính. Anh ta có mơ ước trở thành nhà văn, thường sửa đi sửa lại một câu văn của mình. Grand cũng tham gia vào đội tình nguyện.

  • Cottard: Một kẻ cơ hội, tìm cách kiếm lợi nhờ dịch hạch.

Những nhân vật khác[sửa | sửa mã nguồn]


  • Brakeley

  • Castel

  • Bà Rieux

  • Ngài dự thẩm Othon và gia đình

  • Ông già chuyên nhổ nước bọt xuống lũ mèo

  • Asthma

  • Gonzalas

  • Richard

  • Prefect

  • Marcel và Louis

Oran là thành phố biển xấu xí của Pháp nằm ở phía Bắc Algérie. Sáng ngày 16 tháng 4 của một năm trong thập niên 1940, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải một xác con chuột chết; ngay chiều hôm đó đi về thì gặp một con chuột khác cũng đang giãy chết. Lúc đầu người ta tưởng đó là trò nghịch ngợm của bọn trẻ, nhưng số lượng chuột chết mỗi ngày cứ tăng dần, dân cư thành phố lo sợ. Các bệnh nhân đầu tiên được đưa vào bệnh viện rồi xuất hiện những người chết đầu tiên. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan tràn Qua nhiều cuộc tranh cãi, cuối cùng chính quyền công nhận thành phố bị dịch hạch và quyết định đóng cửa thành phố để bệnh khỏi lây lan, gây nên nhiều xáo trộn cuộc sống với nhiều gia đình ly tán. Song dân chúng Oran cũng dần quen với thảm họa sau những hốt hoảng đầu tiên. Nhịp sống dần trở lại bình thường mặc những cảnh chết chóc, đốt xác chết, chôn người chết diễn ra hết sức phổ biến và ghê rợn.

Nổi lên trong tác phẩm là một số nhân vật không nề hà nguy hiểm giúp đỡ bệnh nhân hoặc nghiên cứu điều chế vacsin trị bệnh. Đó là Grand, một viên chức bình thường ở tòa thị chính; là nhà báo Rambert có người yêu ở Pari nhưng không nỡ rời thành phố chết chóc này để tìm hạnh phúc riêng tư; là cha Panelou, vị linh mục vừa tin bệnh dịch hạch là sự trừng phạt của chúa, vừa mong muốn làm giảm nỗi đau cho con người; là nhà trí thức Tarrou; đặc biệt là bác sĩ Rieux, người làm việc ngày đêm không mệt mỏi để cố tìm cách đẩy lùi bệnh dịch.

Sau nhiều ngày tháng Oran lâm vào cảnh chết chóc tang thương, bệnh dịch hạch dần chững lại và đến 25 tháng giêng bệnh coi như chấm dứt sau khi đã giết chết không biết bao nhiêu sinh mạng.


Tác phẩm được kể ở ngôi thứ ba tuy thi thoảng lóe lên những nội dung cho biết người kể chuyện hoàn toàn không phải đứng ngoài cuộc vì chắc chắn cũng là dân của thành phố Oran. Gần cuối tác phẩm xuất hiện câu: "chuyện đến đây là kết thúc, đã đến lúc Bernard Rieux thú nhận chính ông là tác giả. Nhưng trước khi thuật lại những sự kiện cuối cùng, ít ra ông cũng muốn biện bạch cho sự can thiệp của mình và để cho mọi người hiểu rằng ông cố ý lấy giọng của một người chứng kiến khách quan. Tác phẩm bỗng như mang một dáng vẻ mới: cùng với nhân vật người kể chuyện đóng hai vai, nghe rõ hai giọng phân biệt hòa vào nhau là giọng của người kể chuyện không tên ít nhiều đồng nhất với nhà văn và giọng của bác sĩ Rieux.

Dịch hạch là cuốn tiểu thuyết nhưng mang dáng dấp ký sự. Bản thân ý nghĩa của khái niệm "dịch hạch" cũng cho thấy tính chất biểu tượng của nó. Tác phẩm ra đời ngay sau đại chiến thế giới thứ 2, nên tham họa miêu tả trong đó có thể khiến người ta liên tưởng đến chủ nghĩa phát xít, nhưng cũng có thể nó ám chỉ bất cứ hình thức bạo lực nào đang đe dọa cuộc sống loài người và có thể còn đè nặng lên nhân loại trong tương lai. Dù có những con người cố gắng nhập cuộc với tất cả sức lực, con tim và trí óc nhưng cũng không đi đến đâu vì bệnh tự đến và tự lui chưa biết bao giờ lại xuất hiện, điều đó phần nào toát lên tư tưởng bi quan của tác giả.


  • Dịch hạch, Nguyễn Trọng Định dịch, Nhà xuất bản Văn học, 1989

F.C. Barcelona – Wikipedia tiếng Việt


Câu lạc bộ bóng đá Barcelona (tiếng Catalunya: Futbol Club Barcelona), cũng thường được biết đến với tên gọi tắt Barcelona, hay thân mật là Barça là câu lạc bộ bóng đá giàu thành tích ở Barcelona, Catalunya, Tây Ban Nha. Barcelona được thành lập vào năm 1899 bởi một nhóm cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ, Anh và Catalan, dẫn dắt bởi Joan Gamper. Khẩu hiệu là Més que un club (Không chỉ là một câu lạc bộ). Sân nhà của Barcelona là sân Nou Estadi del Futbol Club Barcelona (Sân mới của Câu lạc bộ bóng đá Barcelona), thường được gọi là Nou Camp.

Barcelona đã có 25 danh hiệu vô địch quốc gia (La Liga), 30 Cúp quốc gia, 13 Siêu cúp quốc gia và 2 Cúp Liên đoàn Tây Ban Nha. Ở đấu trường quốc tế, Barcelona cũng sở hữu 20 danh hiệu với 5 chức vô địch Cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League, 4 Cúp C2, 3 Cúp C3, 5 Siêu cúp châu Âu cùng 3 Cúp thế giới các câu lạc bộ.

Barcelona là một trong những câu lạc bộ giàu thành tích nhất Tây Ban Nha cùng với Real Madrid C.F., Athletic Bilbao và Atlético Madrid.[2] Ở mùa giải 2008-2009, dưới sự dẫn dắt của Huấn luyện viện Pep Guardiola, Barça trở thành đội bóng đầu tiên trên thế giới giành được cú ăn 6 (đoạt cả sáu danh hiệu chính ở cả sáu giải đấu tham gia) trong cùng một mùa giải (Cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League, La Liga, Cúp Nhà vua Tây Ban Nha, Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha, Siêu cúp bóng đá châu Âu và Cúp thế giới các câu lạc bộ).

Đối thủ chính của Barcelona là Real Madrid. Trận đối đầu giữa hai đội được gọi là El Clásico (El Clàssic trong tiếng Catalan). Từ khi Giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha được thành lập vào năm 1929, Barcelona cùng Real Madrid và Athletic Bilbao là ba câu lạc bộ chưa bao giờ bị xuống chơi ở giải hạng nhì. Theo cuộc thăm dò thực hiện vào năm 2010 của trung tâm nghiên cứu xã hội học Tây Ban Nha Centro de Investigaciones Sociológicas[3] thì FC Barcelona là câu lạc bộ có nhiều cổ động viên thứ 2 ở Tây Ban Nha với 25%, xếp sau Real Madrid (32%) và bỏ xa đội thứ ba là Valencia (5%).


Thành lập và những năm đầu[sửa | sửa mã nguồn]





Thông báo thể thao: Người bạn và đồng đội của chúng ta Hans Gamper... cựu vô địch bóng đá Thụy Sĩ, muốn tổ chức một vài trận bóng tại thành phố, và nhắn tất cả những ai hứng thú với môn thể thao này, hãy đến văn phòng tòa soạn của tờ báo này vào mỗi tối thứ ba thứ sáu hàng tuần, từ 9 đến 11 giờ tối.



Nội dung tin quảng cáo của Gamper trên tờ Los Deportes[4]


Tin quảng cáo của Gamper trên tờ Los Deportes

Bộ môn bóng đá chậm chinh phục được người Tây Ban Nha nói chung, và người Catalunya nói riêng[5]. Vào cuối thế kỷ XIX, Barcelona đang chuyển mình nhanh chóng trong công cuộc công nghiệp hóa và thu hút nhiều người nước ngoài đến sống và làm việc, trong đó Hans Gamper, một kế toán mang quốc tịch Thụy Sĩ và chơi bóng đá nghiệp dư[6]. Gamper đầu tiên muốn gia nhập đội Gimnasio Tolosa, nhưng bị từ chối do câu lạc bộ nói trên không chấp nhận người nước ngoài, ông quyết định tự thành lập một câu lạc bộ bóng đá[6]. Vào ngày 22 tháng 10 năm 1899, Joan Gamper đăng một mẩu tin quảng cáo trên tờ Los Deportes chiêu gọi mọi người thành lập một câu lạc bộ bóng đá. Và ngày 29 tháng 11 năm 1899, sau khi nhận được nhiều lời phản hồi đồng ý nhận lời tham gia, mọi người quyết định gặp mặt nhau tại trụ sở của Gimnasio Solé. Mười một cầu thủ có mặt gồm: Walter Wild, Lluís d'Ossó, Bartomeu Terradas, Otto Kunzle, Otto Maier, Enric Ducal, Pere Cabot, Josep Llobet, John Parsons, và William Parsons mang các quốc tịch Anh, Thụy Sĩ và Đức. Mọi người đi đến quyết định thành lập CLB Foot-Ball Club Barcelona[4]. Walter Wild, người lớn tuổi nhất đội, được chọn làm chủ tịch đầu tiên[7].



Trận đấu đầu tiên của đội diễn ra trên sân Bonanova, và Barça thua một đội tập hợp các cầu thủ quốc tịch Anh đang sống tại Barcelona[8] với tỉ số 1-0[7]. Đội đầu tiên thường đá trong khuôn viên khách sạn Casanovas trong năm 1900, sau đó rời đến sân tại ngõ Horta vào năm 1901, rồi chuyển đến phố Muntaner từ năm 1905[7][8].

Walter Wild là vị chủ tịch đầu tiên nhưng người có công lớn nhất trong việc thành lập CLB là Hans Maximilan Gamper (hay còn được biết đến với cái tên Joan Gamper) – một chàng trai trẻ người Thụy Sĩ sinh sống ở xứ Catalan (sau này Joan Gamper đã năm lần làm Chủ tịch CLB). Với Gamper làm đội trưởng và thủ quỹ, Walter Wild làm chủ tịch đầu tiên, Barcelona mở đầu lịch sử của mình bằng trận thua 0-1 trước đội bóng của những người Anh đang sống tại Barcelona vào ngày 8 tháng 12 năm 1899. Và trận đấu đầu tiên ngoài địa giới Catalan là với FC Madrid (Real Madrid sau này), lúc đó cũng mới thành lập vào tháng 5 năm 1902 và trận đấu đó Barca thắng 3-1 mở đầu cho những cuộc đối đầu giữa 2 CLB kình địch trong suốt chiều dài lịch sử. Joan Gamper cũng chính là vị chủ tịch vĩ đại nhất trong lịch sử CLB.


1923-1939, thời kỳ nội chiến[sửa | sửa mã nguồn]


Vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập CLB, Barça khánh thành Sân vận động Les Corts và CLB cũng là một tập hợp của nhiều anh tài như là Samitier, Sargi-Barba, Piere, Sancho,... tất cả những điều đó giúp CLB giành được nhiều chức vô địch trong thời kỳ này.

Tại đấu trường nội địa, Barça trở thành nhà vô địch đầu tiên khi giải La Liga được thành lập vào năm 1929 và kể từ đó cho đến nay chưa bao giờ xuống hạng (cùng với Real Madrid và Athletic Bilbao). Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sau đó là cuộc nội chiến bắt đầu đã buộc Barça phải bán đi những cầu thủ hay nhất của mình. Chế độ Franco căm thù đội bóng giương cao ngọn cờ của xứ Catalan. Không chỉ gạt bỏ tất cả những gì liên quan đến địa phương, chẳng hạn như ngôn ngữ, Franco còn đưa một người thân cận lên chức chủ tịch CLB và đổi tên Barça thành "Club de Fútbol Barcelona" theo đúng tiếng Tây Ban Nha.


1939-1988[sửa | sửa mã nguồn]



Thập niên 1950 đánh dấu một thời đại mới trong lịch sử CLB với những cầu thủ Hungary như Ladislao Kubala, Zoltán Czibor, Sándor Kocsis và những cầu thủ Tây Ban Nha như Luis Suarez, Barcelona giành được những danh hiệu đầu tiên ở châu Âu. Một cú đánh đầu bằng vàng của Evaristo đã gạt Real ra rìa ở cúp C1 năm 1961. Nhưng sai lầm ngớ ngẩn của thủ thành Ramallets đã dâng chiếc cúp cho Benfica, lúc đó còn vô danh. Đó là trận chung kết C1 đầu tiên của Barça, chiếc cúp mà mãi 31 năm sau mới trở về với họ. Đấy là thời kì huy hoàng của CLB, trong vòng 13 năm Barça đạt được 6 chức vô địch Liga, 5 cúp Nhà vua và 2 cúp Hội chợ liên thành phố (tiền thân của cúp C3 hay là UEFA sau này). Trong suốt lịch sử các cúp châu Âu, Barça là đội bóng duy nhất chưa bao giờ vắng mặt ở đấu trường này. Và Barça cũng cùng với Juventus, Ajax Amsterdam và Bayern München là những đội bóng hiếm hoi đã dành đủ cả ba chiếc cúp C1, C2 và C3. Trong thập niên 1950, với sự phát triển mạnh mẽ của CLB, sân Les Corts trở nên chật chội. Vào ngày 24 tháng 9 năm 1957 sân vận động hiện thời – sân Nou Camp, được khánh thành với sức chứa hơn 90.000 chỗ ngồi.Và sân Nou Camp, trong suốt chiều dài lịch sử của mình và qua các lần sửa chữa nâng cấp đã có lúc lên đến 120.000 chỗ ngồi. Cho đến bây giờ sân Camp Nou vẫn là sân vận động lớn nhất châu Âu.

Nhưng những thành công của Barça không làm người ta thoả mãn, họ vẫn chưa có chiếc cúp C1 danh giá, tiền đổ ra như nước nhằm phục vụ tham vọng này. Và rất nhiều những ngôi sao sáng, những huấn luyện viên tài ba nhất của bóng đá thế giới đã đến đây với mục tiêu chinh phục nó: Rinus Michels, Terry Venables, Diego Maradona và những chàng trai người Anh như Gary Lineker, Hughes... Nhưng họ vẫn trắng tay khi thất bại trước Benfica vào năm 1961 tại Thụy Sĩ và trước Steaua Bucharest năm 1986 tại chính Tây Ban Nha.


Các huấn luyện viên Hà Lan[sửa | sửa mã nguồn]



Và cuối cùng Johan Cruyff – cầu thủ huyền thoại người Hà Lan, người đã từng thi đấu trong màu áo Barcelona, đổ bộ xuống đây vào một ngày mùa thu năm 1988 trên chiếc ghế huấn luyện viên trưởng để mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử CLB, ông đã biến Barça thành cái gọi là "Dream Team". Và cú sút khủng khiếp của Ronand Koeman trong một đêm Wembley kỳ ảo tháng 5 năm 1992 đã đem đến chiếc cúp châu Âu duy nhất còn thiếu trong lịch sử mà Barca đã đeo đuổi suốt 40 năm. Ngôi đền thiêng của Barca đã mở ra với huyền thoại người Hà Lan, với những chiến công mà không ai có thể lặp lại được cho đến tận bây giờ. Có thể tổng kết lại Barca dưới thời đấy qua phát biểu của Fernando, một cựu cầu thủ của Valencia: "Bạn không thể thắng được Barca đâu. Thứ nhất, họ lúc nào cũng có nhiều bóng. Thứ hai, họ khoẻ hơn chúng ta và thứ ba, họ chạy như những thằng điên".

Hai năm sau, Barca cũng đã lọt vào trận chung kết Cup châu Âu năm 1994, nhưng đội hình Dream Team năm ấy lại dễ dàng để thua với tỷ số 0-4, hệ quả Johan Cruyff phải ra đi. Sau này lối chơi của Barca đều xoay quanh tiền vệ Luís Figo. Năm 1996, Barca đã có được chữ ký của tiền đạo Ronaldo với mức phí 19,5 triệu USD từ PSV Eindhoven.

Mùa giải ấy với bộ đôi Figo-Ronaldo, Barcelona đã giành được Cup nhà Vua và hơn hết là chiếc Cup C2 với Ronaldo là người ghi bàn thắng duy nhất ở trận chung kết trước Paris SG. Với phong độ chói sáng của Figo, Barca tiếp tục giành thêm 2 danh hiệu La Liga vào các năm 1998 và 1999 cùng với Cup quốc gia mùa giải 1997-98. Tuy vậy, việc để mất Luís Figo vào tay kình địch Real Madrid hay việc bán đi Ronaldo cho Inter Milan đã khiến cho thành tích của Barca đi xuống vào những năm sau đó.

