Monday 15 October 2018

Tự sát – Wikipedia tiếng Việt



Tự sát (Hán-Việt: 自殺, có nghĩa là "tự giết", tiếng Anh:suicide bắt nguồn từ tiếng Latin: Suicidium từ chữ sui caedere nghĩa là "giết chính mình") hay tự tử, tự vẫn là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm thần cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện rượu và lạm dụng ma túy.[1] Chịu áp lực hoặc gặp những tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ giữa các cá nhân (thất tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè....) có thể đóng một vai trò quan trọng gây ra quyết định tự sát.[2]

Hơn một triệu người chết do tự sát mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng nó là nguyên nhân đứng thứ 13 gây ra tử vong trên toàn thế giới[3] và Hội đồng An toàn quốc gia Hoa Kỳ (National Safety Council) đánh giá tự sát là nguyên nhân đứng thứ 6 gây ra số người chết tại Hoa Kỳ.[4] Mặt khác, tự sát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thanh thiếu niên và người trưởng thành dưới 35 tuổi.[5][6] Tỷ lệ tự sát ở nam cao hơn nhiều so với ở nữ giới.[7] Có khoảng 10-20 triệu vụ tự sát không thành xảy ra mỗi năm trên toàn thế giới.[8]

Quan điểm về hành vi tự sát bị ảnh hưởng bởi những quan niệm văn hóa rộng hơn về các khía cạnh như tôn giáo, danh dự, và ý nghĩa cuộc sống. Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham xem tự sát như là một hành vi phạm tội đối với Thiên Chúa do niềm tin tôn giáo về sự thiêng liêng của cuộc sống. Ở phương Tây nó thường bị coi như là một tội ác nghiêm trọng. Ngược lại, trong thời kỳ samurai ở Nhật Bản, mổ bụng tự sát (gọi là Seppuku) được tôn trọng như một phương tiện để chuộc tội cho sự thất bại hoặc là một hình thức phản đối. Trong thế kỷ 20, tự sát bằng hình thức tự thiêu đã được sử dụng như là một cách để bày tỏ sự phản đối, trong phương thức cảm tử của thần phong và đánh bom tự sát được xem như là chiến thuật quân sự hoặc khủng bố. Sati là một nghi thức tang lễ của đạo Hindu, trong nghi thức này người góa phụ hoặc là tự nguyện, hoặc bị áp lực từ gia đình và luật lệ sẽ phải cùng chịu thiêu chung với xác chồng,[9] nghi thức này cũng được thực hiện tương tự tại Chiêm Thành.

Tự sát với sự hỗ trợ của y tế (chết tự nguyện, hoặc quyền được chết) là một đề tài gây tranh cãi về đạo đức có liên quan đến vấn đề của những người bị bệnh nan y, phải chịu đau đớn cùng cực, hoặc có (nhận biết và hiểu) về chất lượng cuộc sống cực tệ do bị thương tật hoặc bệnh tật. Tự hy sinh mình vì người khác không phải luôn luôn bị xem như là tự sát, vì mục đích không phải là để giết mình mà là để cứu những người khác, tuy nhiên, theo thuyết của Émile Durkheim gọi những trường hợp như vậy là hành vi "tự sát vị tha.[10]


Tự hại[sửa | sửa mã nguồn]


Tự gây tổn hại cho bản thân không phải là một hành động cố gắng tự sát, tuy nhiên, ban đầu tự hại bị phân loại lầm như là một cố gắng tự sát. Có một mối quan hệ nhân quả tương quan giữa tự hại và tự sát đó là cả hai đều là dạng ảnh hưởng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm.[11]


An tử và Trợ tử[sửa | sửa mã nguồn]




Những cá nhân muốn kết thúc cuộc sống của mình có thể nhờ đến sự trợ giúp của người khác để đạt được cái chết. Những người trợ giúp, thường là một thành viên trong gia đình hoặc bác sĩ, có thể giúp thực hiện các hành động nếu các cá nhân thiếu năng lực vật lý để thực hiện hoặc giúp cung cấp các phương tiện. Trợ tử là một vấn đề gây tranh cãi về mặt đạo đức và chính trị ở nhiều nước, như đã thấy xung quanh vụ bê bối của bác sĩ Jack Kevorkian, một nhân viên y tế, đã bị phát hiện có những hoạt động trợ giúp các bệnh nhân để kết thúc cuộc sống của họ, và sau đó bị kết án tù.


Tự sát giết người[sửa | sửa mã nguồn]


Tự sát giết người là một hành động mà trong đó một cá nhân giết chết một hoặc nhiều người khác ngay lập tức trước hoặc cùng thời điểm với chính anh ta.

Nguyên nhân giết người trong tự sát giết người có thể đơn thuần là một tội ác hoặc thủ phạm cảm thấy đó như là một hành động của sự quan tâm đến những người thân yêu của mình trong bối cảnh bị trầm cảm nặng.


Tấn công tự sát[sửa | sửa mã nguồn]


Một cuộc tấn công tự sát khi kẻ tấn công gây ra một hành động bạo lực đối với những người khác, thường là để đạt được một mục tiêu quân sự hay chính trị, kết quả cũng bao gồm luôn cái chết của chính mình. Đánh bom tự sát thường được coi là một hành động khủng bố. Những dẫn chứng lịch sử như vụ ám sát Sa hoàng Alexander II hoặc các cuộc tấn công thần phong thực hiện bởi các phi công của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như các cuộc tấn công thời gian gần đây, chẳng hạn như Sự kiện 11 tháng 9.


Tự sát tập thể[sửa | sửa mã nguồn]


Một số vụ tự sát được thực hiện bởi áp lực ảnh hưởng của bạn bè hoặc của một nhóm người. Tự sát tập thể có thể diễn ra chỉ với 2 người theo một "hiệp ước tự sát" hoặc với sự tham gia của một nhóm nhiều người. Một vụ tự sát tập thể đã xảy ra ở Guyana vào năm 1978 bởi các thành viên của Peoples Temper, một giáo phái ở Mỹ cầm đầu bởi Jim Jones.


Hiệp ước tự sát[sửa | sửa mã nguồn]


Một hiệp ước tự sát tức là một vụ tự sát của hai hoặc nhiều cá nhân theo một kế hoạch đã thỏa thuận. Kế hoạch có thể được chết cùng nhau, hoặc riêng lẻ và cùng một thời điểm. Hiệp định tự sát thường được phân biệt với tự sát tập thể. Những đề cập gần đây về những sự cố mà trong đó một nhóm nhiều người đã tự sát cùng nhau vì cùng một lý do về ý thức hệ, thường trong một bối cảnh tôn giáo, chính trị, quân sự hoặc bán quân sự. Hiệp định tự sát, mặt khác, thường liên quan đến một nhóm ít người (chẳng hạn như các cặp đã kết hôn, các thành viên trong gia đình, hoặc bạn bè) cùng có những động cơ cá nhân mạnh mẽ.


Tự sát phản đối[sửa | sửa mã nguồn]


Tự sát phản đối hay còn gọi là tự sát vị tha là hành vi tự sát dưới hình thức hy sinh bản thân để đạt được một mục tiêu, để phục vụ một nguyên nhân hay là kết quả của việc thiếu nhận thức về thực tế hoặc thiếu sự lựa chọn thay thế. Các hình thức tự sát này thường là tự thiêu, tuyệt thực... Gandhi đã tuyệt thực 3 tuần vào mùa thu năm 1924 để ngăn chặn cuộc giao tranh giữa người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo. Trong chiến tranh Việt Nam, đã có nhiều tu sĩ đã tự thiêu bằng xăng ở những nơi công cộng. Điều này chỉ để phản đối một chính sách hay sự việc nào đó, và khó có thể ảnh hưởng đến tiến trình của cuộc chiến.


Danh sách các trường hợp tự tử tiêu biểu trong 16 tiểu bang ở Hoa Kỳ. Biểu đồ không bao gồm tất cả các trường hợp có thể xảy ra.[12]
Các cột từ trái qua phải: Vấn đề quan hệ tình cảm, sức khỏe vật lý, việc làm, tài chính, ý định tự sát bị tiết lộ.

Một số yếu tố có liên quan tới nguy cơ tự sát bao gồm: rối loạn tâm thần, nghiện ma túy, lý lịch gia đình, sẵn có các phương tiện, và các yếu tố về kinh tế - xã hội.[13] Những hoàn cảnh bên ngoài, chẳng hạn như là một sự kiện đau buồn, có thể kích hoạt tự sát nhưng nó dường như không phải là một nguyên nhân độc lập.


