Monday 15 October 2018

Đài Tiếng nói Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt


Đài Tiếng nói Việt Nam (tên tiếng Anh là "Radio The Voice of Vietnam", viết tắt là VOV), còn gọi là Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam,[3][4][5] là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ truyền tải thông tin, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Đài được sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn và phát sóng.[6] Hiện tại, Đài Tiếng nói Việt Nam là tổ hợp truyền thông đa phương tiện quan trọng hàng đầu cả nước, với đủ cả bốn loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo in giấy và báo điện tử trực tuyến.[7][8]


Lịch sử hình thành và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]


  • 11h30 phút ngày 7/9/1945: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức ra đời. Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà".

  • Ngày 1/6/1946: Đài Tiếng nói Nam Bộ ra đời, Đài có khi lấy tên là Đài Tiếng nói Đồng Tháp Mười hay Đài Tiếng nói miền Nam Việt Nam.

  • Ngày 23/10/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện trực tiếp với đồng bào cả nước về Tạm ước ngày 14/9/1946 qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Ngày 21/1/1947: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Đài Tiếng nói Việt Nam đọc thơ Chúc Tết gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Hồ Chủ tịch viết tặng sư cụ chùa Trầm mấy chữ trên giấy hồng điều: “Kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”. Cũng tại đây, Đài Tiếng nói Việt Nam đã ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ.

  • Ngày 22/1/1947: Đài phát thư Chúc Tết của Bác Hồ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (có lời dịch).

  • Ngày 19/5/1947: Đài lại chuyển đến địa điểm sơ tán mới và chỉ xướng danh: “Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam”.

  • 11h00 ngày 2/9/1947: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Đài và đọc Diễn văn nhân ngày Quốc khánh.

  • Tháng 4/1949: Tổ chức bộ phận biên soạn tin trong nước cho các báo và các đài.

  • Ngày 10/10/1954: Khi bộ đội vào giải phóng và tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng với xưng danh: “Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.

  • Ngày 20/10/1954: Đài Tiếng nói Việt Nam đã thực sự phát sóng chính thức từ Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

  • Đầu năm 1955: Bác Hồ đến thăm Đài.

  • Ngày 7/9/1955: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất.

  • Năm 1960: Thành lập Ban biên tập miền Nam.

  • Năm 1960: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

  • Tháng 1/1961: Bác Hồ đến thăm khu Trung tâm bá âm.

  • Năm 1962: Chính phủ quyết định chuyển các máy phát sóng phát thanh sang cho Tổng cục Bưu điện để thống nhất quản lý kỹ thuật vô tuyến viễn thông vào một mối và theo cơ chế hạch toán. Đài Tiếng nói Việt Nam tập trung vào khâu biên tập đến ghi âm và truyền tín hiệu đến đầu đường cáp dẫn đến máy phát. Cũng trong năm này, Đài Tiếng nói Việt Nam được nâng cấp thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng chính phủ. Tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng phân thành các ban biên tập tương đương cấp vụ, cục.

  • Ngày 19/8/1968: Chương trình phát thanh dành cho đồng bào ngưòi Việt Nam ở xa Tổ quốc được bắt đầu phát sóng vào khoảng 00h00 (giờ Việt Nam).

  • Sáng ngày 2/9/1969: Phát sóng bản tin đặc biệt: Thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • 6h00 sáng ngày 4/9/1969: Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

  • Ngày 2/1/1970: Bộ Biên tập triệu tập họp để trao đổi về việc phát thử nghiệm một chương trình truyền hình nhân dịp 25 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Ngày 7/9/1970: Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên. Đây là buổi phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chương trình gồm 15 phút tin tức thời sự và 30 phút ca nhạc.

  • Từ ngày 16/4/1972: Truyền hình phải tạm thời ngừng phát sóng do chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ bằng không quân.