Sau hai chức vô địch La Liga 1998 và 1999, Barca dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên người Hà Lan, Louis van Gaal liên tiếp trải qua những mùa giải trắng tay mặc dù trong đội hình sở hữu những cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá Hà Lan như Frank de Boer, Phillip Cocu, Patrick Kluivert hay Marc Overmars. Kết quả van Gaal phải ra đi, thay thế ông là một huấn luyện viên người Hà Lan khác, ông Frank Rijkaard.


Chức vô địch châu Âu 2006.

Mùa giải đầu tiên dưới thời Frank Rijkaard, Barca đã có được chữ ký của tiền vệ lừng danh Ronaldinho với mức phí 28 triệu euro, tuy nhiên họ lại thi đấu không thực sự thành công khi mùa giải này Barca không giành được danh hiệu nào.

Sang mùa giải kế tiếp, Frank Rijkaard lần lượt chia tay các công thần người Hà Lan, thay vào đó là những Samuel Eto'o hay Deco. Mùa giải này Barca đã đánh bại kình địch Real Madrid với tỷ số đậm 3-0, mặc dù ở trận lượt về Real đã đánh bại Barca 4-2 nhưng chức vô địch La Liga vẫn về tay Barca khi họ hơn kình địch 4 điểm. Còn ở châu Âu, Barca phải rời giải sớm khi để thua Chelsea của José Mourinho với tổng tỉ số 5-4 sau 2 lượt trận.

Bước sang mùa giải sau đó, 2005-2006, Barca chính thức ra mắt cầu thủ trẻ Lionel Messi, người mà sau này trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Ở La Liga, Barca đã gây sốc khi đè bẹp Real Madrid khi đó đang sở hữu dành sao Galacticos với tỷ số 3-0 ngay tại Bernabeu. Năm 2006, Barca bảo vệ thành công chức vô địch La Liga lần thứ 18.

Tại Champions League (tiền thân là cúp C1), Barca đã tiến đến trận chung kết với thành tích không để thua trận nào, khi lần lượt vượt qua Chelsea, Benfica và AC Milan. Ở trận chung kết, Barca chạm trán Arsenal, hiệp 1 Arsenal dẫn trước 1-0 nhưng khi trận đấu còn 15 phút nữa kết thúc, cầu thủ Henrik Larsson với hai đường chuyền kiến tạo cho Samuel Eto'o và Juliano Belletti lập công đã mang chức vô địch về với sân Nou Camp. Khi ấy đội hình Barca được xem là "Dream Team 2" gồm những cái tên Ronaldinho, Eto'o, Messi...


Thời hoàng kim cùng Guardiola (2008-2012)[sửa | sửa mã nguồn]



Giai đoạn 2006-2008 đánh dấu sự đi xuống của Barca dưới thời Frank Rijkaard khi đội liên tiếp trắng tay 2 năm liền, xếp sau đại kình địch Real Madrid tại La Liga, và thất bại tại UEFA Champions League. Cũng bởi lẽ đó Rijkaard đã phải ra đi và thế chỗ cho ông là Pep Guardiola.

Từ năm 2008-2011 mở ra một chu kỳ thành công mới cho đội bóng xứ Catalan dưới sự chỉ huy của Pep Guardiola. Ngay từ mùa giải đầu tiên dẫn dắt 2008-09, Barca đã đạt cú ăn sáu vô tiền khoáng hậu ttrong lịch sử bóng đá cấp CLB mà cho đến nay chưa có CLB nào đạt được (vô địch tất cả các giải đấu trong một mùa giải cấp CLB ở châu Âu) - bao gồm La Liga, Champions League, Cúp nhà Vua, Siêu cúp TBN, Siêu cúp Châu Âu và World Cup Club, đáng chú ý khi vượt qua Real Madrid tại giải quốc nội, chính là trận thắng 6-2 ngay trên sân của đại kình địch, đánh bại Athletic Bilbao đến 4-1 trong trận chung kết Cup Nhà Vua, và thắng ĐKVĐ châu Âu khi đó là Manchester United với tỷ số 2-0 và trở thành câu lạc bộ Tây Ban Nha đầu tiên đoạt được cú ăn ba.

Ở mùa giải tiếp theo 2009-10, CLB đã ký hợp đồng với Zlatan Ibrahimović với mức phí chuyển nhượng kỷ lục ở lúc đó là 69 triệu euro (46 triệu euro tiền mặt và các thêm Samuel Eto'o). Mùa giải năm ấy, mặc dù kình địch Real Madrid đã mua sắm rầm rộ với hơn 200 triệu euro vào thị trường chuyển nhượng, nhưng rốt cuộc Barca vẫn xếp trên họ. Ở trận El Clasico lượt đi trên sân Nou Camp, Barca đã giành chiến thắng với pha lập công duy nhất của tiền đạo tân binh Zlatan Ibrahimović. Barca còn xuất sắc giành tiếp 3 danh hiệu Siêu Cup châu Âu, Siêu Cúp Tây Ban Nha, và Cup liên lục địa, kết thúc một năm 2009 vinh quang với cú ăn 6 vĩ đại. Tại trận Siêu kinh điển lượt về, Barca đã giành chiến thắng 2-0 trên sân Bernabeu nhờ 2 bàn thắng của Lionel Messi và Pedro Rodríguez qua đó bảo vệ thành công chức vô địch La Liga. Tuy nhiên đó lại được xem là một mùa giải không mấy thành công khi họ chỉ giành được 1 danh hiệu quốc nội, trước đó Barca bị Sevilla loại ở Cúp Nhà Vua do luật bàn thắng trên sân khách khi thua 1-2 trên sân nhà và chỉ thắng 1-0 trên sân Sevilla. Ở cup châu Âu, Barca cũng không thể vào tới trận chung kết khi bị Inter Milan đánh bại tại bán kết UEFA Champions League 2009-10.



Tại mùa giải 2010-11, Barca đã chính thức sở hữu nhà vô địch thế giới năm 2010, tiền đạo David Villa, chân sút ghi bàn nhiều nhất cho tuyển Tây Ban Nha tại World Cup 2010 với giá 40 triệu euro, khi đó Barca đang có một hàng công mạnh với sự xuất hiện của bộ ba MVP (Messi-Villa-Pedro). Tại La Liga mùa giải năm đó, mặc dù sau thất bại bất ngờ 0-2 trước câu lạc bộ nhược tiểu Hercules ngay trên sân nhà Nou Camp và để kình địch Real Madrid xếp trên trong giai đoạn đầu mùa giải, nhưng trận siêu kinh điển lượt đi đã thay đổi tất cả. Tại trận đấu ấy, Barca đã nã vào lưới Real đến 5 bàn với cú đúp của David Villa và các bàn thắng của Xavi, Pedro Rodríguez Ledesma, Jeffrén Suárez. Trận đấu kết thúc với chiếc thẻ đỏ của Sergio Ramos sau pha phạm lỗi thô bạo với Lionel Messi. Từ đó Real phải xếp sau Barcelona ở La Liga.

Tháng 4 năm 2011, một sự kiện hiếm có diễn ra khi lần đầu tiên, 4 trận Siêu kinh điển diễn ra liên tiếp trong vòng 8 ngày. Trận đầu tiên trong khuôn khổ La Liga diễn ra ngày 17 tháng 4 (kết thúc với tỉ số hòa 1-1 từ 2 quả penalty), trận chung kết Cúp nhà Vua (Real thắng 1-0) và hai lượt trận bán kết Champions League đầy tranh cãi vào 27 tháng 4 và 2 tháng 5 (Real thua 1-3 sau cả hai lượt). Trận Siêu kinh điển đầu tiên kết thúc với tỷ số hòa 1-1 bởi 2 quả Penalty cho cả hai bên. Trận chung kết Cup nhà Vua, Barca không thể giành lấy danh hiệu đầu tiên trong năm 2011 bởi một cú đánh đầu của Cristiano Ronaldo trong khoảng thời gian bù giờ vào lưới thủ môn José Manuel Pinto. Hai trận bán kết Champions League có lẽ chính là những trận gây tranh cãi nhiều nhất sau khi hậu vệ Pepe bị truất quyền thi đấu trong trận lượt đi trên sân Santiago Bernabéu, sau khi anh được cho là đã thực hiện một pha tranh bóng nguy hiểm đối với hậu vệ Barcelona Dani Alves. Sau khi Pepe bị đuổi, huấn luyện viên José Mourinho cũng bị truất quyền thi đấu, bị phạt tiền và cầm chỉ đạo 5 trận. Trận đấu này cũng gây tranh cãi khi tiền vệ của Barcelona Sergio Busquets bị ghi hình trong một đoạn video cho thấy anh đang văng một từ ngữ mang tính phân biệt chủng tộc với hậu vệ trái của Madrid Marcelo. Trận lượt về không nhiều tranh cãi như trận trước, ngoại trừ bàn thắng bị trọng tài từ chối của Gonzalo Higuaín vì Cristiano Ronaldo đã phạm lỗi với Javier Mascherano trước đó.

Cuối mùa, Barca gặp lại đối thủ Manchester United tại trận chung kết Champions League năm 2011, với sự tỏa sáng của hàng công, Barca dễ dàng bóp nghẹt MU trong cả 90 phút thi đấu và giành chiến thắng với tỷ số 3-1 bởi bàn thắng của 3 tiền đạo phía trên. Trước đó danh hiệu La Liga 2010-11 cũng về tay Barca khi hơn Real 4 điểm, qua đó kết thúc mùa giải 2010-11 bằng 1 danh hiệu châu Âu và 1 danh hiệu quốc nội

Mùa giải 2011-12 với sự trở lại của đứa con xứ Catalan - tiền vệ Cesc Fabregas và Alexis Sánchez từ Udinese Calcio, họ có khởi đầu mùa khá tốt khi đánh bại Real Madrid tại Siêu cúp TBN với tổng tỷ số 5-4 (2-2 lượt đi & 3-2 lượt về), đánh bại F.C. Porto 2-0 để giành UEFA Super Cup và vô địch FIFA Club World Cup khi thắng Santos F.C. 4-0 với cú đúp của Messi và 2 bàn của Xavi & Fabregas.

Nhưng ở mùa giải này, Barca chỉ giành được 1 danh hiệu Cup Nhà Vua (thắng Bilbao 3-0), xếp sau Real Madrid tại La Liga sau khi thua 2-1 lượt về ở Nou Camp và thất bại trước Chelsea F.C. tại bán kết Cup C1 khi thua 0-1 lươt đi tại Anh (Drogba ghi bàn phút 45) và dù cho có 2 bàn dẫn trước của Sergio Busquets và Andrés Iniesta, nhưng bàn thắng của Ramires và Fernando Torres ở phút 89 đã nhấn chìm Barca, ngoài ra Messi còn sút hỏng quả 11m khi đổi mặt với thủ môn Petr Čech, kết quả Barca hòa 2-2 và thua 2-3 chung cuộc, trở thành cựu vương cúp C1 mùa đó.

Cùng lúc đó, HLV Pep Guardiola xác nhận rời CLB "vì không thể đổi mới được đội hình sau bốn năm thành công và đang có dấu hiệu chững lại vì sự “nghèo nàn” bị các đối thủ bắt bài", trợ lý HLV Tito Vilanova lên nắm quyền sau đó.


Thời hậu Guardiola (2012-2014)[sửa | sửa mã nguồn]



Sau sự ra đi của Pep Guardiola, người trợ lý Tito Vilanova chính thức lên làm HLV trưởng của CLB. Mùa giải 2012-13, Barcelona đã xuất sắc cân bằng kỉ lục 100 điểm mà kình địch Real lập được ở mùa giải trước, đoạt chức vô địch La Liga lần thứ 22, nhưng đây là mùa giải họ không có kết quả tốt khi đối đầu với Real Madrid, ở lượt đi La Liga mùa giải 2012-13, họ bị kình địch cầm hòa 2-2 trên sân Nou Camp trước khi bị Real đánh bại 2-1 ở trận lượt về. Trước đó Barca lại thất bại tại Siêu cúp TBN khi để Real báo thù thành công dù đã thắng 3-2 lượt đi và để Real thắng 2-1 lượt về, chung cuộc 2 đội hòa 4-4 và Real giành cup nhờ luật bàn thắng sân khách. Ở Cup nhà Vua, Barcelona đã gặp Real Madrid ở bán kết, lượt đi hai đội hòa nhau 1-1 tại Bernabeu, nhưng ở trận lượt về, Barca đã thất bại 1-3 trước Real trên sân nhà Nou Camp, đó là trận thua đậm nhất của họ trước kình địch trên sân nhà. Ở đấu trường châu Âu Barca cũng đã lọt vào đến bán kết trước thua Bayern Munich 7 bàn không gỡ(0-4 lượt đi, 0-3 lượt về), đó vẫn là thất bại nặng nề nhất trong kỉ nguyên của CLB xứ Catalan. Khi mùa giải 2012-13 kết thúc, Tito Vilanova xin từ chức HLV trưởng Barca để điều trị ung thư.

Thay thế cho Vilanova là Gerardo Martino ở mùa giải 2013-14. Trong mùa giải đó, mặc dù CLB đã ký hợp đồng với tiền đạo triển vọng Neymar từ Santos với mức phí 57 triệu euro. Tại trận tranh Siêu Cup Tây Ban Nha lượt đi đầu mùa giải với Atlético Madrid, dù đã để đối thủ dẫn trước bởi pha làm bàn mở tỷ số của người cũ David Villa, nhưng Barca đã kịp gỡ hòa 1-1 bởi pha lập công của tân binh Neymar. Ở trận lượt về, hai đội đã hòa nhau 0-0, với kết quả đó, Barca đã giành được Siêu cup bởi luật bàn thắng trên sân khách. Tuy nhiên đây lại là một mùa giải đáng thất vọng nhất sau thời Guardiola khi Barca không thể giành được một danh hiệu nào. Tại La Liga, mặc dù đã giành được chiến thắng kép trước kình địch Real, khi thắng 2-1 ở lượt đi và 4-3 ở lượt về với cú hattrick của Lionel Messi nhưng họ bị Atlético Madrid qua mặt tại La Liga và trở thành cựu vương bởi trận hòa 1-1 trên sân Nou Camp ngay tại vòng đấu cuối cùng. Một lần nữa, Barca lại bị Atlético Madrid loại khỏi tứ kết Champions League với tổng tỉ số 2-1. Niềm hi vọng cuối cùng cũng tan biến khi Barca tiếp tục đánh rơi danh hiệu Cup nhà Vua do bị đại kình địch Real Madrid đánh bại trong trận chung kết Cup Nhà Vua trên sân Mestalla, đánh dấu mùa giải trắng tay sau 6 năm vinh quang thăng trầm. Chính vì vậy, tháng 6 năm 2014, Gerardo Martino rời khỏi cương vị HLV trưởng Barca.


Thời Luis Enrique[sửa | sửa mã nguồn]



Năm 2014, Luis Enrique được bổ nhiệm làm HLV trưởng Barca, bắt đầu sự tái thiết đội bóng. Mùa hè năm đó, Barca đã chi hơn 150 triệu euro vào thị trường chuyển nhượng, liên tiếp đón nhận những bản hợp đồng chất lượng như Ivan Rakitić, Jeremy Mathieu, Claudio Bravo, Marc-André ter Stegen và đáng nói nhất là bản hợp đồng bom tấn Luis Suarez với giá hơn 80 triệu euro. Ở mùa giải này, Barca đã tái hiện lại cú ăn 3 như dưới thời Guardiola, mặc dù họ đã thất bại 1-3 trên sân Bernabeu của kình địch Real, nhưng vẫn đánh bại CLB thành Madrid 2-1 trên sân Nou Camp bằng 2 bàn thắng của các tân binh Mathieu và Suarez, qua đó vượt mặt kình địch trên bảng xếp hạng La Liga.

Tháng 5 năm 2015, sau khi vượt qua Atletico Madrid trên sân đối phương bằng bàn thắng duy nhất của tiền đạo Lionel Messi, Barcelona đã chính thức đăng quang La Liga lần thứ 23 sớm 1 vòng đấu. Tại Cup Nhà Vua, Barca lần lượt vượt qua Atletico, Villarreal, và đánh bại Bilbao 3-1 để đoạt cup, đây là danh hiệu thứ hai của mùa giải. Còn ở Champions League 2014-15, Barca đã lập một chiến tích có một không hai khi lần lượt đả bại các nhà ĐKVĐ ở các giải đấu khác như APOEL, Ajax, PSG, Man City, Bayern Munich, Juventus để vô địch châu Âu lần thứ 5 trong lịch sử, hoàn thành mùa giải với cú ăn 3, trở thành CLB duy nhất trên thế giới 2 lần làm được điều này. Một thành tích vĩ đại mà chưa có CLB nào làm được cho đến nay.