Rối loạn tâm thần[sửa | sửa mã nguồn]


Vị chính khách Robert Stewart tự sát, 12 tháng 8 năm 1822

Rối loạn tâm thần thường xuyên xuất hiện tại thời điểm tự sát với các ước tính từ 87%[14] đến 98%.[15] Khi phân loại các rối loạn tâm thần trong các vụ tự sát thì có 30% trường hợp bị rối loạn cảm xúc, 18% bị lạm dụng chất gây nghiện, 14% bị tâm thần phân liệt, và 13% bị rối loạn nhân cách.[15] Khoảng 5% người tử vong vì bệnh tâm thần phân liệt là do tự sát.[16] Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất[17][18] với số lượng được chẩn đoán ngày càng tăng trên toàn thế giới,[19][20] và thường là yếu tố thúc giục sự tự sát. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, trầm cảm làm ảnh hưởng đến 17.6 triệu người mỗi năm hoặc cứ 6 người thì có một người bị bệnh. Trong hai mươi năm tới, dự kiến trầm cảm ​​sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh tật đứng hàng thứ hai trên toàn thế và là nguyên nhân hàng đầu trong các quốc gia có thu nhập cao, kể cả Hoa Kỳ.

Trong khoảng 75% các vụ tự sát thành công, các bệnh nhân đã đến gặp bác sĩ trong vòng một năm trước khi chết, 45% - 66% trong vòng một tháng trước khi chết. Khoảng 33% - 41% số người tự sát thành công đã có liên hệ với các dịch vụ sức khỏe tâm thần trong vòng một năm trước khi chết, 20% trong vòng một tháng trước.[21][22][23][24][25]

Nguyên nhân gây ra khoảng 10% những trường hợp có triệu chứng tâm lý có thể là do vấn đề y tế,[26] kết quả của một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% các cá nhân bị bệnh tâm thần nghiêm trọng có điều kiện y tế chung là phần lớn không được chẩn đoán và điều trị do đó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng tâm thần.(Rothbard AB,et al. 2009)[27][28]


Lạm dụng chất gây nghiện[sửa | sửa mã nguồn]


Lạm dụng chất gây nghiện là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra tự sát sau rối loạn tâm thần.[29] Cả hai trường hợp lạm dụng mạn tính hay cấp tính đều liên quan đến tự sát, là do các hóa chất tác động lên thần kinh gây những hiệu ứng say và không kiểm soát được hành vi; Khi kết hợp với đau buồn cá nhân như mất người thân, thì nguy cơ tự sát sẽ tăng lên rất nhiều.[30] Những khuyến cáo về việc nghiện ma túy hoặc nghiện rượu dễ sinh ra các ý nghĩ tự sát đã được đưa ra.[31] Một cuộc điều tra trong các nhà tù ở New York cho thấy 90% tù nhân tự sát có tiền sử lạm dụng chất gây nghiện.[32]


Cocain[sửa | sửa mã nguồn]


Việc sử dụng các loại ma túy như cocain có một mối tương quan cao với tự sát. Tự sát có thể xảy ra trong giai đoạn đang "phê" thuốc hay giai đoạn cai nghiện đối với người nghiện mãn tính. Đối với những trường hợp tự sát ở người thành niên trẻ thường là do lạm dụng chất ma túy tổng hợp, trong khi đối với người lớn tuổi thì nguyên nhân chính là do nghiện rượu. Tại San Diego, khoảng 30% các vụ tự sát ở những người dưới 30 tuổi là do sử dụng cocain. Trong thời gian cai nghiện cocain có thể dẫn đến những triệu chứng trầm cảm mãnh liệt cùng với các hiệu ứng đau khổ về tinh thần khác làm tăng nguy cơ tự sát.


Methamphetamine[sửa | sửa mã nguồn]


Sử dụng methamphetamine có quan hệ mật thiết với trầm cảm và tự sát cũng như gây ra một loạt các hiệu ứng khác bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.[33]


Các opioid[sửa | sửa mã nguồn]


Người sử dụng heroin có một tỷ lệ tử vong cao gấp 13 lần so với những người nghiện các chất khác, trong số đó tự sát chiếm 3-35%, và cao gấp 14 lần so với những người chết vì tự sát do lạm dụng chất gây nghiện khác.[34] 25% bệnh nhân điều trị cai nghiện heroin tại Úc bị trầm cảm.[35]


Rượu[sửa | sửa mã nguồn]



Lạm dụng rượu có liên quan đến một số rối loạn sức khỏe tâm thần và nghiện rượu có một tỷ lệ tự sát rất cao.[36] Mỗi ngày uống 6 ly rượu mạnh hoặc nhiều hơn có nguy cơ tự sát cao gấp 6 lần người thường.[37][38] Những người nghiện rượu nặng hoặc lạm dụng chất cồn có tỷ lệ trầm cảm cao. Tranh cãi trước đây cho rằng những người nghiện rượu phát triển trầm cảm là do họ tự uống thuốc (có thể đúng trong vài trường hợp), tuy nhiên theo nghiên cứu gần đây cho thấy việc thường xuyên uống rượu quá mức trong thời gian dài bản thân nó đã trực tiếp gây ra chứng trầm cảm.[39]


Benzodiazepine[sửa | sửa mã nguồn]


Benzodiazepine là một loại thuốc an thần, tuy nhiên nếu kê toa benzodiazepine hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra trầm cảm và tự sát. Nên cẩn thận trong việc kê toa loại thuốc này, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có nguy cơ tự sát.[40][41][42] Các thanh thiếu niên sử dụng benzodiazepine có nguy cơ tự hại hoặc tự sát tăng cao, mặc dù mẫu thống kê khá nhỏ. Những ảnh hưởng của các benzodiazepine đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi cần phải được nghiên cứu thêm. Cần thiết phải thêm vào khuyến cáo cẩn trọng khi sử dụng benzodiazepine đối với thanh thiếu niên bị trầm cảm.[43]


Hút thuốc lá[sửa | sửa mã nguồn]


Có nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy một mối quan hệ giữa việc hút thuốc với những ý nghĩ và cố gắng tự sát.[44][45] Trong một nghiên cứu được thực hiện với các y tá, những người hút thuốc từ 1-24 điếu mỗi ngày có nguy cơ tự sát cao gấp đôi, hút 25 điếu hoặc hơn nguy cơ tự sát cao gấp 4 lần so với những người không bao giờ hút thuốc lá.[46][47] Trong một nghiên cứu thực hiện với 300.000 nam quân nhân thuộc quân đội Hoa Kỳ cho thấy có một mối liên hệ rõ ràng giữa tự sát và hút thuốc, những người hút thuốc lá trên một gói một ngày có tỷ lệ tự sát cao gấp 2 lần so với những người không hút thuốc.[48]


Nghiện cờ bạc[sửa | sửa mã nguồn]


Người nghiện cờ bạc thường có những ý định và cố gắng tự sát cao hơn so người bình thường.[49][50][51] Nghiện cờ bạc ở người trẻ tuổi làm tăng nguy cơ tự sát,[52] tuy nhiên những cố gắng tự sát liên quan đến cờ bạc thường được thực hiện bởi những con nghiện cao tuổi.[53] Nghiện cờ bạc kết hợp với lạm dụng chất gây nghiện[54][55] hoặc rối loạn tâm thần sẽ làm tăng nguy cơ tự sát.[53]

Một nghiên cứu bệnh viện ở Úc phát hiện ra rằng 17% các trường hợp tự sát được đưa vào khoa cấp cứu của bệnh viện Alfred là những người nghiện cờ bạc.[56]


Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]


Yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ tự sát,[57] với phương sai phân tán trong khoảng 30-50%,[58] phần lớn là do di truyền của bệnh tâm thần. Có bằng chứng cho thấy nếu cha mẹ tự sát sẽ là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về những nỗ lực tự sát trong số các người con của họ.[59]


Yếu tố xã hội[sửa | sửa mã nguồn]


Tự sát như một hình thức thách thức và kháng nghị[sửa | sửa mã nguồn]


Tấm ảnh của nhà báo Malcolm Browne chụp Thích Quảng Ðức tự thiêu.