  • Ngày 23/12/1972: Máy bay B52 của Mỹ đã rải thảm bom xuống khu vực Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì và Đài Bạch Mai, đồng thời là khu tập thể lớn, phá huỷ cả hai cơ sở phát sóng lớn tại Hà Nội. Hơn 100 gia đình cán bộ của Đài bị mất nhà cửa. Làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam phải ngừng 9 phút. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát sóng.

  • Tối ngày 27/1/1973: Công bố tin và Văn kiện đình chiến ký kết tại Paris tới thính giả cả nước và một phần châu lục.

  • Ngày 19/8/1973: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Cục Kỹ thuật phát thanh được tặng Huân chương chiến công hạng Nhất.

  • Ngày 7/9/1973: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

  • Sáng ngày 30/4/1975: Quân Giải phóng tiếp quản Đài Vô tuyến Sài Gòn và Đài Truyền hình Sài Gòn.

  • Trưa ngày 30/4/1975: Phát tin Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

  • Chiều ngày 30/4/1975: Ban Truyền hình tách ra một bộ phận để tiến hành công việc chuẩn bị cơ sở truyền hình ở Giảng Võ.

  • Ngày 16/6/1976: Đài Truyền hình Trung ương chính thức phát sóng hàng ngày. Ban Lãnh đạo đổi tên là Ban Giám đốc. Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên là Đài phát thanh và truyền hình.

  • 11h30 ngày 2/7/1976: Đài Tiếng nói Việt Nam đổi xưng danh thành: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

  • Ngày 7/9/1977: Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.

  • Ngày 7/9/1980: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

  • Năm 1984: Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam được tách ra khỏi cơ cấu của Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình, trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng.

  • Ngày 30/4/1987: Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình giải thể, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam trở thành 3 cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 71-HĐBT, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Ngày 29/6/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200 – CT về tổ chức bộ máy của Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Ngày 19/8/1989: Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo lại tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

  • Năm 1990: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

  • Tháng 8/1993: Chính phủ giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam quản lý các máy phát sóng của toàn hệ thống do Tổng cục Bưu điện chuyển sang, cũng như quản lý nghiệp vụ hệ thống các đài phát thanh, hệ thống các đài truyền hình địa phương trong cả nước.

  • Ngày 16/8/1993: Chính phủ ban hành Nghị định số 53-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Ngày 7/9/1995: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.

  • Ngày 2/11/1998: Báo "Tiếng nói Việt Nam", tờ báo giấy của Đài Tiếng nói Việt Nam ra số đầu tiên.

  • Ngày 3/2/1999: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát thanh trực tuyến trên mạng Internet.

  • Ngày 26/3/1999: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thái Lan.

  • Tháng 6/2000: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp.

  • Ngày 1/5/2001: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga, Trung Quốc.

  • Ngày 7/9/2001: Đài Tiếng nói Việt Nam được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

  • Năm 2002: Khai trương cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập.

  • Năm 2003: Khai trương cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nhật Bản.

  • Ngày 18/7/2003: Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2003/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

  • Ngày 19/11/2003: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1287/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Tiếng nói Việt Nam đến năm 2010.

  • Ngày 10/4/2007, tại buổi làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận một số vấn đề quan trọng đối với Đài Tiếng nói Việt Nam (Thông báo số 67/TB-VPCP).

  • Ngày 4/2/2008: Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2008/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trải qua hơn 60 năm kể từ lúc hình thành, Đài Tiếng nói Việt Nam đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng những huân chương và danh hiệu cao quý:[1]


Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.[9]

Lời xướng của Đài dùng từ buổi phát thành đầu tiên từ ngày 7 tháng 9 năm 1945 đến ngày 1 tháng 7 năm 1976 (do Việt Khoa và Tuyết Mai thể hiện):[10]


Lời xướng dùng từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay (do Hà Phương và Hoàng Yến thể hiện):[10]


Các loại hình truyền thông đa phương tiện[sửa | sửa mã nguồn]


Phát thanh[sửa | sửa mã nguồn]