Mùa giải 2015-16, Barca đã có sự phục vụ của hậu vệ Aleix Vidal từ Sevilla và tiền vệ Arda Turan của Atlético Madrid, tuy nhiên Barca chỉ được đăng ký 2 cầu thủ này vào tháng 1/2016 do phải thực hiện án cấm chuyển nhượng của FIFA. Mở đầu mùa giải Barca có chiến thắng nghẹt thở 5-4 trước Sevilla tại trận tranh Siêu Cup châu Âu bằng bàn thắng của Pedro, người sau này chuyển sang Chelsea F.C.. Vài ngày sau, họ bất ngờ để thua 0-4 trước Bilbao ở lượt đi trận tranh Siêu Cup Tây Ban Nha và bị cầm hòa 1-1 ở lượt về, qua đó đánh mất danh hiệu duy nhất mà họ không đạt được trong năm 2015. Tại đầu trường quốc nội, đáng nói nhất là trận thắng 4-0 trước đại kình địch Real Madrid ngay tại sân Bernanbeu vào ngày 21/11, đó là trận thắng đậm nhất trên sân của Real kể từ năm 2009 đến nay, qua đó bỏ xa đại kình địch trên bảng xếp hạng. Tại giải Cup thế giới các CLB, Barca lần lượt vượt qua Quảng Châu Evergrande và River Plate với cùng tỉ số 3-0, qua đó kết thúc năm 2015 cùng cú ăn 5 vĩ đại.



Bước sang năm 2016, dù ở trận lượt về El Clasico, Barca thất bại 1-2 trước Real Madrid trên sân Nou Camp, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến vị trí trên bảng xếp hạng của họ, và cuối mùa Barca đã bảo vệ thành công chức vô địch La Liga. Còn ở Cúp nhà Vua, họ cũng lọt vào trận chung kết để đối đầu với Sevilla, kết quả đội bóng xứ Catalan đã giành chiến thắng với tỷ số 2-0 nhờ pha lập công của Jordi Alba và Neymar sau 120 phút thi đấu. Còn ở Cup châu Âu, Barca cũng tiến vào vòng đấu loại trực tiếp khi đứng nhất vòng bảng. Ở vòng 1/16, họ đối đầu với Arsenal, nhiều người lo ngại bởi Lionel Messi chưa bao giờ ghi bàn vào lưới của thủ môn Petr Čech, nhưng tại trận lượt đi Barca đã giành chiến thắng 2-0 ngay tại Sân vận động Emirates bằng cú đúp của Messi, và trận lượt về sau đó Barca đè bẹp Arsenal 3-1 để tiến vào tứ kết. Đối thủ tiếp theo của họ là Atlético Madrid. Mặc dù đã thắng 2-1 ở trận lượt đi, nhưng cũng không đủ để Barcelona đi tiếp bởi họ để thua 0-2 ở trận lượt về, trọng tài đã từ chối 1 quả Penalty mười mươi khi 1 cầu thủ bên phía Atlético đã để bóng chạm tay trong vòng cấm. Mặc dù trở thành cựu vương ở Cúp châu Âu, nhưng với hai danh hiệu La Liga và Cup nhà Vua, Barca đã khép lại một mùa giải 2015-16 thành công.


Biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]


Logo Barca chi tiết qua các năm.

Biểu trưng của câu lạc bộ luôn có màu cờ của thành phố Barcelona, vốn là sự kết hợp giữa lá cờ của xứ Catalonia và chữ thập của thánh Georges.[9]. Biểu trưng đầu tiên của đội chỉ đơn giản là một hình thoi, ở trên có vương miện xứ Aragon và một con dơi, một bên có một cành nguyệt quế và bên kia có một cành cọ.[10]

Năm 1910, câu lạc bộ tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu trưng cho mình. Người đoạt giải là Carles Comamala, khi đó cũng là cầu thủ của đội. Tác phẩm của Comamala vẫn là biểu trưng của câu lạc bộ ngày nay với một số sửa đổi nhỏ so với nguyên mẫu. Biểu trưng giống một cái nồi khổng lồ, phần phía trên bên trái có chữ thập của thánh Georges, phía trên bên phải là cờ xứ Catalonia, phía dưới là màu áo của đội.[10] Trong thập niên 1940, dưới chế độ độc tài Franco, các chữ viết tắt " F. C. B. " (tên câu lạc bộ viết tắt bằng tiếng Catalan) được thay bằng các chữ viết tắt " C. F. B. " (tên câu lạc bộ viết tắt bằng tiếng Tây Ban Nha), bốn gạch đỏ của cờ xứ Catalan cũng được rút xuống thành hai gạch đỏ giống với cờ Tây Ban Nha.[10]

Năm 1949, vào dịp kỉ niểm 50 năm ngày thành lập câu lạc bộ, phiên bản với cờ Catalan ở góc phải được sử dụng lại.[10] Đến năm 1974, khi chế độ Franco đã bắt đầu suy yếu, đội lại sử dụng lại biểu trưng với các chữ viết tắt " F. C. B. ".[10] Lần gần đây nhất logo được hiện đại hóa là vào năm 2002 khi nhà thiết kế Claret Serrahima xóa bớt các dấu chấm giữa các chữ viết tắt.[10]. Dưới đây là tóm tắt sơ lược về các giai đoạn chính trong việc sửa đội biểu trưng của câu lạc bộ:



Màu áo truyền thống và các nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]


FCB.svg

Nhà tài trợ của F.C. Barcelona


Bản mẫu:XczxcNhững màu sắc đặc trưng của câu lạc bộ Barcelona là xanh và đỏ, từ đó biệt danh "Barca" là "Blaugrana" trong tiếng Catalan ra đời, danh từ mà các cầu thủ và người hâm mộ của câu lạc bộ được biết đến.

Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn màu sắc truyền thống cho câu lạc bộ, mặc dù có không được chứng minh đầy đủ để được coi một cách hợp lệ vể ý tưởng của Joan Gamper, người sáng lập câu lạc bộ cùng những người đã chọn các màu sắc. Trong thực tế, nó được chứng minh trong trận đấu bóng đá đầu tiên của Gamper tại thành phố Barcelona. Người ta khẳng định rằng Gamper đã chọn những 2 màu sắc xanh vào đỏ dựa trên màu sắc truyền thống của câu lạc bộ quê hương ông, FC Basel, đội bóng Thụy Sĩ, nơi Gamper đã chơi trước khi đến Barcelona. Dựa trên lý thuyết cho rằng Joan Gamper được lấy cảm hứng trực tiếp bởi các màu sắc của đội bóng Thụy Sĩ cũ của mình khi lựa chọn màu sắc cho Barca, nhưng vẫn không có bằng chứng tài liệu để hỗ trợ chứng minh điều đó. Tại cuộc họp sáng lập của FC Barcelona của 29 tháng 11 năm 1899, diễn ra trong phòng tập thể dục dụng cụ Solé, về vấn đề của sự lựa chọn màu xanh và đỏ, Narciso Masferrer thông báo rằng đã chọn lựa màu sắc truyền thống và tên gọi cho câu lạc bộ, như đã được đồng ý, tên đầy đủ của câu lạc bộ là Futbol Club Barcelona và màu sắc truyền thống trên áo đấu của họ là xanh dương và đỏ.


Nhà tài trợ Unicef trên áo đấu Barca mùa giải 2010-11.

Barcelona lần đầu tiên thi đấu với màu áo truyến thống xanh và đỏ hồng lựu trong trận gặp Hispania vào năm 1900[9]. Ngày nay vẫn còn rất nhiều lời tranh luận mẫu thuẫn giải thích khác nhau về sự lựa chọn hai màu này làm màu áo truyền thống của Barcelona, nhưng theo con trai của vị chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ, Arthur Witty, ông giải thích rằng cha ông đã lấy ý tưởng từ màu áo của trường Merchant Taylors' School mà ông đã từng theo học. Nhưng giải thích được nhiều người chấp nhận nhất vẫn là việc Joan Camper đã chọn màu áo giống như của câu lạc bộ cũ của mình, đội FC Basel

Trước đây, trang phụ thi đấu của đội bóng đều là do câu lạc bộ tự sản xuất và sử dụng. Kể từ năm 1982, Barcelona đã ký kết với nhà tài trợ trang phục đầu tiên trong lịch sử. Trang phục thi đấu chính thức của blaugrana trong những năm đó được sản xuất bởi công ty địa phương Meyba. Hợp đồng giữa câu lạc bộ xứ Catalan và Meyba có thời hạn đến năm 1992, tức 10 năm hợp tác. Năm 1992 hãng Kappa (Italia) đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Barcelona thay thế cho bản hợp đồng cũ của Meyba đã đáo hạn. Còn từ năm 1998, Barça mặc trang phục được sản xuất bởi nhà tài trợ Nike của Mỹ, một nhà sản xuất trang phục và đồ dùng thể thao lớn nhất thế giới lúc ấy. Với danh tiếng ngày càng được củng cố trên bản đồ thế giới với sự trỗi dậy tại UEFA Champions League mà thành tích là 4 chức vô địch Châu Âu trong vòng chưa đến 10 năm từ 2006 đến 2015, Barca hiện đang là một thương hiệu lớn mà các nhà tài trợ muốn ký kết. Nhờ sự thăng tiến về mặt thương mại, năm 2015, Nike và gã khổng lồ xứ Catalan đã ra thông báo chính thức về việc gia hạn hợp đồng, Barca sẽ tiếp tục quảng bá và sử dụng trang phục do Nike tài trợ, đổi lại, hãng thể thao của Mỹ sẽ tài trợ cho câu lạc bộ này một khoản tiền lên đến 155 triệu euro.


Nhà tài trợ Qatar Airways trên áo đấu mùa giải 2013-14.

Trong một thời gian dài, áo đấu của đội có một điểm đặc biệt là không in tên bất kì nhà tài trợ nào[11] nhưng điều này chấm dứt vào năm 2006, khi chủ tịch Laporta tuyên bố ký một hợp đồng 5 năm với tổ chức UNICEF[11]. Tuy nhiên Barca chẳng thu được một đồng nào từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc. Không những vậy, mỗi năm họ còn bỏ ra 2 triệu USD (tương đương 1,5 triệu euro) để ủng hộ cho các chương trình từ thiện của UNICEF. Bốn năm sau, khi hợp đồng đôi bên hết hạn, trong khi kình địch Real Madrid luôn sắm cho mình những ngôi sao đắt giá về đội hình từ những bản hợp đồng tài trợ lớn, còn Barca phải gồng trả những khoản nợ, theo tin tức mới nhất mà 2 tờ báo thân Barça là Mundo Deportivo & Sport công bố, chủ tịch Sandro Rosell đã quyết định ký hợp đồng tài trợ thương mại quảng cáo trên áo đấu đầu tiên với quỹ Qatar Foundation của Qatar, tên của tổ chức này sẽ xuất hiện trên áo đấu của đội từ mùa giải 2011-2012[12]. Việc ký hợp đồng với Qatar Foundation, Barça sẽ thu về 166 triệu Euro trong vòng 5 năm tới, tức hơn 33 triệu Euro/mùa bóng. Vào cuối năm 2012, câu lạc bộ Barcelona thông báo họ vừa ký được hợp đồng tài trợ từ hãng hàng không Qatar Airways với khoản tiền khổng lồ lên tới 170 triệu Euro. Và hãng hàng không này sẽ được in trên áo đấu của câu lạc bộ từ mùa giải 2013-14 trở đi. Ngoài Qatar Airways, Barca cũng có một nhà tài trợ khác. Câu lạc bộ và công ty điện tử của Thỗ Nhĩ Kỳ, Beko đã chính thức ký bản hợp đồng tài trợ áo đấu trong năm 2014. Khác với những bản hợp đồng tại trợ áo đấu thông thường, logo của nhà tài trợ Beko sẽ xuất hiện ống tay áo thi đấu và tập của các cầu thủ CLB xứ Catalan, một vị trí ngoài sức tưởng tượng của những nhà Marketing thể thao.

Vào năm 2016, Barcelona ra thông báo chính thức là đã ký hợp đồng tài trợ áo đấu trị giá 47 triệu bảng Anh/năm tương đương 55 triệu euro/năm với tập đoàn Rakuten của Nhật Bản. Đây là một trong những hợp đồng tài trợ áo đấu lớn nhất trong môn thể thao vua và giúp giá trị của Barcelona có thể vượt qua đại kình địch Real Madrid để chiếm ngôi đầu bảng trong danh sách Những đội bóng giàu nhất thế giới. Hợp đồng kéo dài trong 4 năm và có hiệu lực từ mùa giải 2017-2018. Tuy nhiên, thương vụ có thể được xem xét kéo dài đến 5 năm. Dựa vào thỏa thuận ký kết, Barcelona sẽ kiếm được ít nhất 188 triệu bảng Anh trong 4 năm tới để có thể thoải mái cạnh tranh chức vô địch La Liga và Champions League.


Bài hát truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]


Trong suốt lịch sử của mình, câu lạc bộ đã có nhiều bài hát chính thức khác nhau[13]. Bài hát truyền thống được sử dụng hiện nay là bài El Cant del Barça (Bài ca của Barça), được sáng tác vào năm 1974 nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập câu lạc bộ. Hai tác giả Josep Maria Espinás và Jaume Picas sáng tác phần lời bằng tiếng Catalan, trong khi phần nhạc được soạn bởi Manuel Valls.

Bài hát được trình diễn chính thức vào ngày 27 tháng 11 năm 1974 tại sân vận động Nou Camp trước trận đấu giữa FC Barcelona và đội tuyển quốc gia Đông Đức. Một đội hợp ca 3,500 người được chỉ huy bởi Oriol Martorell. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1988, trong lễ kỷ niệm bách niên của câu lạc bộ, bài hát này được trình diễn bởi ca sĩ - nhạc sĩ người Catalan Joan Manuel Serrat vào cuối lễ hội tại sân vận động Nou Camp. Kể từ mùa bóng 2008-09, "Cant del Barça" được in trên áo đấu chính thức của câu lạc bộ Barcelona.

El Cant del Barça được bật trước khi các trận đấu của Barcelona diễn ra trên sân Nou Camp, và đặc biệt trong những lần đối đầu với Real Madrid và ngay trước khi bắt đầu cuộc họp. Bài hát cũng thường được bật để các cổ động viên và người hâm mộ cổ vũ, hô vang và ăn mừng chiến thắng.


Bản sắc xã hội-chính trị[sửa | sửa mã nguồn]


Khẩu hiệu: mès que un club (tiếng Việt: "Còn hơn cả một câu lạc bộ")

Về mặt chính thức, câu lạc bộ tập hợp cổ đổng viên của mọi thành phần xã hội, không phân biệt gốc gác, lập trường chính trị hay tôn giáo. Tuy nhiên, các sử gia cũng như những nhà xã hội học đều đồng ý rằng đa phần những người ủng hộ câu lạc bộ FC Barcelona không thuần túy vì những thành tích trong thể thao của nói, mà còn vì những lý do chính trị - xã hội khác[5][14].

Câu lạc bộ gắn liến với văn hóa vùng Catalunya và rộng lớn hơn là với tất cả những giá trị riêng của vùng Catalunya[15], nó đối lập với sự quản lý trung ương từ Madrid[14]. Bản sắc của xứ Catalunya là một trong những nét văn hóa địa phương nổi tiếng nhất trên thế giới, FC Barcelona được coi như một biểu tưởng mạnh, một biểu tượng anh hùng trong việc bảo vệ văn hóa và ngôn ngữ Catalan, vốn được sử dụng trong tất cả các tài liệu chính thức của câu lạc bộ. Như một biểu tượng, lá cờ của xứ Catalunya xuất hiện trên biểu trưng, trên áo đấu và trên băng đội trưởng của câu lạc bộ... Ngoài ra, Barça cũng nhiều lần lên tiếng chính thức ủng hộ quyền tự trị của vùng Catalunya vào các năm 1932, 1979 và 2006. Vì những lý do trên, vào ngày 21 tháng 12 năm 1992, Hội đồng vùng Catalunya đã trao tặng câu lạc bộ Huân chương Creu de Sant Jordi (tiếng Việt: "Chữ thập của Thánh Georges"), phần thưởng qua quý nhất của vùng[16].


Màu cờ và bản sắc của Barcelona.