Tại Ireland, phản đối bằng cách tuyệt thực cho đến chết đã được sử dụng như một chiến thuật trong thời gian gần đây vì các nguyên nhân chính trị. Trong xung đột vũ trang tại Bắc Ireland, một cuộc tuyệt thực đã được Quân đội Cộng hòa Ireland lâm thời (IRA) đưa ra để yêu cầu các tù nhân của họ phải được phân loại lại như là những tù nhân chiến tranh chứ không phải là những kẻ khủng bố, trong suốt cuộc tuyệt thực nổi tiếng vào năm 1981, dẫn đầu bởi Bobby Sands với kết quả là 10 trường hợp tử vong. Nguyên nhân cái chết được các nhân viên điều tra ghi nhận là "tự nhịn đói đến chết" ("starvation, self-imposed") chứ không phải là tự tử, sau khi bị gia đình của các nạn nhân phản đối thì sửa lại trên giấy chứng tử gọn lại là "đói" ("starvation").[60]

Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm hay Norman Morrison tự thiêu bằng dầu hỏa dưới văn phòng thư ký Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara ở Lầu Năm Góc vào ngày 2 tháng 11 năm 1965 để phản đối chiến tranh Việt Nam cũng là một hình thức kháng nghị bằng tự sát.


Tự sát để thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật[sửa | sửa mã nguồn]


Một tội phạm có thể quyết định tự sát để tránh bị truy tố và nhục nhã. Hermann Göring, một sĩ quan không quân cao cấp của Đức Quốc xã, đã tự sát bằng 1 viên nang chứa xyanua để thoát khỏi cảnh bị treo cổ sau phán quyết tại tòa án Nürnberg. Một số vụ nổ súng học đường, bao gồm cả vụ thảm sát trường trung học Columbine và thảm sát đại học bách khoa Virginia, đã kết thúc bằng việc thủ phạm tự sát.


Tự sát để phục vụ mục đích quân sự[sửa | sửa mã nguồn]



Trong những ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai, một số phi công Nhật Bản tình nguyện cho các phi vụ Thần phong trong một nỗ lực để ngăn chặn thất bại của Đế quốc Nhật Bản, trong khi lực lượng dưới mặt đất bắt đầu những cuộc tấn công banzai. Gần cuối của Thế chiến II, Nhật Bản thiết kế Ohka, một loại máy bay nhỏ có mục đích duy nhất là nhiệm vụ Thần phong. Tương tự như không quân của Đức sử dụng Selbstopfereinsatz (những nhiệm vụ cảm tử) để phá các cầu của Liên Xô.


Tự sát vì nghĩa vụ[sửa | sửa mã nguồn]


Tự sát vì nghĩa vụ hay bổn phận là một hành động tự sát có hoặc không gây tử vong, được thực hiện với niềm tin rằng việc này sẽ đạt được những điều tốt đẹp hơn, chứ không phải là để thoát khỏi những điều kiện quá đáng hoặc quá khắc nghiệt. Việc tự sát có thể là tự nguyện, để giảm bớt nỗi ô nhục hay như là một sự trừng phạt, hoặc phải cáng đáng danh tiếng của dòng tộc.

Các quý tộc La Mã bị truất phế đôi khi được phép tự sát để cho gia đình của họ thoát khỏi những hình phạt. Ví dụ Hoàng đế Nero đã bị ép phải tự sát khi phải đối mặt với một cuộc nổi dậy và án tử hình.[61] Gần đây hơn là trường hợp của Erwin Rommel trong vụ âm mưu 20 tháng 7 nhằm ám sát Hitler. Rommel bị đe dọa nếu không tự sát thì sẽ bị đem ra xét xử công khai, xử tử và gia đình ông sẽ bị liên lụy. Và cuối cùng ông đã chọn phương thức tự sát.[62]


Tự sát như là một cách để giải thoát[sửa | sửa mã nguồn]


Ở đây "giải thoát" là mong muốn của một cá nhân rằng họ sẽ không phải đối mặt với những sự việc xảy ra trong đời sống của họ. Nếu bỏ qua nguyên nhân tổn thương thần kinh thần kinh vật lý (não tổn thương) dẫn đến không kiểm soát được cảm xúc hành vi, một cá nhân có thể thực hiện hành động tự sát với hi vọng rằng được "giải thoát" khi cuộc sống của họ đã kết thúc. Những nguyên nhân khiến một cá nhân muốn tự sát để được "giải thoát" có thể liên quan trực tiếp đến chính sự sống và chất lượng cuộc sống của họ như bệnh tật hiểm nghèo, tình trạng kinh tế quá khắc nghiệt để duy trì sự sống, bị đe dọa giết hại hoặc giúp họ thoát khỏi những ám ảnh liên quan đến những sự kiện có thực đã xảy ra trong quá khứ, đang xảy ra ở hiện tại và có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Dạng mục đích tự sát này có thể mang ý nghĩa bao trùm toàn bộ hoặc bao trùm một phần đối với các dạng mục đích tự sát khác, loại trừ (như đã nói) do tổn thương vật lý của hệ thần kinh. Ngoài ra quyết định chấm dứt cuộc sống với mục đích được "giải thoát" có thể là hậu quả của dạng bệnh thần kinh mà có mối liên quan chưa được làm rõ tới tổn thương của bộ não như chứng Tự kỷ, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.


Những yếu tố khác[sửa | sửa mã nguồn]


Các yếu tố kinh tế - xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, vô gia cư, và phân biệt đối xử có thể gây ra ý nghĩ tự sát.[63] Nghèo không thể là một nguyên nhân trực tiếp nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ tự sát, vì là nhóm có nguy cơ lớn với trầm cảm.[64] Sự ủng hộ tích cực đối với tự sát cũng là một yếu tố góp phần. Trí thông minh ban đầu được đề xuất như là một yếu tố như trong một giải thích của tâm lý học tiến hóa về việc thừa nhận một trí thông minh tối thiểu cần thiết cho một quyết định tự sát, các mối liên hệ tích cực giữa chỉ số IQ và tự sát đã được nhắc lại trong một số nghiên cứu.[65][66][67][68][69]


Những phương thức tự sát phổ biến nhất. Dữ liệu từ CDC.

Các phương thức tự sát chính giữa các quốc gia khác nhau đáng kể. Các phương thức chính trong các khu vực khác nhau bao gồm treo cổ, uống thuốc trừ sâu, và dùng súng.[70] 30% các vụ tự sát trên toàn thế giới là uống thuốc trừ sâu, tuy nhiên có sự thay đổi rõ rệt theo từng vùng với 4% ở châu Âu và hơn 50% trong khu vực Thái Bình Dương.[71] 52% các vụ tự sát ở Hoa Kỳ là dùng súng.[72] Làm ngạt (chẳng hạn như dùng túi tự sát) và uống thuốc độc là khá phổ biến, chiếm khoảng 40% các vụ tự sát tại Hoa Kỳ. Các phương thức tự sát khác như chấn thương đụng dập (nhảy từ một tòa nhà hoặc nhảy cầu, nhảy qua cửa sổ, đứng trên đường ray xe lửa, hoặc đụng xe,..). Mất máu (rạch cổ tay hoặc cổ họng), cố ý chết đuối, tự thiêu, điện giật, và tuyệt thực là những phương pháp tự tử khác.


Tỷ lệ các vụ tự tử bằng súng tại Hoa Kỳ, theo giới tính và tuổi tác, 1999-2005. Dữ liệu từ CDC.

Có tiếp xúc với tự sát là yếu tố gây nguy cơ tự sát còn gây tranh cãi.[73] Một nghiên cứu năm 1996 không thể tìm thấy mối quan hệ giữa các vụ tự sát trong một nhóm bạn,[74] trong khi một nghiên cứu năm 1986 cho thấy tỷ lệ tự sát tăng sau khi TV chiếu những tin tức liên quan đến tự sát.[75]


Phòng chống tự sát là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những nỗ lực tập thể để giảm tỷ lệ tự sát thông qua các biện pháp phòng chống. Trong khi các đường dây nóng hỗ trợ đã được phổ biến nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy tác dụng trợ giúp hoặc bác bỏ hẳn hiệu quả của nó.[76] Việc tầm soát ý định tự sát không gây ảnh hưởng đến nguy cơ tự sát.[77]


Tỉ lệ tự sát bằng cách tự gây vết thương trên mỗi 100.000 người năm 2004.[78]

  không rõ

  ít hơn 3

  3-6

  6-9

  9-12

  12-15

  15-18

  18-21

  21-24

  24-27

  27-30

  30-33

  hơn 33


Tự sát là nguyên nhân đứng hạng thứ 10 gây chết người trên toàn thế giới,[1] với khoảng một triệu người chết do tự tử hàng năm.[79] Theo dữ liệu thống kê năm 2007 thì các vụ tự sát ở Hoa Kỳ nhiều hơn gần gấp đôi số vụ giết người và là nguyên nhân gây tử vong xếp hạng 11 ở Hoa Kỳ, xếp trên cả bệnh gan và bệnh Parkinson.[80] Tỷ lệ tự sát tăng 60% trong vòng 50 năm qua trên toàn thế giới, chủ yếu là ở các nước đang phát triển.