  • VOV1 (Kênh Thời sự): Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, VOV1 phát sóng từ 05h00 đến 24h00 hàng ngày trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM phủ khắp cả nước.Từ 00h00 đến 05h00 tiếp sóng hệ VOV3.[11]

  • VOV2 (Kênh Văn hoá - Xã hội): Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, VOV2 phát sóng từ 05h00 đến 24h00 hàng ngày trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM phủ khắp cả nước.[12]

  • VOV3 - One Radio (Kênh Âm nhạc): Phát sóng lần đầu tiên vào 07h00 ngày 7 tháng 9 năm 1990 trên tần số FM 100 MHz. Năm 1995, VOV3 đổi sang tần số FM 102.7 MHz tại Hà Nội. Ngày 20/9/2006, kênh có tên là Xone FM (hầu hết các chương trình của Xone FM chỉ phát vào 6h-9h và 16h-23h, còn lại là nội dung của VOV3). Từ ngày 1 tháng 3 năm 2018, VOV3 đổi tên thành VOV3 - One Radio, nội dung đổi mới hoàn toàn. VOV3 - One Radio phủ sóng FM toàn quốc với thời lượng 24 giờ hàng ngày.[13]

  • VOV4 (Kênh phát thanh Dân tộc): Chính thức phát sóng từ ngày 1 tháng 10 năm 2004.[14] Hiện nay, VOV4 sản xuất và phát sóng bằng 11 tiếng dân tộc thiểu số tại các khu vực là: tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Thái (trung du và miền núi Bắc Bộ), tiếng Cơ Tu (miền Trung), tiếng Ê Đê, tiếng Gia Rai, tiếng Ba Na, tiếng Xơ Đăng, tiếng K’Ho, tiếng M'Nông (Tây Nguyên), tiếng Chăm (Đông Nam Bộ) và tiếng Khmer (Đồng bằng sông Cửu Long), cùng một số chương trình bằng tiếng phổ thông. Các chương trình của hệ VOV4 được phát trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM.[15]

  • VOV5 (Kênh phát thanh Đối ngoại): Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1945. Hiện nay, VOV5 sản xuất và phát sóng bằng 13 ngôn ngữ là tiếng Việt (dành cho đồng bào người Việt Nam ở nước ngoài), tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng phổ thông Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Khmer (Campuchia), tiếng Indonesia và tiếng Hàn. Các chương trình phát thanh của hệ VOV5 được phát trên sóng ngắn và sóng trung sang châu Âu, Bắc Mỹ, một phần Trung Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, một phần châu Phi. Tất cả các chương trình phát thanh đối ngoại bằng tiếng nước ngoài của hệ VOV5 cũng được phát ở trong nước trên sóng FM tần số 105,5 MHz tại Hà Nội, sóng FM tần số 105,7 MHz tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng,Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.[16]

  • Hệ thống kênh VOV Giao thông Quốc gia (VOV GT):[17] Bao gồm:
    • Kênh VOV GT Hà Nội: Phát sóng thử nghiệm từ 11h00 ngày 18 tháng 5 năm 2009 trên sóng FM tần số 91 MHz tại Hà Nội, phát sóng chính thức ngày 21 tháng 6 năm 2009.[18][19]

    • Kênh VOV GT TP.HCM: Phát sóng thử nghiệm trên sóng FM tần số 91 MHz tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 tháng 12 năm 2009, phát sóng chính thức ngày 2 tháng 1 năm 2010.[20][21]

    • Kênh Mekong FM: Phát sóng từ ngày 25/6/2017 trên sóng FM tần số 90 MHz, phủ sóng các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Thời lượng 19 giờ trong ngày, từ 05h00 đến 24h00 hằng ngày. Cung cấp thông tin về đời sống của người dân miền Tây sông nước.