Một số sử gia, như Manuel Vázquez Montalbán, đưa ra quan điểm rằng FC Barcelona đối với nhiều người Catalan thì nó như đại diện cho đội tuyển Catalunya trên đấu trường quốc tế[17]. Trên tinh thần này, câu lạc bộ đã ủng hộ việc thành lập nhiều đội tuyển Catalunya trong nhiều môn thể thao khác nhau, trong đó có đội tuyển bóng đá Catalunya được khởi động lại từ những năm cuối của thâm 1990. Đội tuyển này, dưới sự dẫn dắt của Johan Cruijff từ tháng 11 năm 2009, có sự tham gia của nhiều cầu thủ của đội như Víctor Valdés, Carles Puyol, Gerard Piqué, Xavi Hernández, Sergio Busquets, Cesc Fàbregas hay Bojan Krkić. Chủ tịch Laporta, một người luôn đấu tranh cho chủ nghĩa độc lập của xứ Catalunya, đã phát biển trong nhiệm kì của mình:




Thêm nữa, Barça luôn là nơi tập những người ủng hộ nền Cộng hòa Tây Ban Nha, nhất là trong nửa đầu của thế kỷ XX[19]. Cũng vì điều này mà câu lạc bộ chưa bao giờ xin sự bảo trợ của Hoàng gia Tây Ban Nha, khác với nhiều câu lạc bộ Tây Ban Nha (và đặc biệt là hai đối thủ truyền kiếp của FC Barcelona là Real Madrid CF và Reial Club Deportiu Espanyol de Barcelona). Sự đỉnh điểm chống lại chính quyền trung ương Tây Ban Nha là trong một trận đấu vào năm 1925, các cổ động viên của đội đã huýt sáo khi cử hành bài Marcha Real, bài quốc ca Tây Ban Nha, vì điều này mà chính quyền đã treo sân của câu lạc bộ trong vòng sáu tháng. Bản sắc chính trị này dần biến mất với sự thiết lập lại nền dân chủ, chế độ Franco sụp đổ vào 1977, và câu lạc bộ cũng dần bình thường hóa mối quan hệ của mình với Hoàng gia Tây Ban Nha. Những biểu tượng của sự bình thường hóa mối quan hệ này có thể kể đến đám cưới diễn ra năm 1997 giữa cầu thủ bộ môn bóng ném của câu lạc bộ là Iñaki Urdangarin với công chúa Cristina de Borbón, con gái vua Juan Carlos, hay khi đức vua đã tới Paris để cổ vũ cho Barça trong trận chung kết Champions League 2005-06, bên cạnh thủ tưởng Tây Ban Nha José Luis Zapatero, vốn là một cổ động viên nhiệt thành của đội. Tuy nhiên, vẫn còn rào cản giữa cổ động viên với chính quyền trung ương, như trong trận chung kết Cúp nhà vua Tây Ban Nha năm 2009 giữa Barça và Athletic Bilbao, các cổ động viên đã huýt sáo khi nhà vua bước vào sân vận động và quốc ca được cử[20].


Cổ động viên[sửa | sửa mã nguồn]



F.C. Barcelona là một trong những câu lạc bộ được yêu thích nhất tại Tây Ban Nha, cùng với đại kình địch Real Madrid. Hầu hết phần lớn các cổ động viên của Barca đều là những người xứ Catalan, một vùng đất thuộc Tây Ban Nha đang trong quá trình ly khai tự trị. Các cổ động viên của Barca đều được gọi với biệt danh Culés.

Biệt danh culé của các cổ động viên Barcelona có nguồn gốc từ Catalan cul, có nghĩa là những cái mông, xuất phát từ thời câu lạc bộ còn sử dụng sân Les Corts làm sân nhà, sân vận động được thiết kế đặc biệt đến nổi người ở ngoài có thể thấy được mông của khán giả trên khán đài. Tại Tây Ban Nha, hơn 25% dân số nơi đây là người hâm mộ Barca, CLB có một sự gia tăng đáng kể từ 100.000 ở mùa giải 2003-04 đến 170.000 vào tháng 9 năm 2009, sự gia tăng mạnh này bắt nguồn từ ảnh hưởng của Ronaldinho và chủ tịch Joan Laporta bởi chiến lược quảng bá truyền thông.

Sự xuất hiện của Ronaldinho trong năm 2003, và thành công tiếp theo của Barcelona tại La Liga và Champions League, được xem là cột mốc rất quan trọng dẫn đến sự gia tăng những người ủng hộ đội bóng xứ Catalan từ các quốc gia khác cũng như trên toàn thế giới. Sự phát triển này đã tạo ra những tranh cãi giữa những người ủng hộ Catalan muốn ly khai khỏi Tây Ban Nha và những người ủng hộ Tây Ban Nha khác của câu lạc bộ.

Vào năm 1975, sau cái chết của nhà độc tài Francisco Franco, đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi đưa Tây Ban Nha vào một nền dân chủ và bốn năm sau đó, Josep Lluís Núñez đã trở thành chủ tịch được bầu đầu tiên của FC Barcelona. Kể từ đó, các thành viên của Barcelona, gọi socios, luôn có quyền được bầu cử một ứng viên lên làm chủ tịch câu lạc bộ.


Cổ động viên Barca trên khán đài.

Vào đầu năm 1980, một trong nhóm cổ động viên nổi tiếng nhất của Barca là nhóm NOIS Boixos (tiếng Anh: Crazy Boys) được thành lập. Vào năm 2002, chứng kiến vụ chuyển nhượng gây tranh cãi khi đội phó của Barcelona, Luís Figo chuyển sang kình địch Real Madrid để chơi bóng. Trong ngày Figo trở lại sân Nou Camp với câu lạc bộ mới của mình trong năm 2002, các Boixos đáp trả lại phản bội của Figo bằng huýt sáo chế giễu và bất cứ khi nào anh đang có bóng. Cơn thịnh nộ đạt đến đỉnh điểm khi Boixos ném một chiếc đầu lợn bị chặt xuống góc sân khi Figo đang chuẩn bị một quả phạt góc. Trận đấu từ đó đã được biết đến ở Tây Ban Nha với cái tên là "Partido de la Vergüenza" (tiếng Anh: The Game of Shame). Đã có lúc trận đấu bị tạm ngưng 13 phút để các cầu thủ ra khỏi sân vì lo ngại cho sự an toàn của họ và sau đó kết thúc với tỉ số hòa 0-0.

Ngoài các cổ động viên, Barca còn có 1.267 câu lạc bộ fan hâm mộ đăng ký chính thức trên toàn thế giới. Trong số các đội bóng được cổ vũ tốt nhất trên thế giới, Barcelona có phương tiện truyền thông cao nhất với hơn 90 triệu người hâm mộ Facebook theo dõi vào tháng 2 năm 2016. Câu lạc bộ còn có nhiều người nổi bật trong số các cổ đông viên, như Đức Giáo hoàng John Paul II, từng là thành viên danh dự, cựu thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodríguez Zapatero, diễn viên nổi tiếng Arnold Schwarzenegger, cầu thủ bóng rổ Kobe Bryant, người mẫu Bar Refaeli, thủ tướng Pháp Manuel Valls, cựu tay vợt Carlos Moyà, tay đua MotoGP Jorge Lorenzo, võ sĩ Taekwondo Joel Gonzalez Bonilla


Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]



Barça TV là một truyền hình kênh điều hành bởi câu lạc bộ Barcelona. Kênh truyền hình được Barca chính thức phát sóng vào ngày 27 tháng 7 năm 1999. Hầu hết là truyền hình trực tiếp các trận đấu của Barcelona tại La Liga, Cúp Nhà Vua hay tại các Giải đấu lớn của châu Âu. Ngoài ra kênh truyền hình cũng đề cập đến hậu trường ngoài sân cỏ, đời sống của các cầu thủ hay hoạt động của câu lạc bộ như truyền hình trực tiếp các cuộc bầu cử chủ tịch. Các kênh có sẵn trong tiếng Catalan, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Kênh có trụ sở nằm ngay tại Nou Camp, sân vận động ở Barcelona.

R@dio Barça là một kênh mạng lưới vô tuyến hoạt động của Barcelona trên trang web chính thức của mình. Các trận đấu bình luận có sẵn trên R@dio Barça cho tất cả các trận đấu của đội bóng bao gồm cả giao hữu. Để đạt nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút được nhiều khán giả càng tốt, chương trình phát sóng bằng ba thứ tiếng: tiếng Catalan, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Kể từ tháng 11 năm 2002, Barca chính thức phát hành tạp chí hai tháng một lần, các thành viên của câu lạc bộ nhận và vấn đề hậu trường sau sân cỏ đều là nội dung chính trong tạp chí chính thức casa. Mẫu tạp chí hiện tại bao gồm các khoảng trống bên trái mang tiên đề 'The Club Veu' ('Tiếng nói của Câu lạc bộ "), thường 68 trang, trong đó là thông tin phản ánh và phân tích về Barcelona. Ngoài ra còn có thông tin liên quan đến Ngân hàng và các chương lịch sử của FC Barcelona. Một phần lớn là của các báo cáo dịch vụ tin tức, cung cấp các chương trình khuyến mãi và có sẵn cho các thành viên của CLB. El Club là người giả định sự phát triển của nội dung thông tin, mặc dù một số con số được sử dụng để có sự hợp tác và ý kiến của nhân nhận ra rằng bổ sung cho mỗi bản sao với tiêu chí đầu vào với một cách rất chuyên ngành. Trong khi đó, bộ phận Marketing là trách nhiệm điều phối thương mại.



Barcelona được biết đến với tư cách đội bóng lớn duy nhất ở châu Âu không nhận bất cứ đề nghị tài trợ áo đấu nào cho đến khi họ hợp tác với những hoạt động từ thiện của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF từ năm 2006. Giai đoạn 2011-2012, áo đấu của Barcelona bắt đầu có gắn dòng chữ Qatar Airways của nhà tài trợ Qatar Foundation với giá trị hợp đồng 35 triệu euro/mùa. Tuy không gia hạn hợp đồng tài trợ áo đấu, Qatar Airways nhiều khả năng vẫn sẽ xuất hiện trên trang phục tập luyện của Barcelona, đổi lại là tư cách nhà tài trợ đường hàng không lớn nhất cho đội bóng Tây Ban Nha.

Và sau 10 năm, từ chỗ không cần nhà tài trợ, Barcelona đã trở thành đội bóng nhận tài trợ lớn thứ hai thế giới, thậm chí là số một thế giới nếu thi đấu tốt. Hiện tại, Barcelona vừa hoàn tất hợp đồng tài trợ với tập đoàn mua sắm trực tuyến lớn nhất Nhật Bản, Ratkuten. Bản hợp đồng này có thời hạn 4 năm với giá trị lên đến hơn 200 triệu euro, kèm tùy chọn gia hạn hợp đồng thêm một năm. Theo đó, tên và logo của Rakuten sẽ xuất hiện trên áo đấu của Barcelona từ mùa giải năm sau cho đến hết mùa giải 2020/21. Ở chiều ngược lại, khoản tài trợ 60 triệu euro/năm của Rakuten sẽ biến Barcelona trở thành đội bóng nhận tiền tài trợ áo đấu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Man Utd (70 triệu euro/năm). Thậm chí, Barcelona còn có thể nhận tài trợ ngang bằng Man Utd khi thỏa thuận với Rakuten tồn tại cả điều khoản cho phép đội bóng xứ Catalan nhận thêm 5 triệu euro tiền thưởng mỗi mùa, phụ thuộc vào thành công trên sân cỏ.


Shop bán áo đấu Barca.

Theo tính toán của BBC, hợp đồng tài trợ áo đấu mới sẽ giúp Barcelona thu về ít nhất 188 triệu bảng khi đội bóng này vô địch La Liga hoặc Champions League trong thời hạn 4 năm của thỏa thuận. “Hợp đồng này giúp chúng tôi vươn lên tốp đầu của những CLB thể thao nhận tài trợ lớn nhất thế giới. Đây luôn là mục tiêu của Barcelona”, Chủ tịch Josep Maria Bartomeu của Barca chia sẻ. Cũng theo tiết lộ của ông Bartomeu, cơ duyên giúp Barcelona kiếm được hợp đồng tài trợ “khủng” với tập đoàn Nhật Bản đến rất tình cờ. Trong một bữa ăn tối tại San Francisco vào năm 2015 giữa Gerard Pique và người bạn của anh, Hiroshi Mikitani, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn Rakuten.

Không thể vô địch Champions League 2015/16, nhưng mùa giải vừa qua Barcelona đã giành cú đúp danh hiệu quốc nội với danh hiệu La Liga và cúp nhà Vua Tây Ban Nha. Với những thành tích này, đội chủ sân Nou Camp đã mang về mức doanh thu kỷ lục trong lịch sử đội bóng với số tiền lên tới 679 triệu euro. Lãnh đạo CLB Barca rất hài lòng với mức doanh thu của đội bóng ở mùa giải vừa qua, đây là con số mở ra tương lai tươi sáng bởi trong quá khứ họ từng rơi vào cơ khủng hoảng về tài chính khi quỹ lương phình to. Đang trên đà phát triển, BLĐ Barca cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu là đạt mức doanh thu 1 tỷ euro trong năm 2021. Barca cũng đưa ra kế hoạch chiến lược 2015-2021, trong đó có dự án cải tạo sân Nou Camp. Bên cạnh đó, đội bóng xứ Catalan cũng thông báo tin vui đến người hâm mộ rằng họ đã đạt thỏa thuận gia hạn thêm 1 năm hợp đồng với nhãn hàng không Qatar Airways. Theo thống kê mới đây, mùa giải vừa qua Barcelona thu về một khoản tiền không nhỏ từ việc bán áo đấu. Cụ thể, họ đã đưa tới người hâm mộ 2 triệu 290 ngàn bộ áo đấu, qua đó đứng thứ 2 trong top 10 đội bóng bán áo đấu chạy nhất mùa bóng 2015/16 (sau Man Utd - 2 triệu 850 ngàn bộ).

Barcelona đạt được doanh thu đáng nể cũng là điều dễ hiểu, hiện tại họ đang sở hữu dàn cầu thủ vô cùng chất lượng. Theo thống kê, tổng giá trị đội hình của họ lên tới 655,78 triệu bảng, đứng thứ 2 sau Real Madrid (665,81 triệu bảng).



Lối chơi của FC Barcelona mang ảnh hưởng của yêu cầu của các socis luôn đòi hỏi đội phải thắng với lối chơi hấp dẫn[14][21]. Yêu cầu này thường được cho là bắt đầu từ khi László Kubala gia nhập câu lạc bộ, người trong một thập niên (1951-1961) dẫn dắt lối chơi blaugrana[15][22]. Ngay cả khi Helenio Herrera dẫn dắt đội, người nổi tiếng trong thập niên 1960 với chiến thuật catenaccio, phòng ngự bê-tông, khi cầm Barça từ năm 1958 cho đến năm 1960 cũng đã áp dụng chiến thuật 4-2-4 thiên về tấn công và lối đá đẹp, xoay quanh bộ ba có tốc độ và kỹ thuật điêu luyện là: Kubala, Sándor Kocsis và Luis Suárez[23], cầu thủ Tây Ban Nha đầu tiên đoạt Quả bóng vàng châu Âu năm 1960.

Năm 1971, sau một thập kỷ không thành công, chủ tịch Agustí Montal Costa đã mời huấn luyện viên người Hà Lan Rinus Michels, người vừa dẫn dắt Ajax Amsterdam tới chức vô địch Cúp C1 châu Âu. Michels mang đến Barcelona triết lý " bóng đá tổng lực ", dựa trên những đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật cơ bản sau: kiểm soát và giữ bóng, liên tục di chuyển và lối chơi một chạm[24]. Nó giống với một tư duy, một cách chơi bóng hơn là một chiến thuật, bóng đá tổng lực có một đòi hỏi: tất cả các cầu thủ cùng thủ và cùng công. Michels đòi hỏi các cầu thủ của mình di chuyển sao cho phù hợp với các khoảng trống mà đối phương lộ ra, dựa vào tư duy chiến thuật di chuyển, sự hiểu nhau qua rèn luyện cùng với sức bền thể lực. Đội thường đá với sơ đồ 4-3-3, tất cả các cầu thủ đều phải có khả năng cùng tất công hay lùi về phòng ngự mọi lúc. Những cầu thủ chạy cánh, được hỗ trợ bởi những hậu vệ cánh lên tham gia tấn công, dùng hai biên để tận dụng tối đa chiều ngang của sân bóng, làm lộ khoảng trống trong hàng phòng ngự của đối phương.

Sau khi chiêu mộ được Quả bóng vàng châu Âu người Hà Lan Johan Cruijff vào năm 1973, Barça đã tìm được một cầu thủ đủ tầm để dẫn dắt lối chơi này. Dù với thành tích khá khiêm tốn để lại khi họ ra đi năm 1978, đội dẫn dắt bởi bộ đôi Michels và Cruijff vẫn là một huyền thoại trong mắt cổ động viên Barcelona vì nó khiến họ tự hào, điều này diễn ra đồng thời với sự hồi sinh của chủ nghĩa độc lập xứ Catalunya và sự sụp đổ của chế độ Franco[22].