Một số lượng lớn các vụ tự sát là ở Châu Á, chiếm tới khoảng 60%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì ở các vụ tự sát ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản chiếm khoảng 40% tổng số các vụ tự sát trên thế giới.[81]

Lần đầu tiên trong 1 thập kỷ ở Hoa Kỳ có tỷ lệ tự sát gia tăng. Tỷ lệ tự sát tổng thể tăng từ năm 1999 đến năm 2005 chủ yếu là do sự gia tăng các vụ tự sát trong số những người da trắng tuổi từ 40-64, với phụ nữ da trắng trung niên tăng nhiều nhất.[82]


Giới tính[sửa | sửa mã nguồn]


Ở các nước phương Tây, nam giới bị chết bởi tự sát nhiều hơn nữ giới, mặc dù nữ giới lại cố gắng tự sát nhiều hơn. Một số chuyên gia xã hội cho rằng nam giới tự sát nhiều hơn do bất cân bằng luật pháp giữa hai giới tính


Tỷ lệ tự sát trên 100.000 người nam (trái) và nữ (phải) (dữ liệu từ năm 1978–2008).






  no data


  < 1


  1–5




  5–5.8


  5.8–8.5


  8.5–12




  12–19


  19–22.5


  22.5–26




  26–29.5


  29.5–33





Trong The Eclipse: A Memoir of Suicide, tác giả Antonella Gambotto-Burke báo cáo rằng ở những nước phương Tây, nam giới đang dẫn đầu "tỷ lệ tự hủy diệt" (chiếm 40% tổng số các vụ tự sát) và "nguyên nhân của quyết định tự sát thường là do cuộc sống cách ly, thất nghiệp và nợ nần. Giới tính nam có bản chất là (hoạt động) chinh phục... Biểu hiện của cái gốc tự trọng trong nam giới là họ bỏ qua mọi xúc cảm đơn thể (sự chinh phục đòi hỏi phải có 1 đối tác). Một người đàn ông không thể cảm thấy mình là đàn ông nếu họ không có 1 đối tác, một đoàn thể hoặc một nhóm. Nam tính là một trò được chơi trên bình diện đối xứng. Do đó, ý nghĩa của nam giới tự tan rã khi đối tác vắng mặt."[83]


Uống rượu và sử dụng ma túy[sửa | sửa mã nguồn]


Tại Hoa Kỳ 16,5% các vụ tự sát có liên quan đến rượu.[84] Nghiện rượu làm tăng khả năng tự sát lên gấp 5 đến 10 lần, trong khi dùng các chất kích thích khác làm tăng nguy cơ này lên 10 đến 20 lần. Khoảng 15% của những người nghiện rượu tự sát, và khoảng 33% các vụ tự sát ở người dưới 35 tuổi có chẩn đoán lâm sàng uống rượu hoặc lạm dụng các chất khác, hơn 50% tất cả các vụ tự sát có liên quan đến sự phụ thuộc vào rượu hoặc ma túy. Ở thanh thiếu niên, việc lạm dụng rượu hoặc ma túy đóng một vai trò quan trọng, chiếm đến 70% các vụ tự sát.[31][85]


Sắc tộc[sửa | sửa mã nguồn]


Tỷ lệ tự sát trong nước có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia và giữa các dân tộc.[86] Ví dụ, ở Hoa Kỳ, người da trắng không có nguồn gốc Tây Ban Nha có khả năng tự sát cao hơn 2,5 lần so với người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Tây Ban Nha.[87] Ở UK, tỷ lệ tự sát khác nhau đáng kể giữa các vùng miền khác nhau trong nước. Tại Scotland, tỷ lệ tự sát khoảng gấp đôi ở nước Anh.[88]


Tỉ lệ tự sát ở các quốc gia trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]


Thống kê tỷ lệ tự sát theo quốc gia


















































Tỉ lệ tự sát trên 100.000 dân[89]
Quốc giaNamNữTổng CộngNăm
 Lithuania68,112,938,62005
 Belarus63,310,335.12003
 Nga58,19,832,22005
 Slovenia42,111,126,32006
 Hungary42,311,226,02005
 Kazakhstan45,08,125,92005
 Latvia42,09,624,52005
 Nhật Bản34,813,223,72006
 Guyana33,811,622,92005
 Ukraina40,97,022,62005
 Hàn Quốc29,614,121,92006

Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]


Nhật Bản là một trong những nơi có tỷ lệ tự sát cao nhất trong thế giới công nghiệp (26 trên 100.000 người).[90] Trong năm 2006, tỷ lệ tự sát của Nhật Bản là 23,6 trên 100.000 dân cư và tốt hơn đáng kể so với con số này ở các nước Đông Âu, chẳng hạn như Litva (38,8) và Nga (32,3).[91] Tỉ lệ tự sát tại Nhật Bản xếp thứ 8 trên toàn thế giới.

Số vụ tự sát đạt kỷ lục 34.427 vụ vào năm 2003 (tăng 7,1% so với năm 2002),[92] so với 33.093 vụ trong năm 2007 (tăng 2,9%),[90] 32.249 vụ trong năm 2008 (giảm 2,6%)[93] và 32.845 trong năm 2009 (tăng 1,85%).[94] Theo số liệu của cảnh sát quốc gia, ba phần tư số vụ tự tử trong năm 2007 là nam giới, và 60% là thất nghiệp, trong khi tỷ lệ tự tử ở cấp cao tăng lên. Chính phủ cho biết chỉ có 81 vụ tự tử trong năm 2007 là do làm việc quá sức hoặc căng thẳng, gây ra hiện tượng tử vong do làm việc quá sức, thông thường là do tình trạng thừa lao động.[95] Tuy nhiên, cảnh sát quốc gia công nhận trong năm 2007 đã có 2.200 vụ tự sát xảy ra do vấn đề việc làm.[96] Trong năm 2009, 6.949 người tự tử vì trầm cảm (21%), 1.731 người do những khó khăn của cuộc sống hàng ngày (5%) và 1.071 người do mất việc làm (3%).[94]

Theo thứ tự giảm dần, tháng 3, tháng 4 và tháng 5 là thời gian người Nhật tự tử nhiều nhất, điều này có lẽ bởi vì năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 3 theo truyền thống Nhật Bản.[97] Trong năm 2009, thống kê ghi lại chủ yếu các vụ tự tử của người lao động vào tháng 3, người làm nội trợ trong tháng 4-tháng 5 và thất nghiệp trong tháng 5-tháng 6.[97] Rất ít vụ tự tử xảy ra vào cuối tuần, nhiều nhất là vào thứ Hai.

Trong năm 2008, một nghiên cứu chính phủ Nhật Bản cho thấy gần 1/5 người Nhật Bản từng nghiêm túc nghĩ về việc tự sát vào một số thời điểm trong cuộc sống của họ.[98] Trong năm 2010, một nghiên cứu mới cho thấy rằng tự tử ở Nhật Bản có chi phí nền kinh tế khoảng 2,7 tỉ yên mỗi năm.[99]


Canada[sửa | sửa mã nguồn]


Bước vào thế kỷ 21, tỷ lệ tự sát ở Quebec là một kỷ lục đã vượt Nga, Litva và Kazakhstan. Trong năm 2001, 1.334 người dân Quebec - trong đó có 1.055 người (79%) - đã tự sát. Tỷ lệ tự sát ở nam giới trẻ tuổi là một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới: 30,7 trên 100.000 dân. Tình hình trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 1965, khi cuộc Cách mạng Thầm Lặng diễn ra.


Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]


Hàn Quốc là nước xếp cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và liên tục có số vụ tự sát thuộc hàng đầu trong các nước phát triển. Nhà ga tàu điện ngầm ở Seoul dựng hàng rào để ngăn người nhảy xuống lúc tàu đến, và 8 cây cầu trong thành phố đều lắp đặt hệ thống camera nhằm phát hiện người có ý tự sát. Quốc gia này là nơi thường xuyên diễn ra các vụ tự tử của sinh viên, ca sĩ, người mẫu, diễn viên, vận động viên thể thao, người nổi tiếng, trong đó bao gồm vụ tự sát của cựu tổng thống Roh Moo-hyun năm 2009.[100] Trong chưa đầy 4 tháng đầu năm 2011, bốn sinh viên và một giáo sư trường đại học Kaist - ngôi trường danh tiếng nhất Hàn Quốc - lần lượt tự sát.[101]

Theo một chuyên gia về tâm thần học tại Đại học Seoul và cũng là thành viên trong Hiệp hội ngăn chặn tự sát ở Hàn Quốc, tự sát tập thể khá phổ biến ở nước này và có xu hướng tăng cao.[102] Tỷ lệ này tăng mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và tiếp tục tăng sau đó.[103] Trong vòng 5 năm trước 2007, tỉ lệ tự sát ở Hàn Quốc tăng gấp đôi.[104] Năm 2011, trước tình hình này, một số người đứng ra tổ chức những khoá học chết thử, với lý do "trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, bất kể họ già hay trẻ". Mục đích của chương trình này là muốn người tham gia "nghĩ về cuộc sống và tận hưởng nó một cách có ý nghĩa hơn" thay vì tìm đến cái chết.[103]


Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]


Thống kê về tự sát ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có phần gây tranh cãi trong đó nghiên cứu độc lập thường tạo ra các ước tính chênh lệch đáng kể với số liệu thống kê chính thức do chính phủ cung cấp. Trên cơ sở dữ liệu thu thập vào năm 1999, chính phủ ước tính tỷ lệ tự sát là 13,9,[105] thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trong các nước Đông Á: Nhật Bản (24,4) và Hàn Quốc (21,9). Tuy nhiên, dựa trên cùng một nguồn dữ liệu, Trung tâm Phòng ngừa và Nghiên cứu tự sát Bắc Kinh đưa ra con số tỷ lệ trung bình là 28,7.[106] Trong khi đó, theo báo cáo "Gánh nặng bệnh tật toàn cầu" do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, tỷ lệ này ước tính khoảng 30,3.[106]

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là quốc gia duy nhất trong số các nước trên thế giới trong đó nữ giới tự sát nhiều hơn so với nam giới mỗi năm:[105] theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, năm 1999 tỷ lệ tự sát trên 100.000 người là 13,0 đối với nam giới và 14,8 đối với nữ giới,[105] tỷ lệ phụ nữ tự sát cao nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, tỷ lệ nam giới (13,0 trên 100.000 người mỗi năm) là thấp hơn so với nhiều nước khác, bao gồm cả một số nước phương Tây, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Úc và Đức.

Trên cơ sở của một nghiên cứu năm 2008, nhiều kết luận khá khác nhau được đưa ra: nữ tự sát nhiều hơn nam giới theo tỉ lệ 3:1, nông thôn tự tử nhiều hơn đô thị theo tỉ lệ 3:1. Sự bùng nổ lớn về việc thanh niên và người lớn tuổi tự sát đã xảy ra, tỷ lệ tự tử quốc gia tương đối cao 2-3 lần so với trung bình toàn cầu là điều hiển nhiên, và một tỷ lệ nhỏ bệnh tâm thần, đặc biệt lâm sàng trầm cảm, tồn tại trong các nạn nhân tự tử.[106] Có hơn 300.000 vụ tự tử ở Trung Quốc hàng năm.[107] Trung Quốc chiếm hơn 30% số vụ tự sát trên thế giới.[108] Tỷ lệ tự tử ở lưu vực sông Dương Tử cao hơn khoảng 40% so với các vùng khác của Trung Quốc.[109]


châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]


Theo một nghiên cứu trên 10 quốc gia châu Âu năm 2011, tỷ lệ tự sát đã tăng đột biến trong nhóm người ở độ tuổi đi làm tại 9 quốc gia châu Âu. Số người tự sát trong nhóm dưới 65 tuổi tăng từ 5% cho đến 17% trong năm 2007 đến 2009. Kết quả cuộc nghiên cứu cho biết, khủng hoảng làm tăng tỷ lệ tự sát ở châu Âu do dẫn đến chỉ số thất nghiệp tăng hơn 1/3 so với trước đó. Một nhà nghiên cứu đánh giá rằng tỷ lệ tự sát vốn đang trên đà giảm nhẹ đã đột ngột tăng ngay sau khi khủng hoảng xảy ra. Bên cạnh đó, BBC đưa ra báo cáo cho biết số đơn thuốc chống trầm cảm đã tăng hơn 40% trong vòng 4 năm từ cuộc khủng hoảng.[110]


Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]


Sự can thiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Quan điểm chính của y học hiện đại cho rằng tự sát có quan hệ với sức khỏe tâm thần, kết hợp với yếu tố tâm lý như khó khăn trong việc đối phó với trầm cảm, những đau khổ không thể tránh được, sợ hãi, hoặc các rối loạn tâm thần và áp lực khác. Một cố gắng tự sát đôi khi như là một "tiếng cầu cứu" và kêu gọi sự quan tâm, hoặc để bày tỏ nỗi thất vọng và muốn giải thoát, chứ không phải là ý định thật sự muốn chết.[111] Hầu hết những người cố gắng tự sát đều không thành công trong lần thực hiện đầu tiên; những người này nếu tiếp tục lặp lại hành động tự sát sẽ có xác suất thành công cao hơn.[112]


Chính trị gia[sửa | sửa mã nguồn]


  • Roh Moo Hyun, Tổng thống Hàn Quốc. Nguyên nhân cái chết được đánh giá là không chịu nổi sức ép từ những cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông cũng như người thân.

  • Getulio Vargas, Tổng thống Brasil, đã chọn cái chết vào ngày 4 tháng 7, 1982 để trả lời cho sức ép yêu cầu từ chức từ những quan chức hàng đầu của quân đội. Lý do cho việc này đối thủ chính trị hàng đầu của Vargas khi đó là Carlos Lacerda bị ám sát không thành, và theo kết quả điều tra cho biết, kẻ đặt hàng vụ ám sát chính là chỉ huy lực lượng bảo vệ của tổng thống.

  • Antonio Guzman, Tổng thống Dominica, tự sát trong phòng tắm bằng cách bắn vào đầu sau khi đảng cách mạng Dominica của Guzman từ chối ủng hộ ông trong Quốc hội. Nguyên nhân của sự từ chối này là những hứa hẹn về vấn đề kinh tế của đất nước và nạn tham nhũng ở lần tranh cử trước đều không được thực hiện mà còn có xu hướng tồi tệ đi. Chi phí của chính phủ vẫn tăng lên đều trong khi nền kinh tế Diminica phải đường đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng và sự xuất hiện của cơn bão David năm 1979 để lại thiệt hại nặng nề. Trong khi đó, phần lớn tiền việc trợ của các nước khác được phát hiện là chui vào túi riêng của các quan chức, trong đó Guzman là người bị buộc tội đầu tiên.

  • Pierre Beregovoy, Thủ tướng Pháp, tự sát bằng cách bắn súng vào đầu bên bờ một con kênh vào ngày 1 tháng 5, 1993, sau khi từ chức thủ tướng vào tháng 3 cùng năm và tiếp tục chịu áp lực từ những cáo buộc khẳng định ông đã nhận 180.000 USD trong thời gian tranh cử, tuy một số người lập luận rằng điều này là không thể.

  • Mahmoud Zuabi, Thủ tướng Syria, trong thời gian chờ điều tra bị quản thúc tại nhà đã tự sát bằng súng vào ngày 21 tháng 5, 2000. Trước đó, vào tháng 3 cùng năm ông đã bị cách chức, 2 tháng sau bi khai trừ khỏi Đảng Baath, sau đó dính vào rắc rối vụ điều tra của Viện Kiểm sát về tham nhũng từ hợp đồng máy bay.[113]

  • Vua Trùng Quang Đế và tướng Nguyễn Súy nhà Hậu Trần, cùng tự vẫn trên đường bị quân Minh áp giải về Kim Lăng

  • Chúa Trịnh Tông tự sát trên đường bị Nguyễn Trang áp giải để không lọt vào tay quân Tây Sơn

  • Thái hậu Bùi Thị Nhạn nhà Tây Sơn, tự sát khi không còn đường thoát để không lọt vào tay quân Nguyễn.

  • Phan Thanh Giản, Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) của nhà Nguyễn, tự sát ngày 4 tháng 8 năm 1867 sau khi mất 3 tỉnh này.

  • Hoàng Diệu, trấn thủ thành Hà Nội của nhà Nguyễn, tự sát tại Võ Miếu ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ) sau khi thành Hà Nội thất thủ.

  • Võ Tánh, danh tướng nhà Nguyễn. Trong cuộc nội chiến với quân đội Tây Sơn, ông đã tự thiêu bằng thuốc súng và rơm khô tại thành Bình Định vào ngày 7 tháng 7 năm 1801 với lời đề nghị Trần Quang Diệu tha chết cho quân lính của mình.

Các nhân vật khác[sửa | sửa mã nguồn]


  • Norman Morrison tự thiêu để chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.[114]

  • Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu cho đạo pháp.

  • Van Gogh, danh họa Hà Lan, tự tử bằng một khẩu súng lục và chết 2 ngày sau đó (năm 1890).