  • Kênh VOV Tiếng Anh 24/7: Bắt đầu phát sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ ngày 1 tháng 10 năm 2015 trên sóng FM tần số 104 MHz, chính thức phát sóng từ sáng ngày 6 tháng 11 năm 2015.[22][23][24]

  • Kênh VOV FM 89 (Sức khoẻ - Môi trường - An toàn thực phẩm): Phát sóng từ ngày 27/2/2017 trên sóng FM tần số 89 MHz, thay thế kênh phát thanh FM Cảm xúc. Thời lượng 17 giờ trong ngày, từ 06h00 đến 23h00 hàng ngày. Cung cấp thông tin sức khoẻ, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.Nay kênh do Xone Radio chịu trách nhiệm sản xuất(từ 7h đến 13h và từ 17h đến 23h), còn lại các khung giờ khác do VOV chịu trách nhiệm sản xuất.

  • VOV6 (Kênh Văn học - Nghệ thuật): Phát sóng vào năm 2019 từ 5 giờ đến 24 giờ mỗi ngày trên sóng FM 105 MHz tại Hà Nội và FM tần số 105,3 MHz tại Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Hải Phòng, Cần Thơ.






















Kênh
Tần số phổ biến (FM/AM)
Thông tin - Ghi chú
VOV1
94 MHz

95 MHz
100 MHz
675 kHz


Chi tiết


Kênh Thời sự do Ban Thời sự (VOV1) chịu trách nhiệm biên tập nội dung cho toàn bộ sóng VOV1. Từ 1/9/2018, kênh thay đổi toàn bộ nội dung mới


VOV2
96,5 MHz

99,5 MHz
89,0 MHz
103,5 MHz
549 kHz


Chi tiết


Ngày 04/01/2018, thể theo nguyện vọng của Nhà phê bình văn học, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (ĐTNVN) Nguyễn Thế Kỷ, Chính phủ đã cho phép ĐTNVN tái thành lập Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), và từ ngày 01/02/2018 ĐTNVN chính thức tái thành lập Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) trên cơ sở tách từ phòng Văn học - Nghệ thuật của Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo (nay là Ban Văn hóa - Xã hội VOV2). Hiện tại toàn bộ các chương trình do VOV6 sản xuất đều được phát sóng trên kênh VOV2.


Hiện tại kênh VOV2 đang được phát sóng từ 05h00 đến 24h00 hàng ngày.

VOV3 - One Radio
101 MHz

101,5 MHz
104,5 MHz
102,7 MHz


Chi tiết


Phát sóng lần đầu tiên vào lúc 07h00 ngày 07/09/1990 nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam trên tần số 100MHz và chuyển sang tần số 102.7 Mhz vào năm 1995. Năm 2006, kênh có tên là Xone FM (nội dung của Xone FM do Công ty TNHH Sóng Xuân sản xuất). Từ 1/3/2018 kênh thay đổi hoàn toàn nội dung và có tên mới là VOV3 - One Radio. Đây là kênh phát thanh đầu tiên được phát sóng trên sóng FM đạt chất lượng âm thanh cao.


VOV4
88 MHz

90,5 MHz

97 MHz

Một số khu vực dùng chung tần số với VOV1, VOV2


Chi tiết


VOV4 là hệ thống các kênh phát thanh chuyên biệt về các chương trình tiếng dân tộc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số cùng một số chương trình tiếng phổ thông. Kênh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004. Hiện tại kênh có 5 phiên bản:


  • VOV4 Tây Bắc: Phát sóng các chương trình tiếng Dao, tiếng H'Mông và tiếng Thái.

  • VOV4 Miền Trung: Phát sóng các chương trình tiếng Cơ Tu.

  • VOV4 Tây Nguyên: Phát sóng các chương trình tiếng Ba na, tiếng Cơ ho, tiếng Ê Đê, tiếng Gia Rai, tiếng M'Nông, tiếng Xê Đăng, tiếng H'Mông và tiếng Thái.

  • VOV4 Thành phố Hồ Chí Minh: Phát sóng các chương trình tiếng Chăm.