Sau một thời gian đội thi đấu không thành công, chủ tịch Núñez đã mời huấn luyện viên người Đức Udo Lattek, một trong những huấn luyện viên giàu thành tích nhất thời điểm đó. Chiến thuật gia nổi tiếng với triết lý khai thác tối đa các sai lầm và lỗ hổng của đối phương, ông xây dựng một lối chơi trực diện và quyết liệt cho Barcelona, và đòi hỏi một nền tảng thể lực sung mãn[26], triết lý này không hợp với ngôi sao của blaugrana lúc đó là Maradona. Mặc dù đoạt được 3 chiếc cúp, trong đó có Cúp C2 châu Âu ngay trong mùa giải đầu tiên nắm đội, nhưng Lattek cũng vẫn bị thay thế bởi huấn luyện viên người Argentina César Luis Menotti, nhà cầm quân vô địch World Cup 1978. Menotti xây dựng một lối chơi phối hợp nhỏ và kỹ thuật, tiến tới kiểm soát bóng tốt, và đòi hỏi toàn đội phải đá rát để thu hồi bóng nhanh. Lối chơi không ngại va chạm này lên đến đỉnh điểm trong trận đánh nhau trên sân giữa cầu thủ đội Barcelona, do Maradona dẫn đầu, với cầu thủ đội Athletic Bilbao trong trận chung kết Cúp nhà vua năm 1984.

Năm 1984, đến lượt huấn luyện viên người Anh Terry Venables tới thử vận. Ông mang đến một thứ bóng đá toàn khối kín kẽ theo sơ đồ 4-4-2[27], một đội hình rất chắc chắn và hiệu quả[22]. Điều này giúp Barça vô địch quốc gia lại lần đầu từ năm 1974, cũng như lọt vào chung kết Cúp C1 châu Âu vào mùa giải sau đó. Nhưng sau thất bại của FC Barcelona trong trận đấu đó trước Steaua Bucarest (đội không ghi được bàn nào, hòa 0-0, rồi thua 0-2 sau loạt sút luân lưu), tiếp liền với việc để Real Madrid vô địch quốc gia ở mùa giải ngay sao đó, dù được tăng viện Lineker và Hughes, Venables bị sa thải vào năm 1987[22].

Vài tháng sau đó, Johan Cruijff quay trở lại câu lạc bộ, lần này là với tư cách huấn luyện viên. Ông muốn áp dụng đúng công thức của thầy mình là Michels[28]: bóng phải được chuyền ban nhanh, các cầu thủ liên tục di chuyển[27], các cầu thủ phải bọc lót cho nhau và tận dụng hai cánh để bao tối đa diện tích của sân[22]. Ông thay đổi nhiều nhân sự đội, kết hợp những cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của câu lạc bộ với một số ngôi sao ngoại quốc hợp với lối chơi này. Các cầu thủ được di chuyển khá tự do, họ phải tận dụng để tối ưu hóa lối chơi của tập thể[27]. Chiến thuật 4-3-3 như thời Michels, có thể biến chuyển thành 3-4-3 khi cầu thủ libero Ronald Koeman dâng cao lên tiếp viện cho tuyến tiền vệ. Josep Guardiola phân phối bóng cho tuyết trên bao gồm Laudrup và Stoitchkov ở hai cánh và trong phong Salinas, người sau đó được thay thế bởi Romário. Đội có nhiều năm thống trị bóng đá Tây Ban Nha, kèm với một chức vô địch cúp C1 châu Âu năm 1992, á quân Champions League năm 1994 (thua AC Milan). Cruijff rời đội vào năm 1996[22].



Sau một thời gian ngắn tương đối thành công dưới triều đại của Bobby Robson, huấn luyện viên người Hà Lan Louis van Gaal, đang trên đỉnh cao của sự nghiệp sau chức vô địch Champions League năm 1995 với Ajax Amsterdam được mời về đội. van Gaal áp dụng chiến thuật sở trường của mình, đội hình thi đấu với sơ đồ 3-4-3, đá pressing cao và triển khai nhiều tấn công từ hai cánh[22], khá giống với sơ đồ dưới thời Dream team của Cruijff. Hàng công có nhiều tài năm như Figo, Rivaldo và Luis Enrique, cùng với các ngôi sao người Hà Lan như Kluivert, đội dành hai chức vô địch Liga liên tiếp vào các năm 1998 và 1999, nhưng không có thành tích nào khả quan trên đấu trường châu Âu, vì một hàng thủ khá mỏng. van Gaal bị sa thải năm 2000.

Năm 2003, chủ tịch Laporta giao đội cho Frank Rijkaard. Ông mang ảnh hưởng của Cruijff, người từng dẫn dắt ông khi còn là cầu thủ ở Ajax, và chiến lược gia người Ý Arrigo Sacchi. Lối chơi dưới thời Rijkaard dựa vào việc pressing rất cao, các tuyến xích lại gần nhau, đòi hỏi thu hồi bóng nhanh nhất có thể[22]. Lối chơi của Barcelona khá giống với lối chơi toque của các đội bóng Nam Mỹ, đá nhanh và ngắn[22]. Đội đá với sơ đồ 4-3-3 đặc trưng của mình giống với thời Michels, xoay quanh một tuyến giữa ba người có kỹ thuật cá nhân tốt, bền sức và có tư duy chiến thuật cao (Deco, Xavi, Edmilson...). Bộ ba này cầm nhịp cho toàn đội, sau đó mở bóng cho cầu thủ phía cánh là Messi và Ronaldinho, được yểm trợ bởi hai hậu vệ cánh, hoặc trực tiếp cho trung phong Eto'o[21]. Messi và Ronaldinho được quyền di chuyển tự do, toàn đội có chức năng bọc lót cho họ[21]. Đội đạt được kết quả rất tốt từ năm 2004 cho đến năm 2006, với đỉnh điểm là chức vô địch cúp C1 năm đó, sau đó thành tích tạm thời đi xuống với giảm sút phong độ của một số trụ cột.

Người thay thế Frank Rijkaard là huấn luyện viên đội trẻ FC Barcelona B khi đó, Pep Guardiola.[29] Guardiola, người trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Barça xây dựng lới chơi tiki-taka cho đội, lối đá đặc trưng mà mỗi cầu thủ trẻ ở La Masia được rèn giũa. Guardiola cũng bán đi Ronaldinho và Deco, và xây dựng Barcelona xung quanh bộ ba Xavi, Iniesta và Messi.

Đội bóng dưới triều đại Guardiola được coi như đạt đến đỉnh cao của bóng đá thế giới, như nhận xét của Carlos Alberto Parreira, huấn luyện viên đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil vô địch World Cup 1994. Vào thời điểm tháng 12 năm 2010, Parreira coi FC Barcelona là đội bóng hay nhất thế giới vì nó phát minh ra một lối chơi và tiếp cận bóng đá mới. Với Parreira, những thành công của Barça dựa vào 6 điểm chính: tính thủ lĩnh của đội trưởng Carles Puyol trên sân, tố chất thủ lĩnh của Pep Guardiola ở ngoài sân, tài năng của hai cầu thủ dẫn dắt lối chơi là Xavi và Iniesta, sự hiệu quả trước khung thành của Messi và Villa, cũng như những đóng góp của Pedro Rodríguez khiến đội có thể áp đặt lối chơi của mình trước mọi đối thủ[30].


Sân nhà[sửa | sửa mã nguồn]


Câu lạc bộ hiện đang là chủ sở hữu của sân Camp Nou, có sức chứa 99.354 chỗ ngồi.[31] Đây là một trong những sân nổi tiếng nhất thế giới, nằm ở khu Les Corts, phía Tây thành phố Barcelona[32].


Bên ngoài sân Camp Nou.

Sân nhà đầu tiên của Barcelona là sân Camp de la Indústria. Với sức chứa 6.000 chỗ ngồi, chỉ trong một thời gian ngắn, sân này đã không đáp ứng được lượng thành viên ngày càng đông của câu lạc bộ.[33] Vào năm 1922, khi lượng cổ động viên đã vượt ngưỡng 20.000, Barça đã vay tiền để xây sân Camp de Les Corts, với sức chứa ban đầu là 20.000 chỗ ngồi. Sau Nội chiến Tây Ban Nha, câu lạc bộ bắt đầu thu hút được nhiều thành viên tham gia và nhiều cổ động viên hơn. Chính vì vậy mà sân nhiều lần được nâng cấp: khán đài chính được hoàn thành năm 1944, khán đài nam hoàn thành năm 1946, và cuối cùng là khán đài bắc năm 1950. Sau lần nâng cấp cuối cùng, sân Les Corts có sức chứa tối đa 60.000 chỗ.[34] Người ta thường gắn quyết định xây sân Camp Nou với sự kiện siêu sao người Hungary László Kubala chuyển về thi đấu cho đội. Lượng khán giả mới tới sân xem anh thi đấu tăng vọt và sân Les Corts trở nên quá bé.[32][34][35][36]

Cuối năm 1950, câu lạc bộ mua mảnh đất gần sân Camp de Les Corts, nhưng do vướng mắc nhiều vấn đề mà trong suốt gần ba năm công trình không thể khởi công[32]. Mãi đến ngày 28 tháng 3 năm 1954, lễ động thổ xây dựng sân Camp Nou mới được tiến hành, dưới sự chứng kiến của hơn 60.000 cổ động viên, cùng chủ tịch Barça khi đó là ông Francesc Miró-Sans, nhóm kiến trúc sư catalan thiết kế: Fransec Mitjans, Josep Soteras et Lorenzo Garcia Borbon[32]; cùng với chủ tịch vùng Felipe Acedo Colunga và được đức Tổng giám mục của Barcelona Gregorio Modrego ban lễ thánh. Công trình được hoàn thành vào ngày 24 tháng 9 năm 1957 với tổng mức đầu tư 288 triệu peseta.[34]


Khung cảnh trong sân Camp Nou.

Sân Camp Nou đã trải qua một đợt sửa chữa quy mô lớn để tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 1982: xây dựng phòng VIP, phòng họp báo, biển báo mới, và nhất là nâng thêm sức chứa của sân lên thêm 22.150 chỗ (tổng cộng gần 120.000 chỗ). Nhưng trận đấu quan trọng đầu tiên của năm lại không phải là trong khuôn khổ World Cup 1982 mà đó là trận chung kết cúp C2 vào ngày 12 tháng 5 giữa đội chủ nhà Barcelona và Standard Liège. Kết quả Barça thắng 2-1 trong niềm vui sướng tột cùng của hơn 100.000 cules.

Giai đoạn 1993-1994 bắt đầu cho một chuỗi ngày dài tu sửa và nâng cấp sân. Mặt sân được giảm đi 2,5 m, phá bỏ các hào ngăn cách khán đài và sân thi đấu (điều này cho phép nâng số chỗ ngồi). Trang bị ghế ngồi cho tất cả các chỗ của sân. Mái của tầng thứ ba của sân cũng được sửa lại, những salon cho thành viên CLB được sắp xếp dưới các khán đài, thang máy, một khu vực báo chí mới được xây dựng ở tầng ba. CLB cũng mở rộng khan đài danh dự, tất cả những điều đó được thực hiện vào khoảng thời gian 1995-1996. Rồi hầm để xe được xây dựng dưới khán đài chính những năm 1996-1997. Mặt chính của sân được sửa chữa theo hướng hiện đại hơn năm 1997-1998 với sự thêm vào danh sách tất cả các cầu thủ đã và đang thi đấu cho CLB trong lịch sử. Cuối cùng vào năm 1998-1999 sự tu bổ sân được hoàn chỉnh với việc lắp đặt mới hệ thống chiếu sáng và âm thanh cho sân.
Một lượng lớn vé được bán cho các thành viên mua vé năm, vào mùa bóng 2008-2009, tổng số người mua vé năm là 86.200 người[37]. Những người có vé năm có thể bán lại chỗ của mình những trận mà họ không muốn đi xem qua hệ thống Seient Lliure, điều này cho phép tăng lượng vé bán lẻ (8.000 chỗ) cho mỗi trận[37].


Thiết kế ban đầu của sân Nou Camp.

Tháng 4 năm 2016, Barcelona đã tổ chức buổi họp báo công bố dự án Espai Barca với tổng đầu tư lên đến 600 triệu euro, trọng tâm của dự án khổng lồ này vẫn là kế hoạch đại tu sân vận động Nou Camp, với kinh phí 328 triệu euro, dự kiến khởi công vào năm 2017 và hoàn thành vào năm 2021. Trong buổi lễ ra mắt, chủ tịch Barcelona, Josep Maria Bartomeu đã phát biểu về dự án này rằng “Nó sẽ trở thành sân vận động có một không hai, nó sẽ đưa sân Nou Camp thành không gian mở và đầy thu hút, trở thành biểu tượng mới của Barcelona”. Kế hoạch trang hoàng thánh đường bóng đá của người Catalan này do đơn vị trúng thầu trong dự án là công ty Nikken Sekkei của Nhật Bản, họ sẽ cùng phối hợp với 2 kiến trúc sư Joan Pascual và Ramon Ausio, những người đứng đầu Catalan Studio thi công. Dự kiến sẽ nâng sức chứa của Nou Camp từ 99.354 chỗ ngồi lên 105.000 chỗ ngồi, trở thành sân bóng có sức chứa lớn thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, sân Nou Camp sẽ được cải tổ toàn diện theo hướng cởi mở, thân thiện, hiện đại. Cụ thể, Barca sẽ cho lắp mái che bằng kim loại, có tổng diện tích 47.000 m2, lắp 4 màn hình lớn có kích cỡ 11,5 x 25m dưới mái che ở 4 góc khán đài, mở rộng phòng họp báo, phòng truyền thống và cửa hàng lưu niệm lần lượt lên 350m2, 2.500m2 và 2.800m2, cách tân phần khán đài VIP với 2 ban công. Tuy nhiên, những trận đấu của Barcelona sẽ không bị ảnh hưởng bởi dự án này. Các trận đấu của đội bóng xứ Catalan sẽ vẫn diễn ra bình thường trên sân Nou Camp trong khi dự án này được triển khai. Phần lớn các hạng mục của dự án được thi công trong mùa hè, thời điểm mùa giải dành cho các câu lạc bộ không diễn ra.


Các cơ sở vật chất khác[sửa | sửa mã nguồn]


Câu lạc bộ cũng sở hữu nhiều cơ sở vật chất khác, bao gồm:[38]


  • Ciutat Esportiva Joan Gamper (Khu huấn luyện của FC Barcelona)

  • Josep Lluis Nonez (Khu bảo tàng trưng bày của FC Barcelona)

  • Masia-Centre de Formació Oriol Tort (Cư xá của các cầu thủ đội trẻ)

  • Mini Estadi (Sân nhà của đội hai)

  • Palau Blaugrana (Khu liên hợp thể thao trong nhà của FC Barcelona)

  • Palau Blaugrana 2 (Khu liên hợp thể thao trong nhà thứ hai của FC Barcelona)

  • Pista de Gel (đường trượt băng của FC Barcelona)

La Masia[sửa | sửa mã nguồn]



Những thành công Barcelona cũng như đội tuyển Tây Ban Nha luôn có sự đóng góp âm thầm đến từ La Masia, học viện đào tạo cầu thủ của Barcelona. Học viện này có hơn 300 cầu thủ trẻ, và đã được ca ngợi từ năm 2002 là một trong những học viện đào tạo cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp tốt nhất trên thế giới. La Masia là một nhân tố quan trọng trong thành công của FC Barcelona tại châu Âu và đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha tại World Cup 2010 và Giải vô địch châu Âu vào năm 2008 và 2012.

Trung tâm La Masia ban đầu nằm gần sân vận động Nou Camp của Barcelona. Bản thân tòa nhà chính là nơi cư trú của một số nguyên thủ quốc gia cổ xưa (tiếng Catalan: masia) được xây dựng vào năm 1702 và khi Camp Nou được khánh thành vào năm 1957, tòa nhà đã được tu sửa và mở rộng để sử dụng làm trụ sở xã hội của câu lạc bộ. Với sự thăng tiến dần dần của câu lạc bộ, toà nhà trở nên quá nhỏ so với trụ sở chính, và vào ngày 20 tháng 10 năm 1979, La Masia được chuyển thành ký túc xá cho các cầu thủ trẻ đến từ bên ngoài thành phố Barcelona. Vào ngày 30 tháng 6 năm2011, Barca đã quyết định đóng cửa lò La Masia này để chuyển sang một tổ hợp thể thao mới hiện đại hơn. Lò La Masia là một trong những dự án đã tiêu tốn khoảng 9 triệu euro của Barca và hứa hẹn sẽ tiếp tục cung cấp cho đội 1 thật nhiều cầu thủ tài năng trong tương lai.



Học viện đào tạo cầu thủ của Barca là một trong những học viện đắt nhất ở châu Âu, hoạt động với chi phí 5 triệu euro mỗi năm. Chi phí chính là việc sinh hoạt ký túc xá của các học viên. Chương trình đào tạo tối thiểu là trong sáu năm. Mỗi năm, hơn 1.000 học viên lứa tuổi từ 6 đến 8 tuổi sẽ được tiếp nhận và kiểm tra sau đó chọn ra 200 học viên tốt nhất. Câu lạc bộ cũng tích cực tìm kiếm học viên, dự án này được triển khai ở Catalonia, Tây Ban Nha và rải rác khắp nhìu nơi thế giới. Để giảm bớt chi phí cho cuộc đi tìm những cầu thủ nhí tiềm năng này, câu lạc bộ đã có sự thỏa thuận cùng với 15 câu lạc bộ địa phương để huấn luyện cho những cầu thủ chưa sẵn sàng để vào học viện thanh thiếu niên. Đổi lại Barcelona sẽ trả phí, huấn luyện và tư vấn kỹ thuật cho các câu lạc bộ này trong các chiến dịch, hoạt động của họ.