  • Ernest Hemingway, nhà văn người Mỹ tự sát bằng súng năm 1961.

  • Jang Ja Yeon đã tự tử tại nhà riêng vì bị ép buộc quan hệ tình dục quá nhiều

  • Kurt Cobain, gương mặt của ban nhạc Nirvana đã tự sát bằng súng tại nhà riêng năm 1994.

  • Kim Jong-hyun, giọng hát chính của nhóm nhạc nổi tiếng SHINee đã tự sát vì trầm cảm nặng ngày 18/12/2017 khi đang ở độ tuổi 27.



  1. ^ a ă Hawton K, van Heeringen K (tháng 4 năm 2009). “Suicide”. Lancet 373 (9672): 1372–81. PMID 19376453. doi:10.1016/S0140-6736(09)60372-X. 

  2. ^ “www.uvm.edu” (PDF). 

  3. ^ Bruce Gross, Forrensic Examiner, Summer, 2006

  4. ^ see the PDF

  5. ^ “CIS: UN Body Takes On Rising Suicide Rates – Radio Free Europe / Radio Liberty 2006”. 

  6. ^ O'Connor, Rory; Sheehy, Noel (29 tháng 1 năm 2000). Understanding suicidal behaviour. Leicester: BPS Books. tr. 33–37. ISBN 978-1-85433-290-5. 

  7. ^ Gelder et al, 2005 p169. Psychiatry 3rd Ed. Oxford: New York

  8. ^ Bertolote JM, Fleischmann A (tháng 10 năm 2002). “Suicide and psychiatric diagnosis: a worldwide perspective”. World Psychiatry 1 (3): 181–5. ISSN 1723-8617. PMC 1489848. PMID 16946849. 

  9. ^ “Indian woman commits sati suicide”. Bbc.co.uk. Ngày 7 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010. 

  10. ^ Blake JA (1978 Spring). “Death by hand grenade: altruistic suicide in combat.”. Suicide Life Threat Behav. tr. 46–59. 

  11. ^ “Rethink – About self harm”. 

  12. ^ Centers for Disease Control and Prevention: Suicide: Data Sources

  13. ^ Hawton, K; van Heeringen, K (2009 Apr 18). “Suicide.”. Lancet 373 (9672): 1372–81. PMID 19376453. doi:10.1016/S0140-6736(09)60372-X. 

  14. ^ Arsenault-Lapierre G, Kim C, Turecki G (tháng 11 năm 2004). “Psychiatric diagnoses in 3275 suicides: a meta-analysis” (Free full text). BMC Psychiatry 4: 37. PMC 534107. PMID 15527502. doi:10.1186/1471-244X-4-37. 

  15. ^ a ă Bertolote JM, Fleischmann A, De Leo D, Wasserman D (2004). “Psychiatric diagnoses and suicide: revisiting the evidence”. Crisis 25 (4): 147–55. ISSN 0227-5910. PMID 15580849. doi:10.1027/0227-5910.25.4.147. 

  16. ^ Palmer BA, Pankratz VS, Bostwick JM (tháng 3 năm 2005). “The lifetime risk of suicide in schizophrenia: a reexamination”. Arch. Gen. Psychiatry 62 (3): 247–53. PMID 15753237. doi:10.1001/archpsyc.62.3.247. 

  17. ^ Sharp LK, Lipsky MS (tháng 9 năm 2002). “Screening for depression across the lifespan: a review of measures for use in primary care settings.”. American family physician 66 (6): 1001–8. PMID 12358212. 

  18. ^ Torzsa P, Szeifert L, Dunai K, Kalabay L, Novák M (tháng 9 năm 2009). “A depresszió diagnosztikája és kezelése a családorvosi gyakorlatban”. Orvosi Hetilap 150 (36): 1684–93. PMID 19709983. doi:10.1556/OH.2009.28675. 

  19. ^ “College Students Exhibiting More Severe Mental Illness, Study Finds”. Apa.org. Ngày 12 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010. 

  20. ^ Lambert KG (2006). “Rising rates of depression in today's society: Consideration of the roles of effort-based rewards and enhanced resilience in day-to-day functioning”. Neuroscience & Biobehavioral Reviews 30 (4): 497–510. PMID 16253328. doi:10.1016/j.neubiorev.2005.09.002. 

  21. ^ Depression and Suicide Andrew B. Medscape

  22. ^ González HM, Vega WA, Williams DR, Tarraf W, West BT, Neighbors HW (tháng 1 năm 2010). “Depression Care in the United States: Too Little for Too Few”. Archives of General Psychiatry 67 (1): 37–46. PMC 2887749. PMID 20048221. doi:10.1001/archgenpsychiatry.2009.168. 

  23. ^ Luoma JB, Martin CE, Pearson JL (tháng 6 năm 2002). “Contact with mental health and primary care providers before suicide: a review of the evidence.”. The American journal of psychiatry 159 (6): 909–16. PMID 12042175. 

  24. ^ Lee HC, Lin HC, Liu TC, Lin SY (tháng 6 năm 2008). “Contact of mental and nonmental health care providers prior to suicide in Taiwan: a population-based study.”. Canadian Journal of Psychiatry 53 (6): 377–83. PMID 18616858. 

  25. ^ Pirkis J, Burgess P (tháng 12 năm 1998). “Suicide and recency of health care contacts. A systematic review.”. The British journal of psychiatry: the journal of mental science 173: 462–74. PMID 9926074. 

  26. ^ When Psychological Problems Mask Medical Disorders: A Guide for Psychotherapists. Morrison J: New York, Guilford, 1997 ISBN 1-57230-539-8

  27. ^ Previously undetected metabolic syndromes and infectious diseases among psychiatric inpatients. Psychiatric Services Rothbard AB,et al: 60:534–537,2009 [1]

  28. ^ Hall RC, Gardner ER, Stickney SK, LeCann AF, Popkin MK (tháng 9 năm 1980). “Physical illness manifesting as psychiatric disease. II. Analysis of a state hospital inpatient population”. Archives of General Psychiatry 37 (9): 989–95. PMID 7416911. 

  29. ^ D., PhD Frank, Jerome; Levin, Jerome D; S., PhD Piccirilli, Richard; Perrotto, Richard S; Culkin, Joseph (28 tháng 9 năm 2001). Introduction to chemical dependency counseling. Northvale, NJ: Jason Aronson. tr. 150–152. ISBN 978-0-7657-0289-0. 

  30. ^ Fadem, Barbara (1 tháng 12 năm 2003). Behavioral science in medicine. Philadelphia: Lippincott Williams Wilkins. tr. 217. ISBN 978-0-7817-3669-5. 

  31. ^ a ă Miller, NS; Mahler, JC; Gold, MS (1991). “Suicide risk associated with drug and alcohol dependence”. Journal of addictive diseases 10 (3): 49–61. ISSN 1055-0887. PMID 1932152. doi:10.1300/J069v10n03_06. 

  32. ^ PMID 15950281 (PMID 15950281)
    Citation will be completed automatically in a few minutes.
    Jump the queue or expand by hand


  33. ^ Darke, S.; Kaye, S.; McKetin, R.; Duflou, J. (tháng 5 năm 2008). “Major physical and psychological harms of methamphetamine use.”. Drug Alcohol Rev 27 (3): 253–62. PMID 18368606. doi:10.1080/09595230801923702. 

  34. ^ [2]

  35. ^ [3]

  36. ^ Chignon JM, Cortes MJ, Martin P, Chabannes JP (tháng 7 năm 1998). “[Attempted suicide and alcohol dependence: results of an epidemiologic survey]”. Encephale (bằng tiếng Pháp) 24 (4): 347–54. ISSN 0013-7006. PMID 9809240. 

  37. ^ O'Donohue, William T.; R. Byrd, Michelle; Cummings, Nicholas A.; Henderson, Deborah P. (2005). Behavioral integrative care: treatments that work in the primary care setting. New York: Brunner-Routledge. tr. 115. ISBN 978-0-415-94946-0. 

  38. ^ Ayd, Frank J (ngày 31 tháng 5 năm 2000). Lexicon of psychiatry, neurology, and the neurosciences. Philadelphia: Lippincott-Williams Wilkins. tr. 256. ISBN 978-0-7817-2468-5. 

  39. ^ Fergusson DM, Boden JM, Horwood LJ (tháng 3 năm 2009). “Tests of causal links between alcohol abuse or dependence and major depression”. Arch. Gen. Psychiatry 66 (3): 260–6. ISSN 0003-990X. PMID 19255375. doi:10.1001/archgenpsychiatry.2008.543. 

  40. ^ Professor C Heather Ashton (1987). “Benzodiazepine Withdrawal: Outcome in 50 Patients”. British Journal of Addiction 82: 655–671. 