  • VOV4 Đồng bằng Sông Cửu Long: Phát sóng các chương trình tiếng Khmer.

VOV5
105,5 MHz

Chi tiết


Hiện tại kênh đang phát 13 thứ tiếng nước ngoài: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Lào, tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng Nhật, tiếng Indonesia, tiếng Hàn và tiếng Việt. Kênh được phát sóng từ 07h00 đến 24h00 hàng ngày.


VOV Giao thông
91 MHz

91,5 MHz

90 MHz (chỉ tại Đồng bằng Sông Cửu Long)


Chi tiết


VOV Giao thông Quốc gia là hệ thống các kênh phát thanh chuyên biệt về cập nhật tình hình giao thông. Hiện tại kênh có 3 phiên bản:


  • VOV Giao thông Hà Nội:

  • VOV Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Mekong FM:

VOV Tiếng Anh 24/7
104 MHz

Chi tiết


Kênh được chịu trách nhiệm sản xuất bởi Ban Đối ngoại (VOV5)


VOV FM 89
89 MHz

Chi tiết


Kênh phát thanh chuyên biệt về Sức khỏe - Môi trường và Vệ sinh an toàn thực phẩm, lên sóng chính thức từ ngày 27/02/2017 thay thế cho kênh FM Cảm xúc trước đó. Hiện tại kênh chỉ có thể nghe được tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Kênh được sóng từ 06h00 đến 23h00 hàng ngày. Từ 02/09/2018 kênh dành thêm thời lượng phát sóng cho Xone FM (kênh do Công ty TNHH Sóng Xuân sản xuất) phát sóng từ 07h00 đến 13h00 và từ 17h00 đến 22h00 hàng ngày, trước đó kênh đã từng được phát trên kênh VOV3; thời lượng phát sóng còn lại do VOV sản xuất.


VOV6
105 MHz

Chi tiết


Kênh Văn học Nghệ thuật phát sóng vào ngày 1/1/2019 trên sóng FM tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Hải Phòng và Cần Thơ.


Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]


Buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam diễn ra vào đêm ngày 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình. Ngày 19 tháng 5 năm 1980, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương. Ngày 30 tháng 4 năm 1987 Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam.[25]

Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có một kênh truyền hình và một Đài truyền hình trực thuộc là:


  • Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam, gọi tắt là VOV TV:[26] Tên gọi ban đầu của kênh là Hệ phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam, viết tắt là VOV TV, bắt đầu phát sóng thử nghiệm từ chiều ngày 7 tháng 9 năm 2008[27][28] Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động truyền hình cho Đài Tiếng nói Việt Nam bằng quyết định số 871/GP–BTTT ký ngày 23 tháng 5 năm 2012, ngày 24 tháng 5 năm 2012, Hệ phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên thành Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam, tên gọi tắt vẫn là VOVTV.[29][30][31]

  • Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC: Trước đây Đài trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, từ ngày 2 tháng 6 năm 2015 chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Tháng 1 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận đề nghị của Đài Tiếng nói Việt Nam cho sáp nhập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC vào Đài Tiếng nói Việt Nam.[32] Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.[33] Sáng ngày 27 tháng 6 năm 2015, trong lễ bàn giao Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến đã ký kết biên bản bàn giao nguyên trạng Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC cho Đài Tiếng nói Việt Nam.[34][35]

Báo chí - cơ quan ngôn luận của VOV[sửa | sửa mã nguồn]


Báo chí là một trong những cơ quan ngôn luận quan trọng của VOV. Từ ngày 2 tháng 11 năm 1998 (báo Tiếng nói Việt Nam phát số in đầu tiên) cho đến nay, có hai loại báo chí chính thức là báo điện tử trực tuyến và báo in giấy:


  • Báo điện tử VOV [1] là một trong những cơ quan nhà đài trực tuyến của VOV hoạt động từ ngày 03/09/1999 đến nay. Hoạt động cập nhật tin tức mọi đời sống của người dân, tin trong nước, tin quốc tế,... trên 24/24 giờ mỗi ngày.