La Masia nhận được nhiều ý kiến tích cực, và sự ủng hộ hơn sau thành công của Barcelona B với những cầu thủ do chính họ tự đào tạo, cây bút Rory Smith đã nhận xét trên tờ The Daily Telegraph rằng "La Masia đã thay thế Học viện Ajax nổi tiếng như là dây chuyền sản xuất quan trọng nhất của bóng đá". Từ năm 1979 đến năm 2009, 440 cầu thủ trẻ tài năng đã rời nhà và gia đình để ở lại học viện. Khoảng một nửa trong số đó đến từ Catalonia, và phần còn lại đến từ các vùng khác của Tây Ban Nha và xa hơn, bao gồm từ Cameroon, Brazil, Senegal và Argentina. Trong số 440, có 40 cầu thủ đã vào đội hình một của Barcelona.

Ngày 11 tháng 7 năm 2010, Tây Ban Nha đã giành được chức vô địch World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi, trong đội hình chính thức của họ có tất cả sáu cầu thủ chơi cho Barcelona xuất thân từ lò đào tạo câu lạc bộ: Gerard Piqué, Carles Puyol, Andrés Iniesta, Xavi, Sergio Busquets, Pedro. Nếu tính thêm cả trên danh sách dự bị bao gồm Cesc Fàbregas, Pepe Reina, Victor Valdes, lò La Masia đã đóng góp đến 9 cầu thủ trong tổng số 23 tuyển thủ đã mang chức vô địch thế giới về Tây Ban Nha. Năm 2010, La Masia trở thành học viện đầu tiên đã đào tạo ra cả ba ứng cử viên cho danh hiệu Quả bóng vàng FIFA trong cùng một mùa giải, đó là Andrés Iniesta, Lionel Messi và Xavi Hernandez.


Ciutat Esportiva Joan Gamper[sửa | sửa mã nguồn]


Ciutat Esportiva Joan Gamper.

Ciutat Esportiva Joan Gamper là khu vực đào tạo và cơ sở kỹ thuật của câu lạc bộ bóng đá Barcelona. Nó chính thức khai trương vào ngày 1 tháng 6 năm 2006 và được đặt tên theo Joan Gamper, người sáng lập câu lạc bộ. Khu đất do Ciutat Esportiva mua vào năm 1989 và chỉ cách sân Nou Camp khoảng 4,5 km và được nối liền trực tiếp bởi con đường giữa Barcelona và Sant Joan Despí. Ciutat Esportiva đã tiêu tốn 68 triệu euro, trong đó 25,6 tương ứng cho việc đô thị hóa và 42,5 tổng chi phí xây dựng. Câu lạc bộ đã bán hai lô đất, lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 6 năm 2002 và lần thứ hai vào ngày 20 tháng 2 năm 2003, với giá trị tương ứng là 29,7 và 15,9 triệu euro để trang trải một phần chi phí cho hoạt động. Phần còn lại được câu lạc bộ đầu tư trực tiếp, với số tiền là 22,5 triệu euro.

Nằm ở Sant Joan Despí với diện tích bao phủ 136.839m vuông được sử dụng từ năm 2006 cho việc đào tạo đội trẻ và chuẩn bị cho các trận đấu. Ngoài ra khu phức hợp này cũng được sử dụng bởi nhiều môn thể thao khác tại câu lạc bộ bao gồm bóng rổ, bóng ném và futsal. Giờ đây cơ sở này đã đi vào hoạt động, tất cả các đội trẻ trước đây đã phải sử dụng các cơ sở ở sân Nou Camp và chủ yếu là Mini Estadi và Palau Blaugrana.

Đội một FC Barcelona chuyển đến cơ sở này vào ngày 19 tháng 1 năm 2009. Điều này dẫn đến kết thúc của một lịch sử 30 năm mà những thế hệ đầu tiên đã được đào tạo trên sân nhỏ được gọi là La Masia pitch sáp nhập vào Nou Camp. Các cơ sở đầu tiên của đội cũng giống như ở Camp Nou và vào đầu mùa giải 2009-10 nó bao gồm một hồ bơi đầy đủ và phòng xông hơi để phục hồi thể lực cho các cầu thủ.


El Clásico[sửa | sửa mã nguồn]


Một trận El Clásico năm 2009

Từ đầu những năm 1900 cho đến trước năm 1916, mối quan hệ giữa Real Madrid và Barca luôn tốt đẹp, các trận đấu giữa họ luôn đầy tình hữu hảo. Khi đó, đại kình địch của Real Madrid là Athletic Club (nay là Atletico Madrid), còn kẻ thù của Barca là đối thủ cùng thành phố Espanyol. Vậy tại sao Real Madrid và Barca lại trở thành kẻ thù không đội trời chung?

Ở trận bán kết Cúp Nhà Vua 1916, khi đó chưa có luật bàn thắng sân khách. Vì vậy, sau 2 trận lượt đi và về, nếu mỗi đội thắng một lần, họ sẽ phải dẫn nhau đến một trận tie-breaker. Hồi đó cũng chưa xuất hiện loạt đá luân lưu. Thế nên, khi 2 đội hòa nhau ở trận tie-breaker, họ phải tiếp tục thi đấu một trận khác (gọi là play-off).

Năm đó, Barca và Real Madrid đụng nhau ở bán kết. Trong trận đấu đầu tiên, đội bóng xứ Catalan thắng 2-1. Đến trận lượt về, họ để thua Real Madrid 1-4. Trận tie-breaker đã được chọn diễn ra trên sân của Real Madrid. Thật không may, hôm đó 2 đội lại hòa nhau 4-4 trong thời gian thi đấu chính thức.

Đến khi đá play-off, Barca lúc đó dẫn 6-5. Nhưng ở những phút cuối, Real Madrid bất ngờ được trọng tài cho hưởng một quả penalty gây tranh cãi. Đó là quả phạt đền thứ 3 dành cho Real Madrid chỉ trong trận này (1 quả bị sút hỏng). Quyết định của ông Berraondo đã khiến cầu thủ, BHL và cả CĐV của Barca vô cùng bất bình. Họ phản đối và gọi trọng tài Berraondo là quân kẻ cướp. Họ bày tỏ sự phẫn nộ bằng màn phá phách.

Thù hận giữa Real Madrid và Barca được manh mún từ đó, với trọng tài Berraondo (người từng thi đấu cho cả hai đội khi còn là cầu thủ) được xem là kẻ châm ngòi. Hai ngày sau đó, một trận tie-breaker tiếp theo lại diễn ra giữa Real Madrid và Barca. Lần này, bầu không khí thân thiện của những trận đấu trước không còn nữa.


Sân Nou Camp trong trận El Clásico năm 2011.

Trong trận chiến thứ 4 và là cuối cùng tại Cúp Nhà Vua giữa hai đội năm 1916, Barca nhanh chóng dẫn 2 bàn. Nhưng sau đó, họ bị đối phương gỡ hòa 2-2 trong 90 phút thi đấu chính thức, với 1 bàn gỡ được thực hiện từ chấm phạt đền. Khi hai đội tiếp tục phải đá play-off, Real Madrid có liền 2 bàn thắng. Nhưng các cầu thủ Barca đều cho rằng, đó là những bàn thắng không hợp lệ, đặc biệt là pha ghi bàn ở thế việt vị trong tình huống thứ 2. Vì thế, họ bỏ trận khi thời gian thi đấu vẫn còn 7 phút. Real Madrid nghiễm nhiên thắng 4-2 và giành quyền vào chung kết gặp Athletic Bilbao.

Điều trùng hợp định mệnh là trận chung kết năm đó lại được tổ chức ở chính Barcelona. Vì thế, sau khi Real Madrid thất thủ 0-4 ra về, dù được lực lượng an ninh bảo vệ, đội bóng thủ đô Madrid vẫn bị các CĐV của Barca tấn công. Họ hùa nhau ném đá vào xe bus chở Real Madrid. Họ nguyền rủa đội bóng Hoàng gia là kẻ bẩn thỉu và đáng phải chịu thất bại nhục nhã trước Bilbao. Kể từ hôm đó, mối hận giữa Real Madrid và Barca càng được khơi sâu.

Mối hận thù giữa 2 đội càng lúc càng nghiêm trọng và nó đã trở thành chồng chất khi cảnh sát của chế độ độc tài Francisco Franco bắt tống giam chủ tịch Josep Sunyol của Barca năm 1936 do những nhạy cảm trong vấn đề chính trị. Kể từ đó, Barca luôn bị xem là cái gai trong mắt của chế độ Franco và thường xuyên bị xử ép. Đặc biệt, sau khi Real Madrid cướp tay trên của đội bóng xứ Catalan tiền đạo lừng danh Alfredo Di Stefano, 2 đội chính thức tuyên bố mối quan hệ thù địch, với Barca là phe của người Catalan, còn Real Madrid thuộc về phe của Franco. Khái niệm El Clásico cũng bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ này.

Năm 2000, mối quan hệ của Barcelona và Real Madrid ngày một căng thẳng khi Florentino Pérez, chủ tịch của Real đã lén tiếp xúc với người đại diện, cũng như đi đêm và cài điều khoản cướp đi tiền vệ Luis Figo, cầu thủ xuất sắc nhất bên phía Barca thời bấy giờ do khi ấy tại Tây Ban Nha, mỗi cầu thủ đề có một điều khoản giải phóng hợp đồng, buộc câu lạc bộ chủ quản phải đồng ý phá vỡ. Khi Figo về với Real, các CĐV Barca liền đốt áo đấu và nguyền rủa anh tại Nou Camp, đỉnh điểm là 1 trận El Clasico vào ngày 23/11/2002 diễn ra trên sân của Barca, một chiếc đầu lợn đã ném xuống sân mỗi lúc Figo chuẩn bị thực hiện quả phạt góc.


Derby Barceloní[sửa | sửa mã nguồn]



Đối thủ địa phương của Barca là Espanyol, một câu lạc bộ xứ Catalan được thành lập dưới sự bảo trợ của hoàng gia, khác hẳn với Barcelona. Thông điệp của Espanyol thể hiện một sự chống đối với Barca.

Theo truyền thống, phần lớn các cổ động viên của Espanyol thường là những người làm ở cơ quan trung ương, chính trị, trái ngược với tinh thần cách mạng của Barça trong những năm 1960 và 1970. Khi ấy Barcelona đã hành động như một cách đẹp đẽ đối với người mới đến Catala từ những nơi nghèo hơn ở Tây Ban Nha để tìm một cuộc sống tốt hơn, còn Espanyol đã thu hút sự ủng hộ của họ chủ yếu là từ các thành phần gần gắn chế độ như quân đội, công chức và phát xít.

Năm 1918 Espanyol bắt đầu đứng lên kiến nghị chống lại quyền tự chủ, mà tại thời điểm đó nó đã trở thành một vấn đề nhạy cảm. Sau đó, một nhóm người ủng hộ Espanyol sẽ gia nhập nhóm nội chiến Tây Ban Nha, đứng về phía phát xít. Mặc dù có những khác biệt về ý thức, các trận Derby luôn được sự thiên vị đối với những người ủng hộ Espanyol hơn những người ủng hộ Barcelona dưới chế độ Franco. Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh đã trở nên ít liên quan vè chính trị và giảm bớt đi sự căng thẳng trên khán đài cũng như trên sân bóng.

Trong phần lớn những cuộc đối đầu tại La Liga, Barca thường áp đảo, chiến thắng đậm nhất với tỷ số 5-0 trước câu lạc bộ kình địch ở thành phố Barcelona đã được Barca thiết lập vào các năm 1933, 1947, 1964, 1975, 1992 và 2016. Lần gần nhất Espanyol có thể đánh bại được Barca là vào mùa giải 2008-09, khi ấy câu lạc bộ xứ Catalan đã đoạt cú ăn ba dưới thời Pep Guardiola.


AC Milan[sửa | sửa mã nguồn]


Một trận đấu giữa Barca và Milan tại Cúp châu Âu năm 2006.

Đối thủ của Barcelona ở đấu trường quốc tế là câu lạc bộ của Ý, AC Milan, hai đội đã gặp nhau tổng cộng 19 lần, là cặp đấu kinh điển xếp thứ hai tại đấu trường châu Âu chỉ sau Bayern Munich - Real Madrid (22 lần). Barca và Milan đều là hai trong số những câu lạc bộ thành công nhất, Milan đã giành được bảy cúp châu Âu trong khi Barca là năm, cả hai câu lạc bộ đang nắm giữ kỷ lục: năm lần đoạt siêu cúp châu Âu.

Thành tích đối đầu Barca nhỉnh hơn với tám trận thắng và năm thất bại. Cuộc đối đầu đầu tiên giữa hai câu lạc bộ là trong mùa giải 1959-1960 tại Cup châu Âu. Họ đối mặt ở vòng 1/16 và Barça giành chiến thắng với tổng tỉ số là 7-1 (2-0 tại Milan và 5-1 tại Barcelona). Trong khi AC Milan chưa bao giờ loại được Barcelona tại các Cúp châu Âu, lần duy nhất họ đánh bại Barca tại một trận đấu không nằm trong khuôn khổ vòng bảng là trận chung kết năm 1994, khi ấy Dream Team của huyền thoại Johan Cruyff đã thất thủ 0-4.

Vào mùa giải 2011-12, Barcelona và AC Milan lại nằm chung bảng đấu tại UEFA Champions League 2011-12. Khi đó tại trận lượt đi diễn ra tại Nou Camp, các cầu thủ Barca đã bị Milan cầm hòa 2-2. Nhưng tại trận lượt về diễn ra tại Milano, Barca đã xuất sắc đánh bại Milan với tỉ số 3-2, qua đó giành lấy ngôi nhất bảng đấu. Tại tứ kết năm ấy, Barca lại gặp Milan một lần nữa. Trận lượt đi diễn ra tại Ý khi đó Milan đã cầm hòa Barca 0-0 nhờ sự xuất sắc của Alessandro Nesta khi phong tỏa được Lionel Messi. Tuy nhiên tại trận đấu lượt về trên sân của Barca, các cầu thủ của đội bóng xứ Catalan đã giành chiến thắng 3-1 sau đó tiến vào bán kết. Một năm sau đó, mùa giải 2012-13, tuy không gặp ở vòng bảng, nhưng tại vòng 1/16, lá thăm đã đưa hai đội bóng xuất sắc của Tây Ban Nha và Ý gặp nhau. Tưởng chừng phải dừng cuộc chơi sớm sau khi để các cầu thủ Milan giành chiến thắng 2-0 ở lượt đi, nhưng ở trận lượt về ở Nou Camp, Barca khi ấy đã đè bẹp Milan tận 4-0, và lọt vào vòng tứ kết.


504 bàn sau hơn 600 trận đấu


  • Cầu thủ thi đấu nhiều nhất cho Barça: Xavi, 767 trận (1998-2015).

  • "Pichichi" ghi nhiều bàn thắng nhất: Lionel Messi 50 bàn mùa bóng 2011-2012.

  • Cầu thủ được mua đắt nhất: Coutinho đến từ Liverpool với giá 160 triệu Euro.

  • Cầu thủ được bán đắt nhất: Neymar đến PSG với giá lên đến 222 triệu Euro.

  • Cầu thủ trẻ nhất vượt qua cột mốc 300 trận cho Barça: Xavi (vào lúc 25 tuổi và 8 tháng).

  • Barça là CLB duy nhất chưa từng vắng mặt ở các cúp châu Âu kể từ khi giải này được khởi tranh (1955).

  • Cùng với Bayern München, Ajax Amsterdam và Juventus là bốn CLB đã từng giành được cả ba chiếc cúp châu Âu (C1, C2, C3).

  • Cùng với Real Madrid và Athletic Bilbao là ba CLB của Liga chưa từng phải xuống hạng nhì.

  • Barça cũng là đội đang giữ kỷ lục có số trận thắng liên tiếp nhiều nhất ở Champions League: 11 trận tại mùa bóng 2002-2003.

  • Giáo hoàng quá cố John Paul II là thành viên mang thẻ số 108.000 của CLB.

  • Barça là CLB Tây Ban Nha sở hữu nhiều "Quả bóng vàng châu Âu" nhất: Suárez (1960), Cruyff (1973,1974), Stoichkov (1994), Ronaldo (1997), Rivaldo (1999), Figo (2000), Ronaldinho (2005), Messi (2009, 2010, 2011, 2012, 2015)

  • Barça là CLB sở hữu nhiều cầu thủ "Xuất sắc nhất thế giới của FIFA": Romário (1994), Ronaldo (1996, 1997), Rivaldo (1999), Ronaldinho (2004, 2005), Messi (2009, 2010, 2011, 2012, 2015).

  • Messi trở thành cầu thủ đầu tiên đoạt giải thưởng "Quả bóng vàng FIFA" - năm 2010 (từ năm 2010, giải thưởng "Quả bóng vàng châu Âu" và giải thưởng "Cầu thủ xuất sắc nhất FIFA" được gộp chung lại thành "Quả bóng vàng FIFA").