  41. ^ Neutel CI, Patten SB (tháng 11 năm 1997). “Risk of suicide attempts after benzodiazepine and/or antidepressant use”. Ann Epidemiol 7 (8): 568–74. ISSN 1047-2797. PMID 9408553. doi:10.1016/S1047-2797(97)00126-9. 

  42. ^ Taiminen TJ (tháng 1 năm 1993). “Effect of psychopharmacotherapy on suicide risk in psychiatric inpatients”. Acta Psychiatr Scand 87 (1): 45–7. ISSN 0001-690X. PMID 8093823. doi:10.1111/j.1600-0447.1993.tb03328.x. 

  43. ^ Brent DA, Emslie GJ, Clarke GN và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2009). “Predictors of spontaneous and systematically assessed suicidal adverse events in the treatment of SSRI-resistant depression in adolescents (TORDIA) study”. Am J Psychiatry 166 (4): 418–26. ISSN 0002-953X. PMID 19223438. doi:10.1176/appi.ajp.2008.08070976. 

  44. ^ Iwasaki M, Akechi T, Uchitomi Y, Tsugane S (tháng 4 năm 2005). “Cigarette Smoking and Completed Suicide among Middle-aged Men: A Population-based Cohort Study in Japan”. Annals of Epidemiology 15 (4): 286–92. PMID 15780776. doi:10.1016/j.annepidem.2004.08.011. 

  45. ^ Miller M, Hemenway D, Rimm E (tháng 5 năm 2000). “Cigarettes and suicide: a prospective study of 50,000 men.”. American journal of public health 90 (5): 768–73. PMC 1446219. PMID 10800427. 

  46. ^ Hemenway D, Solnick SJ, Colditz GA (tháng 2 năm 1993). “Smoking and suicide among nurses.”. American journal of public health 83 (2): 249–51. PMC 1694571. PMID 8427332. 

  47. ^ Thomas Bronischa, Michael Höflerab, Roselind Liebac (tháng 5 năm 2008). “Smoking predicts suicidality: Findings from a prospective community study”. Journal of Affective Disorders 108 (1): 135–145. PMID 18023879. doi:10.1016/j.jad.2007.10.010. 

  48. ^ Miller M, Hemenway D, Bell NS, Yore MM, Amoroso PJ (tháng 6 năm 2000). “Cigarette smoking and suicide: a prospective study of 300,000 male active-duty Army soldiers.”. American journal of epidemiology 151 (11): 1060–3. PMID 10873129. 

  49. ^ Moreyra, P., Ibanez A., Saiz-Ruiz J., Nissenson K., Blanco C. (2000) Review of the phenomenology, etiology and treatment of pathological gambling. German Journal of Psychiatry, 3, 37-52.

  50. ^ Pallanti, S. Pathological Gambling. Clinical Manual of Impulse-Control Disorders 2006:251-89.

  51. ^ Volberg, R. A. (2002) The epidemiology of pathological gambling. Psychiatric Annals, 32, 171-8.

  52. ^ Kaminer, Y., Burleson J. A., Jadamec A. (2002) Gambling behavior in adolescent substance abuse. Substance Abuse, 23, 191-8.

  53. ^ a ă Kausch O (2003). “Suicide attempts among veterans seeking treatment for pathological gambling”. Journal of Clinical Psychiatry 64 (9): 1031–8. PMID 14628978. doi:10.4088/JCP.v64n0908. 

  54. ^ Kausch O (2003). “Patterns of substance abuse among treatment-seeking pathological gamblers”. Journal of Substance Abuse Treatment 25 (4): 263–70. PMID 14693255. doi:10.1016/S0740-5472(03)00117-X. 

  55. ^ Ladd, G. T., Petry N. M. (2003) A comparison of pathological gamblers with and without substance abuse treatment histories. Experimental and Clinical Psychopharmacology, 11, 202-9.

  56. ^ Hagan, Kate (ngày 21 tháng 4 năm 2010). “Gambling linked to one in five suicidal patients”. Melbourne: Theage.com.au. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010. 

  57. ^ Brezo J, Klempan T, Turecki G (tháng 6 năm 2008). “The genetics of suicide: a critical review of molecular studies”. Psychiatr. Clin. North Am. 31 (2): 179–203. PMID 18439443. doi:10.1016/j.psc.2008.01.008. 

  58. ^ Goldsmith, Sara K. (2002). Reducing suicide: a national imperative. Washington, D.C: National Academies Press. tr. 141. ISBN 0-309-08321-4. 

  59. ^ PMID 271079606 (PMID 271079606)
    Citation will be completed automatically in a few minutes.
    Jump the queue or expand by hand


  60. ^ Suicide and Self-Starvation, Terence M. O'Keeffe, Philosophy, Vol. 59, No. 229 (Jul., 1984), pp. 349–363

  61. ^ Suetonius claims that Nero committed suicide in Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Nero 49; Sulpicius Severus, who possibly used Tacitus' lost fragments as a source, reports that is was uncertain whether Nero committed suicide, Sulpicius Severus, Chronica II.29, also see T.D. Barnes, "The Fragments of Tacitus' Histories", Classical Philology (1977), p.228

  62. ^ Watson, Bruce (2007). Exit Rommel: The Tunisian Campaign, 1942–43. Stackpole Books. tr. 170. ISBN 9780811733816. 

  63. ^ Qin P, Agerbo E, Mortensen PB (tháng 4 năm 2003). “Suicide risk in relation to socioeconomic, demographic, psychiatric, and familial factors: a national register-based study of all suicides in Denmark, 1981–1997”. Am J Psychiatry 160 (4): 765–72. PMID 12668367. doi:10.1176/appi.ajp.160.4.765. 

  64. ^ Birtchnell J, Masters N (tháng 9 năm 1989). “Poverty and depression”. Practitioner 233 (1474): 1141–6. PMID 2616460. 

  65. ^ doi:10.1136/bmj.327.7424.1168-a
    Hoàn thành chú thích này


  66. ^ doi:10.1016/j.paid.2003.09.025
    Hoàn thành chú thích này


  67. ^ doi:10.1017/S0021932004006959
    Hoàn thành chú thích này


  68. ^ doi:10.1080/07481180600614591
    Hoàn thành chú thích này


  69. ^ doi:10.2466/pms.109.3.718-720
    Hoàn thành chú thích này


  70. ^ Ajdacic-Gross V, Weiss MG, Ring M và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2008). “Methods of suicide: international suicide patterns derived from the WHO mortality database”. Bull. World Health Organ. 86 (9): 726–32. PMC 2649482. PMID 18797649. doi:10.2471/BLT.07.043489. 

  71. ^ Gunnell D, Eddleston M, Phillips MR, Konradsen F (2007). “The global distribution of fatal pesticide self-poisoning: systematic review”. BMC Public Health 7: 357. PMC 2262093. PMID 18154668. doi:10.1186/1471-2458-7-357. 

  72. ^ “U.S. Suicide Statistics (2005)”. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008. 

  73. ^ “UpToDate Inc.”. 

  74. ^ Brent DA, Moritz G, Bridge J, Perper J, Canobbio R (tháng 5 năm 1996). “Long-term impact of exposure to suicide: a three-year controlled follow-up”. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry 35 (5): 646–53. PMID 8935212. doi:10.1097/00004583-199605000-00020. 

  75. ^ Phillips DP, Carstensen LL (tháng 9 năm 1986). “Clustering of teenage suicides after television news stories about suicide”. N. Engl. J. Med. 315 (11): 685–9. PMID 3748072. doi:10.1056/NEJM198609113151106. 

  76. ^ Sakinofsky, I (1 tháng 6 năm 2007). “The current evidence base for the clinical care of suicidal patients: strengths and weaknesses.”. Canadian Journal of Psychiatry 52 (6 Suppl 1): 7S–20S. PMID 17824349. 

  77. ^ Crawford, MJ; Thana, L, Methuen, C, Ghosh, P, Stanley, SV, Ross, J, Gordon, F, Blair, G, Bajaj, P (1 tháng 5 năm 2011). “Impact of screening for risk of suicide: randomised controlled trial.”. The British journal of psychiatry: the journal of mental science 198 (5): 379–84. PMID 21525521. 

  78. ^ “Mortality and Burden of Disease Estimates for WHO Member States in 2002” (xls). World Health Organization. 2002. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2009. 

  79. ^ “Suicide prevention”. WHO Sites: Mental Health. World Health Organization. Ngày 16 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008. 

  80. ^ “2007 Data” (PDF). Suicide Prevention. Suicidology.org. 2007. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2011. 

  81. ^ “WHO Statement: World Suicide Prevention Day 2008” (PDF). World Health Organization. 2008. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008. 

  82. ^ U.S. Suicide Rate Increasing Newswise, Retrieved on ngày 21 tháng 10 năm 2008.

  83. ^ Gambotto-Burke, Antonella; The Eclipse: A Memoir of Suicide; Broken Ankle Books, 2003; pp.16.

  84. ^ Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (tháng 7 năm 2006). “Homicides and suicides—National Violent Death Reporting System, United States, 2003–2004”. MMWR Morb. Mortal. Wkly. Rep. 55 (26): 721–4. PMID 16826158. 

  85. ^ Louis Appleby (Foreword), David Duffy (Editor), Tony Ryan (Editor) (ngày 25 tháng 8 năm 2004). New Approaches to Preventing Suicide. Jessica Kingsley Publishers. tr. 31–32. ISBN 978-1843102212. 

  86. ^ La Vecchia C, Lucchini F, Levi F (tháng 7 năm 1994). “Worldwide trends in suicide mortality, 1955–1989”. Acta Psychiatr Scand 90 (1): 53–64. ISSN 0001-690X. PMID 7976451. doi:10.1111/j.1600-0447.1994.tb01556.x.  ; Lester, Patterns, 1996, pp. 28–30.

  87. ^ Hoyert DL, Heron MP, Murphy SL, Kung HC (tháng 4 năm 2006). “Deaths: final data for 2003” (PDF 3.72 MB). Natl Vital Stat Rep 54 (13): 1–120. ISSN 1551-8922. PMID 16689256. 

  88. ^ men: 24.9, women: 8.2, combined: 16.0 Scottish Public Health Observatory (see link to excel spreadsheet) [4][liên kết hỏng]

  89. ^ “Country reports and charts available”. WHO website - Mental health. World Health Organization. 2008. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008. 

  90. ^ a ă (tiếng Pháp)“Toujours plus de suicides au Japon”. Aujourd'hui le Japon. AFP. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018. 

  91. ^ (tiếng Anh) Suicide prevention and special programmes - Country reports and charts available”. Organisation mondiale de la santé. 2008. Truy cập 28 mai 2009. 

  92. ^ AFP, 22 novembre 2004

  93. ^ (tiếng Pháp) Sophie Salaun (16 mai 2009). “Avec la crise, les suicides en augmentation chez les jeunes au Japon”. Aujourd'hui le Japon. Truy cập 13 mai 2010. 

  94. ^ a ă (tiếng Pháp) Anthony Rivière (13 mai 2010). “Le nombre de suicides au Japon encore en augmentation”. Aujourd'hui le Japon. Truy cập 13 mai 2010. 

  95. ^ “aujourdhuilejapon.com ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018. 

  96. ^ “aujourdhuilejapon.com ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018. 

  97. ^ a ă (tiếng Nhật) “自殺者数「3月の月曜日」が最多 年度末と週初め重なり”. Asahi Shinbun. Truy cập 7 avril 2010. 

  98. ^ (tiếng Pháp) “Les Japonais ont de fortes tendances suicidaires”. Aujourd'hui le Japon. AFP. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018. 

  99. ^ “Suicides cost Japan economy $32bn”. BBC News. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015. 

  100. ^ Hàn Quốc sốc vì tự tử ở đại học quý tộc Đình Ngân, Vietnamnet, 24/05/2011, theo New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.

  101. ^ 5 vụ tự tử chấn động học viện danh tiếng Lơ Nguyễn (Tổng hợp từ Korea Herald/Asia News Network), Vietnamet, 11/04/2011. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.

  102. ^ Lại tự sát tập thể tại Hàn Quốc Thanh Niên, 13/05/2010. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.

  103. ^ a ă Khóa học chết thử ở Hàn Quốc VnExpress. 11/7/2011. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.

  104. ^ “Xem trước khi in: Tỉ lệ tự tử ở Hàn Quốc tăng gấp đôi trong vòng 5 năm”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 1 tháng 2 năm 2016. 

  105. ^ a ă â Suicide rates (per 100,000), by gender, China 1987-1999 World Health Organization

  106. ^ a ă â Law, Samuel and Liu, Pozi (tháng 2 năm 2008), “Suicide in China: Unique demographic patterns and relationship to depressive disorder”, Current Psychiatry Reports (Current Psychiatry Reports) 10 (1): 80–86, PMID 18269899, doi:10.1007/s11920-008-0014-5 

  107. ^ Phillips, Michael R.; Liu, Huaqing; Zhang, Yanping (ngày 3 tháng 11 năm 2004), “Suicide and Social Change in China”, Culture, Medicine and Psychiatry (Culture, Medicine and Psychiatry) 23: 25–50, doi:10.1023/A:1005462530658 

  108. ^ Yip, Paul S. F.; Liu, Ka Y.; Hu, Jianping; Song, X. M. (2005), “Suicide rates in China during a decade of rapid social changes”, Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology (Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology) 40 (10): 792–798, PMID 16205852, doi:10.1007/s00127-005-0952-8 

  109. ^ He, Zhao-Xiong (ngày 9 tháng 11 năm 2004), “A suicide belt in China: The Yangtze Basin”, Archives of Suicide Research (Archives of Suicide Research) 4 (3): 287–289, doi:10.1023/A:1009609111621 

  110. ^ Khủng hoảng làm tăng tỷ lệ tự sát ở châu Âu VnExpress. 9/7/2011. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.

  111. ^ “WHO Europe – Suicide Prevention” (PDF). World Health Organization. Ngày 15 tháng 1 năm 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008. 

  112. ^ Shaffer D (tháng 9 năm 1988). “The epidemiology of teen suicide: an examination of risk factors”. J Clin Psychiatry 49 (Suppl): 36–41. ISSN 0160-6689. PMID 3047106. 

  113. ^ Những vụ tự sát nổi tiếng của chính trị gia Vn24.org. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.

  114. ^ Norman Morrison: Ngọn đuốc phản chiến vẫn cháy



  • Anderson RN, Smith BL. Deaths: leading causes for 2001. National Vital Statistics Report 2003;52(9):1-86.

  • Annenberg Public Policy Center of the University of Pennsylvania. Suicide and the Media. Available online from: URL: http://www.annenbergpublicpolicycenter.org/07_adolescent_risk/suicide/dec14%20suicide%20report.htm.

  • Carney SS, Rich CL, Burke PA, Fowler RC. Suicide over 60: the San Diego study. Journal of American Geriatric Society 1994;42:174-80.

  • Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Injury Prevention and Control. Suicide Surveillance, 1970-1980. (1985).

  • Centers for Disease Control and Prevention. Regional variations in suicide rates—United States 1990–1994, ngày 29 tháng 8 năm 1997. MMWR 1997;46(34):789-92. Available online from: URL: http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00049117.htm.

  • Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Injury Prevention and Control (producer). Web-based Injury Statistics Query and Reporting System (WISQARS) [Online]. (2004). Available online from: URL: http://www.cdc.gov/ncipc/wisqars/default.htm. [2004 June 21accessed].

  • Department of Health and Human Services. The Surgeon General’s call to action to prevent suicide. Washington (DC): Department of Health and Human Services; 1999. Available online from: URL: http://www.surgeongeneral.gov/library/calltoaction/default.htm.

  • Dorpat TL, Anderson WF, Ripley HS. The relationship of physical illness to suicide. In: Resnik HP, editor. Suicide behaviors: diagnosis and management. Boston (MA): Little, Brown, and Co.; 1968:209-19.

  • Krug EG, Dahlberg LL, Mercy JA, Zwi AB, Lozano R, editors. World report on violence and health [serial online]. 2004 May. Available online from: URL: http://www.who.int/violence_injury_prevention/violence/world_report/wrvh1/en.

  • Lubell KM, Swahn MH, Crosby AE, Kegler SR. Methods of suicide among persons aged 10–19 years—United States, 1992-2001. MMWR 2004;53:471-473. Available online from: URL: http://www.cdc.gov/mmwr/PDF/wk/mm5322.pdf.

  • McCleary R, Chew K, Hellsten JJ, Flunn-Bransford M. Age-and Sec-Specific Cycles in United States Suicides, 1973-1985. American Journal of Public Health 1991;81: 1494-7.

  • Warren CW, Smith JC, Tyler CW. Seasonal Variation in Suicide and Homicide: A Question of Consistency. Journal of Biosocial Sciences 1983;15:349-356.

  • Suicide in South Korea Case of Too Little, Too Late, Oh My News, South Korea

  • S. Korea has top suicide rate among OECD countries, Seoul, ngày 18 tháng 9 năm 2006 Yonhap News


No comments:

Post a Comment