  • Báo điện tử VTC [2] hoạt động từ 07/07/2008, kể từ khi VTC sáp nhập vào VOV vào ngày 2/6/2015, báo điện tử này cũng như cả hệ thống cơ quan của VTC trở thành một bộ phận của VOV đến nay.

  • Báo Tiếng nói Việt Nam (báo giấy) là một trong những báo in của VOV, ra số đầu tiên từ ngày 02 tháng 11 năm 1998 đến nay, với cập nhật tin tức đầy đủ trên báo in (cũng như báo mạng VOV và VTC)

Ban lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]


Ban lãnh đạo hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]


  • Tổng giám đốc: Nguyễn Thế Kỷ

  • Phó Tổng Giám đốc: Vũ Hải

  • Phó Tổng Giám đốc: Trần Minh Hùng

  • Phó Tổng Giám đốc: Nguyễn Xuân Huy

(Phó TGĐ Vũ Minh Tuấn đã được điều động sang làm Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội)


Tổng Giám đốc qua các thời kì[sửa | sửa mã nguồn]


  1. Trần Lâm

  2. Phan Quang

  3. Trần Mai Hạnh

  4. Vũ Văn Hiền

  5. Nguyễn Đăng Tiến

  6. Nguyễn Thế Kỷ

Các phòng, ban trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Khối Biên tập[36][sửa | sửa mã nguồn]


  • Ban Thời sự (Sáp nhập Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp và Trung tâm Tin) (VOV1)

  • Ban Văn hóa Xã hội (Trước đây là Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo) (VOV2)

  • Ban Âm nhạc (Trước đây là Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí) (VOV3)

  • Ban Dân tộc (Trước đây là Hệ Phát thanh dân tộc) (VOV4)

  • Ban Đối ngoại (Trước đây là Hệ Phát thanh đối ngoại) (VOV5)

  • Ban Văn học Nghệ thuật (Trước đây là Hệ Văn học Nghệ thuật) (VOV6)

  • Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV TV)

  • Kênh VOV Giao thông Quốc gia (VOV GT)

  • Báo Tiếng nói Việt Nam

  • Báo điện tử VOV

  • Đài truyền hình kỹ thuật số VTC

  • Ban Biên tập Thanh thiếu niên (Thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)

  • Ban Biên tập Phát thanh Vì an ninh Tổ quốc (Thuộc Bộ Công an)

  • Ban Biên tập Phát thanh Quân đội nhân dân (Thuộc Bộ Quốc phòng)

  • Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (trước kia là Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam)

Khối Kỹ thuật[37][sửa | sửa mã nguồn]


  • Trung tâm kỹ thuật phát thanh

  • Trung tâm âm thanh

  • Trung tâm ứng dụng tin học và phát triển công nghệ phát thanh (RITC)

Khối Quản lý[38][sửa | sửa mã nguồn]


  • Văn phòng

  • Ban tổ chức cán bộ

  • Ban thư ký biên tập và thính giả

  • Ban Kế hoạch - Tài chính

  • Ban hợp tác quốc tế

  • Ban kiểm tra

  • Văn phòng Đảng ủy

  • Ban quản lý dự án

  • Văn phòng công đoàn

Khối Doanh nghiệp[39][sửa | sửa mã nguồn]


  • Tổng Công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin EMICO

  • Trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh (VOVAS)

Khối Đào tạo[40][sửa | sửa mã nguồn]


Khối Cơ quan thường trú[41][sửa | sửa mã nguồn]


Cơ quan thường trú trong nước:


Cơ quan thường trú nước ngoài:



  1. ^ a ă “Những mốc lịch sử chính của Đài tiếng nói Việt Nam”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008. 

  2. ^ Quyết định thành lập Hội đồng PBGDPL Trung ương, Cổng thông tin Bộ Tư pháp Việt Nam

  3. ^ Chương trình nghệ thuật tri ân Thanh niên xung phong. Ngày 25 tháng 7 năm 2013 [Ngày 16 tháng 9 năm 2013].

  4. ^ Hoài Việt. Tiếng nói Việt Nam. Ngày 3 tháng 1 năm 2012 [Ngày 16 tháng 9 năm 2013].

  5. ^ Liên hoan quốc tế các đài phát thanh tiếng Nga. Ngày 2 tháng 11 năm 2009 [Ngày 16 tháng 9 năm 2013].

  6. ^ Chức năng nhiệm vụ, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.

  7. ^ Thanh Hà. Đài TNVN hội đủ bốn loại hình báo chí. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  8. ^ Vũ Văn Hiền, 65 năm - chặng đường vẻ vang, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.

  9. ^ T.H, Bài hát “Diệt phát xít” vang mãi cùng thời gian, Đắk Nông, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.

  10. ^ a ă Mốc lịch sử, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015

  11. ^ Hệ Thời sự Chính trị Tổng Hợp VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  12. ^ Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  13. ^ Hệ âm nhạc và giải trí VOV3. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  14. ^ Thu Hòa.1-10: hệ phát thanh dân tộc (VOV4) chính thức hoạt động. Ngày 29 tháng 9 năm 2004 [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  15. ^ Hệ phát thanh dân tộc VOV4. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  16. ^ ,http://vovworld.vn/vi-vn/introvov5.vov Hệ phát thanh đối ngoại VOV5]. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  17. ^ VOV Giao thông. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  18. ^ BL, Thành lập Kênh phát thanh Giao thông (VOV Giao thông) tần số 91Mhz của Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  19. ^ Nguyễn Thịnh, Cánh sóng không ngừng vươn xa, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  20. ^ Hoàng Sơn, Thủ tướng phát lệnh phát sóng kênh VOV giao thông, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  21. ^ VOV Giao thông TP HCM chính thức phát sóng thử nghiệm, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  22. ^ VOV chính thức phát sóng Kênh Phát thanh tiếng Anh 24/7, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.

  23. ^ Bích Lan, VOV chính thức ra mắt Kênh tiếng Anh 24/7, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.

  24. ^ Bình Minh, VOV công bố phát sóng Kênh tiếng Anh liên tục đầu tiên tại Việt Nam, Infonet, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.

  25. ^ Nguyễn Kim Trạch, VTV - Giấc mơ lãng mạn đã thành hiện thực, Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2015.

  26. ^ Kênh truyền hình VOV. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  27. ^ Thanh Hà, Ngọc Thành. Đài TNVN phát sóng Hệ phát thanh có hình.. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  28. ^ Đông Giang. VOVTV – không ngừng đổi mới. [Ngày 14 tháng 9 năm 2013].

  29. ^ Giới thiệu Kênh Truyền hình VOV, Kênh Truyền hình VOV, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  30. ^ Nam Khánh, Chuyển Hệ phát thanh có hình thành Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  31. ^ Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam được cấp phép hoạt động chính thức, VOV5, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  32. ^ B.T.Ngọc, Thủ tướng: Bàn giao nguyên trạng VTC về VOV, Người lao động, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  33. ^ Thủ tướng ký quyết định chuyển đài VTC về VOV, VietNamNet, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  34. ^ Bàn giao Truyền hình kỹ thuật số VTC về Đài tiếng nói Việt Nam , VietnamPlus, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  35. ^ Anh Tuấn, Bàn giao VTC về Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.

  36. ^ “Khối Biên tập”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008. 

  37. ^ “Khối Kĩ thuật”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008. 

  38. ^ “Khối Quản lý”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008. 

  39. ^ “Khối Doanh nghiệp”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008. 

  40. ^ “Khối Đào tạo”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008. 

  41. ^ “Cơ quan thường trú”. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008. 


No comments:

Post a Comment