  • Barça cũng là CLB có nhiều cầu thủ từng đoạt danh hiệu "Chiếc giày vàng châu Âu" nhất: Krankl (1979), Stoichkov (1990), Pizzi (1996), Ronaldo (1997), Lionel Messi (2010,2012,2013).

  • Barça là CLB Tây Ban Nha đầu tiên đạt "cú ăn ba" trong mùa giải 2008-2009 với 3 chiếc cúp: La Liga, Copa del Rey, Champion League.

  • Barça là CLB đầu tiên trên thế giới đoạt được 6 chiếc cúp (mức tối đa ở Tây Ban Nha) trong năm 2009 bao gồm: La Liga, Copa del Rey, Champion League, Siêu cúp TBN, Siêu cúp châu Âu, Cúp thế giới CLB.

  • Barça là CLB vô địch với số điểm kỉ lục 100 điểm/38 vòng đấu (kỉ lục tại La Liga) trong mùa giải 2012/2013.

  • Barça đoạt kỷ lục buồn trong mùa 2012/2013 giải Champions League vòng bán kết khi thua FC Bayern München 7 bàn trắng (4 quả trận đi, và 3 bàn tại sân nhà).

  • Barça lập kỉ lục sau khi kết thúc mùa 2014/2015 khi là câu lạc bộ duy nhất trên thế giới 2 lần đạt cú ăn ba và cũng tại mùa giải đó, Barça đã đánh bại cả châu Âu khi xuất sắc vượt qua các nhà Đương kim vô địch ở các giải đấu khác như Manchester City, PSG, Bayern München, và Juventus.

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]


Số liệu thống kê chính xác tới 1 tháng 9 năm 2018[39]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.


Cho mượn[sửa | sửa mã nguồn]


Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.


Quả bóng vàng FIFA[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng FIFA khi đang chơi cho F.C. Barcelona[40]:


Chú thích: Từ năm 2010, giải thưởng "Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA" đã sáp nhập với giải "Quả bóng vàng châu Âu" thành một giải duy nhất là giải "Quả bóng vàng FIFA". Messi là cầu thủ đầu tiên đạt giải thưởng này.


Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA khi đang chơi cho F.C. Barcelona[41]:


Quả bóng vàng châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng châu Âu khi đang chơi cho F.C. Barcelona[40]:


Chiếc giày vàng châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Chiếc giày vàng châu Âu khi đang chơi cho F.C. Barcelona[42]:


Cầu thủ xuất sắc nhất năm của La Liga[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Trofeo Alfredo di Stéfano khi đang chơi cho F.C. Barcelona:


Pichichi (Vua phá lưới La Liga)[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu thủ đoạt giải Pichichi khi đang chơi cho F.C. Barcelona[44]


Cầu thủ vô địch thế giới[sửa | sửa mã nguồn]


Đã có 9 cầu thủ từng vô địch thế giới trong thời gian khoác áo FC Barcelona, ngoài Romário và Rivaldo (vô địch thế giới cùng Brasil), các cầu thủ còn lại đều vô địch thế giới khi khoác áo đội tuyển Tây Ban Nha:


Cầu thủ vô địch châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]


Đã có 11 cầu thủ từng vô địch châu Âu trong thời gian khoác áo FC Barcelona, tất cả các cầu thủ đều vô địch châu Âu cùng đội tuyển Tây Ban Nha vào các năm 1964, 2008 và 2012:


Kỷ lục về bàn thắng và số lần khoác áo[sửa | sửa mã nguồn]


Danh sách cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho Barca:



Danh sách cầu thủ ra sân khoác áo nhiều nhất cho Barca:



Kỷ lục chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]



Khác hẳn với đại kình địch Real Madrid, Barcelona thường chỉ ưu tiên những cầu thủ xuất từ lò La Masia của câu lạc bộ. Chỉ những khi các cầu thủ đến từ lò đào tạo này không ai đáp ứng được vị trí mà Barca cần, lúc ấy câu lạc bộ xứ Catalan mới nghĩ đến phương án mua cầu thủ. Khi mà bóng đá ngày càng nghiêng về xu thế mua bán trên thị trường chuyển nhượng, Barcelona cũng theo phong cách mua bán này nhằm đem về những vinh quang, một trong số những bản hợp đồng được đem về đều trở thành kỉ lục trong lịch sử chuyển nhượng của đội bóng nói riêng cũng như trên thế giới nói chung.

Barca thường có xu thế mua những cầu thủ Nam Mỹ, mà đặc biệt là những cầu thủ đến từ Brazil. Một trong số những bản hợp đồng đáng chủ ý nhất là Ronaldo vào năm 1996. Barca đã có được chữ ký của cầu thủ được mệnh danh là Người ngoài hành tinh từ câu lạc bộ Hà Lan, PSV Eindhoven với mức phí 15 triệu euro. Mặc dù chỉ thi đấu cho Barca một mùa bóng duy nhất trước khi chuyển sang Inter Milan với giá 28 triệu euro, nhưng Người ngoài hành tinh đã ghi 47 bàn thắng trong tổng số 49 trận đấu ra sân. Một năm sau thương vụ Ronaldo chuyển đến sân Nou Camp, Barca lại đón chào một bản hợp đồng khác, vẫn là cầu thủ người Brazil, tiền đạo cánh Rivaldo từ Deportivo de La Coruña khi trả cho đội bóng này 23,5 triệu euro để có được sự phục vụ của Rivaldo. Ngay ở mùa giải đầu tiên, Rivaldo đã ghi 19 bàn thắng sau 34 trận, là cầu thủ ghi bàn tốt thứ 2 trong mùa đó giúp Barca có được cú ăn 2 gồm La Liga và Cúp nhà Vua năm 1999.

Sau sự ra đi của chân sút Ronaldo, Barca đã đón về một cầu thủ người Hà Lan, Patrick Kluivert từ AC Milan với giá 20 triệu euro. Trong mùa giải đầu tiên khoác áo đội bóng, Kluivert đã ghi 16 bàn thắng trong 35 trận giúp đội chủ sân Nou Camp giành danh hiệu La Liga mùa giải ấy. Hai năm sau, theo yêu cầu của huấn luyện viên Louis van Gaal, Barca lại đón về một cầu thủ người Hà Lan khác là Marc Overmars của Arsenal với giá kỉ lục của câu lạc bộ khi ấy là 40 triệu euro. Nhưng trong quãng thời gian khi khoác áo Barca, Overmars đã thi đấu không tốt và không giữ vững phong độ khi thời còn chơi cho Arsenal.



Ngoài Brazil, các cầu thủ Argentina cũng là món hàng ưa thích của Barca. Vào năm 2001, Barca đã thiết lập kỉ lục chuyển nhượng thế giới cho cầu thủ chỉ mới 20 tuổi, Javier Saviola từ câu lạc bộ River Plate với mức phí 36 triệu euro. Qua 162 trận, Saviola đã kịp đóng góp cho Barca 65 bàn thắng.

Vào năm 2003, Barca lại tiếp tục mua 1 cầu thủ người Brazil khác là Ronaldinho từ Paris Saint-Germain với giá 33 triệu euro. Nhưng với việc không giành được bất cứ danh hiệu nào trong mùa giải 2003-04, mùa hè sau đó, Barca đã chi ra tổng cộng 48 triệu euro để đón về 2 cầu thủ bao gồm 28 triệu euro cho Samuel Eto'o từ Mallorca và 21 euro để ký hợp đồng với Deco của Porto. Và sau đó, hiệu quả đã mang lại, Barcelona chính thức lên ngôi vô địch La Liga năm ấy với 4 điểm nhiều hơn đại kình địch Real Madrid. Mùa giải sau đó, chúnh bộ ba Eto'o, Ronaldinho và Deco cùng Henrik Larsson đã cụ thế hóa giấc mơ vô địch UEFA Champions League khi góp công giúp đội bóng xứ Catalan đánh bại Arsenal tại trận chung kết để lên ngôi vô địch.

Sau khi trải qua mùa giải 2006-07 với thành tích bết bát và trắng tay ở cả ba đấu trường, Barcelona đã chi ra khoảng 24 triệu euro để mua chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử Arsenal, tiền đạo Thierry Henry, tuy nhiên, mặc dù đã đầu tư rất kĩ càng nhưng mùa giải này Barca vẫn phải xếp sau đại kình địch Real Madrid và hệ quả Frank Rijkaard phải ra đi. Khi Pep Guardiola đến cầm quyền, ông đã thi hành chính sách chuyển giao về đội hình. Ronaldinho khi ấy đã phải ra đi, chiếc áo số 10 của anh được trao lại cho cầu thủ trẻ Lionel Messi. Sau đó Barca đã mua 2 cầu thủ của Sevilla, là Daniel Alves giá 32,5 triệu euro, một người cũng mang quốc tịch Brazil cùng với tiền vệ Seydou Keita, đồng thời BLĐ đã quyết định mua lại trung vệ Gerard Piqué, một cựu cầu thủ của lò La Masia từ Manchester United với mức phí 5 triệu euro. Barcelona khi ấy đang sở hữu thế hệ vàng của La Masia gồm Xavi Hernandez, Carles Puyol, Andres Iniesta, Sergio Busquets cùng với 3 thương vụ chuyển nhượng nói trên đã ngay lập tức tạo dấu ấn trong mùa giải đầu tiên cùng Guardiola khi họ giúp Barca trở thành đội bóng Tây Ban Nha đầu tiên đoạt cú ăn ba gồm 3 danh hiệu Cúp châu Âu, La Liga và Cúp nhà Vua.



Ngay sau khi đoạt chức vô địch UEFA Champions League, Nou Camp trở thành điểm đến thu hút các cầu thủ nước ngoài về thi đấu. Trong số đó có Zlatan Ibrahimović, cầu thủ người Thụy Điển đã gia nhập Barca với mức phí kỉ lục của câu lạc bộ khi ấy là 69 triệu euro bao gồm 46 triệu tiền mặt và Samuel Eto'o. Ngoài ra, Barca còn đón thêm 1 trung vệ để bổ sung cho hàng thủ là Dmytro Chygrynskiy từ Shakhtar Donetsk với giá 25 triệu euro. Tuy nhiên đây lại là hai bản hợp đồng thi đấu không thực sự thành công. Mặc dù Ibrahimovic đã ghi 21 bàn thắng sau 45 trận thi đấu, trong đó 1 bàn thắng vào lưới Real Madrid trong chiến thắng 1-0 ở trận lượt đi, nhưng Ibra lại không được lòng Guardiola nên phải ngồi dự bị và mất phong độ, còn Chygynskiy chỉ thi đấu cho Barca tổng cộng 14 trận trước khi bị bán lại cho Shakhtar Donetsk với giá 15 triệu euro.

Mùa hè năm 2010, Barcelona đã có được sự phục vụ của tiền đạo David Villa, cầu thủ đã ghi 5 bàn thắng giúp Tây Ban Nha lên ngôi vô địch thế giới năm 2010 với giá 40 triệu euro trả cho Valencia cùng với tiền vệ đánh chặn hay nhất giải ngoại hạng Anh, Javier Mascherano của Liverpool với giá 22 triệu euro và 1 hậu vệ cánh người Brazil, Adriano của Sevilla với 10 triệu euro trả cho đội bóng này. David Villa đã nhanh chóng hòa nhập cùng đội bóng, anh có cú đúp trong trận đại thắng 5-0 trước kình địch Real Madrid, cùng với Lionel Messi và Pedro Rodríguez tạo nên bộ ba hàng công giúp Barca vô địch Champions League sau đó lần thứ 2 trong 3 năm và danh hiệu La Liga. Sau khi có được mùa giải thành công, mùa hè năm ấy, Nou Camp đã đón chào sự trở lại của tiền vệ Cesc Fàbregas, cũng là một cựu cầu thủ của lò La Masia. Barca đã trả cho Arsenal khoản tiền 34 triệu euro để đón Fàbregas về mái nhà xưa. Ngoài ra câu lạc bộ còn có sự bổ sung cho hàng công, là tiền đạo Alexis Sánchez từ Udinese với giá 26 triệu euro. Sau Gerard Piqué, Cesc Fàbregas, mùa hè 1 năm sau đó, Barca mua lại thêm 1 cựu cầu thủ vốn xuất thân từ lò La Masia, lần này là hậu vệ trái Jordi Alba từ Valencia. Vốn đã từng có những năm tháng đẹp cùng Barca, Alba nhanh chóng gật đầu về Nou Camp chơi bóng. Năm đó Barca trả cho Valencia 14 triệu euro để có 1 sự bổ sung cho cánh trái.



Năm 2013, Barca cạnh tranh cùng Real Madrid để có chữ ký của thần đồng bóng đá Brazil, tiền đạo Neymar, và câu lạc bộ xứ Catalan đã giành quyền sở hữu ngôi sao này khi trả cho Santos mức phí 57 triệu euro, và có thể lên đến hơn 80 triệu euro tùy vào thành tích. Nhưng vụ chuyển nhượng này lại gây ra tranh cãi và tốn giấy mực của báo chí bởi khoản tiền mà Santos nhận được chỉ bằng một phần sáu tổng giá trị vụ chuyển nhượng Neymar cho đội vô địch La Liga. Cụ thể, Barca chỉ phải trả 17,1 triệu euro để mua toàn quyền sở hữu Neymar. 9,35 triệu trong số này, tương đương với 55% giá trị, được chi cho Santos. 45% còn lại chảy vào túi hai công ty đồng nắm giữ bản quyên hình ảnh tiền đạo 21 tuổi là Teisa Group và DIS. Gần 40 triệu euro còn lại được chi cho ba bên khác. Một trong số này là bố đẻ của Neymar, người đứng ra nói giúp cho Barca, khuyên con trai bỏ qua Real Madrid, Chelsea và Manchester City, ba đội bóng khác cũng theo đuổi chân sút người Brazil. Mặc dù Neymar đã đến sân Nou Camp, nhưng Barca mùa giải ấy vẫn trắng tay trên 3 đấu trường, lần đầu tiên trong 6 năm.

Không chấp nhận cảnh trắng tay, mùa hè 2014 là một cuộc mua sắm rầm rộ của đội bóng xứ Catalan. Cụ thể họ đã mua về tiền đạo kiêm vua phá lưới của giải ngoại hạng Anh, Luis Suárez khi chấp nhận trả cho Liverpool mức giá hơn 81 triệu euro mặc dù Suarez đang trong quá trình bị cấm thi đấu sau scandal tại World Cup 2014. Ngoài ra vị trí tuyến giữa còn có sự góp mặt của một bản hợp đồng mới, Ivan Rakitić với 18 triệu euro trả cho Sevilla - câu lạc bộ vốn là đối tác chuyển nhượng của Barca. BLĐ của đội bóng cũng chi ra 24 triệu euro để mua về 2 thủ môn Claudio Bravo và Marc-André ter Stegen để thay thế cho sự ra đi của Víctor Valdés và José Manuel Pinto. Sự mua sắm mạnh tay này đã giúp Barca đạt được thành công, cuối mùa CLB một lần nữa đoạt cú ăn ba, và trở thành câu lạc bộ duy nhất trên thế giới 2 lần làm được điều này. Sau mùa giải thuyết phục ấy, Barca tiếp tục đón thêm hai bản hợp đồng nữa, một là Arda Turan của Atlético Madrid với giá 34 triệu euro có thể tăng lên thành 41 triệu euro tùy vào cống hiến, và thêm 1 cựu cầu thủ của La Masia, Aleix Vidal với giá 18 triệu euro. Một năm sau đó, Barca đã mua thành công 2 cầu thủ quan trọng đã làm nên thành công của Valencia mùa giải trước là André Gomes và Paco Alcácer.


Kỉ lục mua cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]
















































Số
Nat
Tên
Giá (euro)
Từ
1
Brasil
Philippe Coutinho
120,000,000
Anh Liverpool
2
Pháp
Ousmane Dembélé
105,000,000
Đức Borussia Dortmund
3
Brasil
Neymar
88,000,000
Brasil Santos
4
Uruguay
Luis Suárez
82,000,000
Anh Liverpool
5
Thụy Điển
Zlatan Ibrahimović
69,000,000
Ý Inter Milan
6
Hà Lan
Marc Overmars
41,000,000
Anh Arsenal
7
Brasil
Paulinho
40,000,000
Trung Quốc Quảng Châu Hằng Đại Đào Bảo
8
Tây Ban Nha
David Villa
40,000,000
Tây Ban Nha Valencia
9
Argentina
Javier Saviola
36,000,000
Argentina River Plate
10
Brasil
Daniel Alves
35,000,000
Tây Ban Nha Sevilla













































Số
Nat
Tên
Giá (euro)
Từ
11
Bồ Đào Nha
André Gomes
35,000,000
Tây Ban Nha Valencia
12
Thổ Nhĩ Kỳ
Arda Turan
34,000,000
Tây Ban Nha Atletico
13
Tây Ban Nha
Cesc Fabregas
34,000,000
Anh Arsenal
14
Brasil
Ronaldinho
32,000,000
Pháp PSG
15
Bồ Đào Nha
Nélson Semedo
30,000,000
Bồ Đào Nha SL Benfica
16
Tây Ban Nha
Paco Alcácer
30,000,000
Tây Ban Nha Valencia
17
Cameroon
Samuel Eto'o
27,000,000
Tây Ban Nha Mallorca
18
Chile
Alexis Sanchéz
26,000,000
Ý Udinese
19
Pháp
Samuel Umtiti
25,000,000
Pháp Lyon
20
Ukraina
Dmytro Chygrynskiy
25,000,000
Ukraina Shakhtar

Kỉ lục bán cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]














































Số
Nat
Tên
Giá (euro)
Đến
1
Brasil
Neymar
222,000,000
Pháp PSG
2
Bồ Đào Nha
Luis Figo
60,000,000
Tây Ban Nha Real Madrid
3
Chile
Alexis Sánchez
42,000,000
Anh Arsenal
4
Tây Ban Nha
Cesc Fabregas
33,000,000
Anh Chelsea
5
Tây Ban Nha
Pedro Rodríguez
30,000,000
6
Bờ Biển Ngà
Yaya Touré
Anh Manchester City
7
Brasil
Ronaldo
28,000,000
Ý Inter Milan
8
Tây Ban Nha
Thiago Alcântara
25,000,000
Đức Bayern München
9
Thụy Điển
Zlatan Ibrahimović
24,000,000
Ý AC Milan
10
Brasil
Ronaldinho
22,000,000










































Số
Nat
Tên
Giá (euro)
Đến
11
Cameroon
Samuel Eto'o
20,000,000
Ý Inter Milan
12
Brasil
Sonny Anderson
19,000,000
Pháp Lyon
13
Chile
Claudio Bravo
18,000,000
Anh Manchester City
14
Ukraina
Dmytro Chygrynskiy
15,000,000
Ukraina Shakhtar
15
Brasil
Geovanni
Bồ Đào Nha SL Benfica
16
Tây Ban Nha
Iván de la Peña
Ý Lazio
17
Argentina
Diego Maradona
13,000,000
Ý Napoli
18
Tây Ban Nha
Bojan Krkić
12,000,000
Ý AS Roma
19
Bồ Đào Nha
Simão Sabrosa
Bồ Đào Nha SL Benfica
20
Pháp
Emmanuel Petit
11,000,000
AnhChelsea F.C

Cùng với Real Madrid, Athletic Bilbao và Osasuna, CLB Barcelona mang cấu trúc tổ chức như một hiệp hội đã đăng ký. Điều này có nghĩa là Barca thuộc sở hữu của tất cả những người ủng hộ họ, chủ tịch câu lạc bộ sẽ được bầu chọn thông qua những người ủng hộ. Chủ tịch câu lạc bộ không thể đầu tư tiền của mình vào câu lạc bộ mà câu lạc bộ chỉ có thể chi tiêu những khoản tiền do chính mình kiếm được. Nguồn thu nhập chủ yếu được đến từ việc bán áo đấu, shop lưu niệm, bản quyền truyền hình và tiền bán vé qua các trận đấu. Không giống như một công ty hạn chế, không một doanh nhân nào có thể mua cổ phiếu trong câu lạc bộ, bởi số lượt quyết định nằm ở các thành viên chính thức đã đăng ký. Các thành viên của Barcelona, được gọi là socios, tạo thành một đoàn các đại biểu là cơ quan quản lý cao nhất của câu lạc bộ.


Ban huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]



















Vị trí
Tên
HLV trưởngErnesto Valverde
Trợ lý HLVJon Aspiazu
Joan Barbarà
HLV thủ mônJosé Ramón de la Fuente
HLV thể hìnhAntonio Gómez
Edu Pons
José Antonio Pozanco
Trinh sát trưởngJosep Boada
Trinh sátMiki Albert
Ariedo Braida
Quique Costas
Jordi Melero
Urbano Ortega
Carles Rexach
Điều trị vật lýJuanjo Brau
Xavi Linde
Xavi López
Jaume Munill
Điều trị tâm lýJoaquín Valdés
Bác sĩRamón Canal
Daniel Medina
Ricard Pruna
Giám đốc bóng đáJordi Mestre
Thư ký kỹ thuật bóng đáÉric Abidal
Tổng giám đốc bóng đáJosé Segura
Giám đốc học việnJordi Roura
HLV đội BXavi García Pimienta
Thủ trưởng bóng đá trẻGuillermo Amor
José Mari Bakero
  • Cập nhật lần cuối: 5 tháng 8 năm 2018

Ban lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]


Chủ tịch Josep Maria Bartomeu.













Vị trí
Tên
Chủ tịchJosep Maria Bartomeu
Chủ tịch Ủy banRamon Adell
Phó chủ tịch kinh tếJavier Faus
Phó chủ tịch xã hộiJordi Cardoner
Phó chủ tịch thể chếCarles Vilarrubí
Phó chủ tịch thể thaoJordi Mestre
Thư kýAntoni Freixa
Thủ quỹSusana Monje
Giám đốc thể thaoJosep Ramon Vidal
Giám đốc công nghệDídac Lee
Giám đốc xã hộiRamon Pont
  • Cập nhật lần cuối: 31 tháng 5 năm 2016

Danh hiệu chính thức[sửa | sửa mã nguồn]



Quốc gia 70 danh hiệu


1928–29; 1944–45; 1947–48; 1948–49; 1951–52; 1952–53; 1958–59; 1959–60; 1973–74; 1984–85;

1990–91; 1991–92; 1992–93; 1993–94; 1997–98; 1998–99; 2004–05; 2005–06; 2008–09; 2009–10;

2010–11; 2012–13; 2014–15; 2015–16; 2017–18
1909–10; 1911–12; 1912–13; 1919–20; 1921–22; 1924–25; 1925–26; 1927–28; 1941–42; 1950–51;

1951–52; 1952–53; 1956–57; 1958–59; 1962–63; 1967–68; 1970–71; 1977–78; 1980–81; 1982–83;

1987–88; 1989–90; 1996–97; 1997–98; 2008–09; 2011–12; 2014–15; 2015-16; 2016-17; 2017-18
1983, 1991, 1992, 1994, 1996, 2005, 2006, 2009, 2010, 2011, 2013, 2016, 2018
1982-1983; 1985-1986
Quốc tế 20 danh hiệu
1991-1992; 2005-2006; 2008-2009; 2010-2011; 2014-2015
1978-1979; 1981-1982; 1988-1989; 1996-1997
1958; 1960; 1966
2009, 2011, 2015
1992, 1997, 2009, 2011, 2015

Danh hiệu khác[sửa | sửa mã nguồn]


  • Campionat de Catalunya.png Vô địch xứ Catalan: 23 lần
1901-02, 1902-03, 1904-05, 1908-09, 1909-10, 1910-11, 1912-13, 1915-16, 1918-19, 1919-20

1920-21, 1921-22, 1923-24, 1924-25, 1925-26, 1926-27, 1927-28, 1929-30, 1930-31, 1931-32

1934-35, 1935-36, 1937-38
  • Cúp xứ Catalan: 6 lần
1990-91, 1992-93, 1999-00, 2003-04, 2004-05, 2006-07
  • Cúp Liên đoàn xứ Catalan: 1 lần
1937-38
  • Siêu cúp bóng đá xứ Catalan: 1 lần
2014
  • Cúp Joan Gamper: 41 lần
1966, 1967, 1968, 1969, 1971, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977

1979, 1980, 1983, 1984, 1985, 1986, 1988, 1990, 1991, 1992

1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004

2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017

2018


  1. ^ Camp Nou – FC Barcelona Official Page

  2. ^ Top 10 Most Successful Spanish Football Clubs of All Time, sportsmuntra, 31 mai 2011

  3. ^ “Ficha Técnica” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Centro de Investigaciones Sociológicas. Tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010. 

  4. ^ a ă Ball, Phill 2003, tr. 89

  5. ^ a ă
    Dobson, Stephen; John Goddard (2001). The economics of football. Cambridge. tr. 335-338. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2001. 


  6. ^ a ă Javier Prieto Santos (ngày 4 tháng 5 năm 2006). “Barca: statistiques, particularismes, et curiosités”. So Foot. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. 

  7. ^ a ă â (tiếng Anh) “History: Origins (1899-1922)”. FC Barcelona. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2011. 

  8. ^ a ă “Camp Nou: histoire du stade du FC Barcelone”. fcbarcelonaclan.com. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2010. 

  9. ^ a ă Ball, Phill 2003, tr. 90-91

  10. ^ a ă â b c d “The crest”. FC Barcelona. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010. 

  11. ^ a ă LESAY Jean-Damien (ngày 29 tháng 6 năm 2006). “Le Barça et l'Unicef, la morale du maillot”. Libération. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2010. 

  12. ^ “Barcelone: un sponsor maillot pour 165 millions d'euros”. L'Express (avec AFP). Ngày 10 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2010. 

  13. ^ (tiếng Anh) “The anthems”. FC Barcelona. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2011. 

  14. ^ a ă â François Musseau (ngày 25 tháng 5 năm 2009). “Etre un "socio" du Barça, c’est avoir un passeport catalan (entretien avec Enrique Murillo)”. Libération. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2011. 

  15. ^ a ă Machenaud, Vincent. “Entretien avec Sandro Rosell: « Un Ballon d'or, ça vaut la Ligue des champions. »”. France football (3379 (supplément)): 26–27. 

  16. ^ (tiếng Catalunya) Sắc lệnh 162/1992, ngày 20 tháng 12 năm 1992, của concessió de la Creu de Sant Jordi de la Generalitat de Catalunya al Futbol Club Barcelona

  17. ^ (tiếng Tây Ban Nha) “Cien años y un día, Manuel Vázquez Montalbán”. El País. Ngày 6 tháng 12 năm 1999. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2011. 

  18. ^ (tiếng Tây Ban Nha) “Laporta du paradis”. So Foot. Ngày 14 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. 

  19. ^ Jaume Sobrequés i Callico 1998

  20. ^ “Hymne sifflé et coupé: la télé publiquelicencie le chef des sports”. La Dernière Heure/Les Sports. Ngày 14 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011. 

  21. ^ a ă â Coulaud, Vincent; Prieto, Sébastien (tháng 04 2006). “Rijkaard et la manière (entretien)”. So Foot (32): 42–43. 

  22. ^ a ă â b c d đ e ê Ghemmour, Ghérif; Gonzalez, Alexandre; Pietro Santos, Javier (tháng 04 2006). “Barça: gustar y gagnar”. So Foot (32): 34–40. 

  23. ^ “Entretien avec Luis Suarez”. So Foot. Ngày 25 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. 

  24. ^ Machenaud, Vincent (tháng 01 2011). “La Masía: « Le seul critère c'est le talent ! »”. France football (3379 (supplément)): 24–25. 

  25. ^ “Entretien avec Jose Ramon "Tatin" Alexanco”. So Foot. Ngày 21 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. 

  26. ^ a ă â “Entretien avec Andoni Zubizarreta”. So Foot. Ngày 19 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. 

  27. ^ “Johan Cruyff ou l'axe Amsterdam-Barcelone”. FIFA. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011. 

  28. ^ “Rijkaard until 30 June; Guardiola to take over”. FC Barcelona. Ngày 8 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009. 

  29. ^ (tiếng Tây Ban Nha) “Parreira: "Hace 30 ó 40 años que el Barça creó un estilo"”. Marca. Ngày 8 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011. 

  30. ^ (tiếng Anh) “FC Barcelona Information”. fcbarcelona.cat. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011. 

  31. ^ a ă â b (tiếng Anh) “Camp Nou: Brief history”. fcbarcelona.cat. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2010. 

  32. ^ Santacana, Carles (ngày 14 tháng 3 năm 2009). “Cent anys del camp de la Indústria” (bằng tiếng Catalan). FC Barcelona. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2010. 

  33. ^ a ă â “Brief history of Camp Nou”. FC Barcelona. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010. 

  34. ^ Farred, Grant. tr. 124.

  35. ^ Eaude, Michael. tr. 104.

  36. ^ a ă (tiếng Tây Ban Nha) O. Domènech/S. Solé (ngày 25 tháng 11 năm 2008). “Más de 36.000 abonados ausentes en el Estadi”. El Mundo Deportivo. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2011. 

  37. ^ (tiếng Tây Ban Nha) “El proyecto Barça Parc, adelante” (bằng tiếng Tây Ban Nha). FC Barcelona. 2009. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2009. 

  38. ^ “Players”. FC Barcelona. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2018. 

  39. ^ a ă (tiếng Anh) Moore, Rob; Stokkermans, Karel. “European Footballer of the Year ("Ballon d'Or")”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation (RSSSF). Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. 

  40. ^ (tiếng Anh) “World Player of the Year - Winners”. RSSSF. Truy cập 14 janvier 2011. 

  41. ^ (tiếng Anh) “Golden Boot ("Soulier d'Or") Awards”. RSSSF. Truy cập 14 janvier 2011. 

  42. ^ Messi consigue su tercer Trofeo Di Stéfano Marca.com 01/06/11 (tiếng Tây Ban Nha)

  43. ^ (tiếng Anh) “Spain - List of Topscorers ("Pichichi")”. RSSSF. Truy cập 14 janvier 2011. 

  44. ^ “Evolution 1929–10”. Liga de Fútbol Profesional. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010. 

  45. ^ Torre, Raúl (ngày 29 tháng 1 năm 2009). “Spain – List of League Cup Finals”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation (RSSSF). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2010. 

  46. ^ “Champions League history”. Union of European Football Associations (UEFA). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2010. 

  47. ^ “UEFA Cup Winners' Cup”. UEFA. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2010. 

  48. ^ “Tournaments”. FIFA. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2010. 

  49. ^ “UEFA Super Cup”. UEFA. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2010. 


  • Arnaud, Pierre; Riordan, James (1998). Sport and international politics. Taylor & Francis. ISBN 978-0-419-21440-3. 

  • Ball, Phill (2003). Morbo: The Story of Spanish Football. WSC Books Limited. ISBN 0-9540134-6-8. 

  • Burns, Jimmy (1998). Barça: A People's Passion. Bloomsbury. ISBN 0-7475-4554-5. 

  • Chadwick, Simon; Arthur, Dave (2007). International cases in the business of sport. Butterworth-Heinemann. ISBN 0-7506-8543-3. 

  • Desbordes, Michael (2007). Marketing and football: an international perspective. Butterworth-Heinemann. ISBN 0-7506-8204-3. 

  • Dobson, Stephen; Goddard, John A. (2001). The economics of football. Cambridge University Press. ISBN 0-521-66158-7. 

  • Eaude, Michael (2008). Catalonia: a cultural history. Oxford University Press. ISBN 0-19-532797-7. 

  • Ferrand, Alain; McCarthy, Scott (2008). Marketing the Sports Organisation: Building Networks and Relationships. Taylor & Francis. ISBN 0-415-45329-1. 

  • Fisk, Peter (2008). Business Genius: A More Inspired Approach to Business Growth. John Wiley and Sons. ISBN 1-84112-790-6. 

  • Ghemawat, Pankaj (2007). Redefining global strategy: crossing borders in a world where differences still matter. Harvard Business Press. tr. 2. ISBN 1-59139-866-5. 

  • Farred, Grant (2008). Long distance love: a passion for football. Temple University Press. ISBN 1-59213-374-6. 

  • Ferrand, Alain; McCarthy, Scott (2008). Marketing the Sports Organisation: Building Networks and Relationships. Taylor & Francis. ISBN 0-415-45329-1. 

  • King, Anthony (2003). The European ritual: football in the new Europe. Ashgate Publishing, Ltd. ISBN 0-7546-3652-6. 

  • Kleiner-Liebau, Désirée (2009). Migration and the Construction of National Identity in Spain 15. Iberoamericana Editorial. ISBN 84-8489-476-2. 

  • Murray, Bill (1998). The world's game: a history of soccer. University of Illinois Press. ISBN 0-252-06718-5. 

  • Peterson, Marc (2009). The Integrity of the Game and Shareholdings in European Football Clubs. GRIN Verlag. ISBN 3-640-43109-X. 

  • Raguer, Hilari (2007). The Catholic Church and the Spanish Civil War 11. Routledge. ISBN 0-415-31889-0. 

  • Shubert, Adrian (1990). A social history of modern Spain. Routledge. ISBN 0-415-09083-0. 

  • Snyder, John (2001). Soccer's most wanted: the top 10 book of clumsy keepers, clever crosses, and outlandish oddities. Brassey's. ISBN 1-57488-365-8. 

  • Spaaij, Ramón (2006). Understanding football hooliganism: a comparison of six Western European football clubs. Amsterdam University Press. ISBN 90-5629-445-8. 

  • Witzig, Richard (2006). The Global Art of Soccer. CusiBoy Publishing. ISBN 0-9776688-0-0. 

Lịch sử Barça: