Monday 15 October 2018

Seoul – Wikipedia tiếng Việt



Seoul
서울시

—  Thành phố đặc biệt  —
Thành phố Đặc biệt Seoul
서울특별시


Seoul montage.
Thông tin về hình này

Hiệu kỳ của Seoul
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Seoul
Ấn chương

Vị trí Seoul trên bản đồ Hàn Quốc
Vị trí Seoul trên bản đồ Hàn Quốc

Quốc gia
 Hàn Quốc[1]
Vùng
Vùng thủ đô Seoul
Khu
Chính quyền
 • Kiểu
Chính quyền Thành phố Đặc biệt Seoul
Chính quyền thị trưởng-hội đồng
 • Thị trưởng
Park Won-soon (Dân chủ)
 • Hội đồng
Hội đồng Thành phố Đặc biệt Seoul
 • Đại biểu Quốc dân
 - Quốc hội

16.3% (tổng số ghế)
19.4% (ghế bầu cử)
Diện tích[2]
 • Thành phố đặc biệt
605,21 km2 (23,367 mi2)
Độ cao
38 m (125 ft)
Dân số (2018[3])
 • Thành phố đặc biệt
9.838.892
 • Mật độ
0.00.016/km2 (0.00.042/mi2)
 • Vùng đô thị
25.600.000
 • Tên gọi dân cư
서울 사람 (Seoul saram). 서울시민 (Seoul-si-min). Seoulite
 • Phương ngữ
Phương ngữ Seoul
Múi giờ
UTC+9 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166
KR-11 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩa
San Francisco, Cairo, Jakarta, New Delhi, Đài Bắc, Ankara, Guam, Tehran, Bogotá, Tokyo, Moskva, Sydney, Bắc Kinh, Ulaanbaatar, Hà Nội, Warszawa, Astana, Athena, Washington, Bangkok, Tirana, São Paulo, Delhi, Buenos Aires, Thành phố México, Rio de Janeiro, Quận Honolulu, Paris, Roma, Thành phố New York, Honolulu sửa dữ liệu
Chim
Chim ô thước
Màu
Đỏ Seoul[4]
Hoa
Hoa liên kiều
Phong cảnh
Phong cảnh Seoul (sông Hán và Namsan)[5]
Linh vật
Haechi
Khẩu hiệu
"I·SEOUL·U"[6]
Bài hát
"S.E.O.U.L"
Cây
Cây bạch quả
GDP (PPP) (Thành phố Đặc biệt)
407 tỉ US$[7]
GDP (PPP) bình quân đầu người (Thành phố Đặc biệt)
41,126 US$ [8][9]
Trang web
seoul.go.kr

Seoul (Hangul: 서울; Bính âm từ Hoa ngữ: Hán Thành ; Phiên âm Tiếng Việt: Xê-un hay Xơ-un, Hán-Việt từ năm 2005: Thủ Nhĩ) là thủ đô của Hàn Quốc, nằm bên Sông Hán ở phía tây bắc Hàn Quốc. Tên chính thức là thành phố đô thị đặc biệt Seoul, là thủ đô và đô thị lớn nhất của Hàn Quốc. Seoul là trung tâm của Thủ đô Seoul, bao gồm thành phố tiếp giáp Incheon xung quanh và tỉnh Gyeonggi, là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số của đất nước. Thành phố cách biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 50 km về phía nam (Khu phi quân sự Triều Tiên). Seoul là một thành phố cổ, từng là kinh đô của Bách Tế (18 TCN – 660) và Triều đại Triều Tiên (1392-1910). Thành phố đã trở thành thủ đô của Hàn Quốc sau khi thành lập chính phủ Hàn Quốc năm 1948. Seoul là một thành phố đặc biệt, trực thuộc trung ương. Với dân số hơn 10 triệu, Seoul là thành phố lớn nhất Hàn Quốc và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới tính theo dân số[10]. Diện tích chỉ 605 km², nhỏ hơn Luân Đôn hay Thành phố New York, đây là một trong những thành phố lớn có mật độ dân số cao nhất thế giới. Seoul cũng là một trong những thành phố có kết nối số nhiều nhất thế giới với số người sử dụng Internet nhiều hơn tất cả Châu Phi hạ Sahara, trừ Cộng hòa Nam Phi ra[11]. Seoul còn là một trong 20 thành phố toàn cầu.
Vùng thủ đô Seoul bao gồm cả thành phố cảng lớn Incheon và tỉnh Gyeonggi, có tổng cộng 25 triệu dân sinh sống[12], là vùng đô thị lớn thứ hai thế giới sau Vùng thủ đô Tokyo, chiếm một nửa dân số Hàn Quốc cùng với 632.000 người nước ngoài[13]. Hầu như một nửa dân Hàn Quốc sống ở Vùng thủ đô Seoul khiến nó trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của quốc gia này. Thành phố đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc và đã được xem là "Kỳ tích sông Hán".

Seoul có 3 triệu xe đăng ký và nạn kẹt xe xảy ra thường xuyên. Những năm gần đây, chính quyền vùng thủ đô đã áp dụng nhiều biện pháp để làm sạch nước và không khí bị ô nhiễm. Sự phục hồi của con suối trong trung tâm thành phố Cheonggyecheon đã là một dự án làm đẹp đô thị lớn.



Sự định cư của con người ở vùng lưu vực sông Hán, nơi có Seoul ngày nay, bắt đầu vào năm 4000 TCN.

Lịch sử của Seoul có thể quay về từ 18 TCN, khi đây là kinh đô Wiryeseong của triều đại Bách Tế (thành lập năm 18 TCN) ở khu vực đông bắc Seoul. Có một số bức tường thành còn lại trong khu vực đó kể từ thời điểm này. Pungnaptoseong, một bức tường bằng đất ở ngay bên ngoại ô Seoul, được cho là đã có mặt tại vị trí chính của Wiryeseong. Khi 3 nước Tam Quốc tranh giành vùng chiến lược này, sự kiểm soát đã chuyển từ Bách Tế sang Cao Câu Ly vào thế kỷ thứ 5 và từ Cao Câu Ly đến Tân La vào thế kỷ thứ 6.

Trong thế kỷ 11, sau khi đánh bại được Tân La Thống nhất, triều đình Cao Câu Ly xây dựng một cung điện mùa hè ở Hanesong (Seoul ngày nay), được gọi là "Kinh đô phía Nam". Chỉ từ thời kỳ này, Seoul trở thành một khu vực đông dân cư hơn. Khi nhà Triều Tiên (còn gọi là Joseon) thay thế Cao Câu Ly, kinh đô được dời hẳn đến Hanesong (Hán Thành), và trở thành kinh đô của nhà Triều Tiên cho đến khi triều đại sụp đổ năm 1910. Cung điện Gyeongbokgung, được xây dựng vào thế kỷ 14, là dinh thự của hoàng gia cho đến năm 1592. Cung điện lớn khác, Changdeokgung, được xây dựng năm 1405, phục vụ như là cung điện hoàng gia từ năm 1611 đến năm 1872. Sau khi nhà Triều Tiên đổi tên thành Đế quốc Đại Hàn năm 1897, Hanesong cũng được đổi tên thành Seoul như ngày nay.

Ban đầu, thành phố này hoàn toàn bị bao quanh bởi một bức tường đá tròn để bảo vệ người dân an toàn trước thú dữ, trộm cướp và các cuộc tấn công quân sự từ nội loạn và ngoại bang. Sau đó, thành phố đã phát triển vượt ra khỏi những bức tường và mặc dù chúng không còn tồn tại nữa (ngoại trừ núi Bugaksan (Hangul: 북악산 Hanja: 北岳 山), phía bắc khu vực trung tâm thành phố, các tường thành vẫn nằm gần khu trung tâm thành phố Seoul, bao gồm cả Sungnyemun (thường được gọi là Namdaemun) và Heunginjimun (thường được gọi là Dongdaemun). Trong triều đại Joseon, các cửa được mở và đóng cửa mỗi ngày, cùng với tiếng chuông lớn ở tháp chuông Bosingak. Vào cuối thế kỷ 19, sau hàng trăm năm cô lập, Seoul đã mở cửa cho người nước ngoài và bắt đầu hiện đại hóa. Seoul đã trở thành thành phố đầu tiên ở Đông Á sử dụng điện trong cung điện hoàng gia, được xây dựng bởi Công ty chiếu sáng Edison và một thập kỷ sau đó, Seoul cũng đã xây dựng hoàn thiện các đèn đường điện.

Phần lớn sự phát triển này của Seoul là do những hoạt động thương mại với nước ngoài như Pháp và Hoa Kỳ. Ví dụ: Công ty Điện của Seoul, Công ty Xe điện Đệ nhất của Seoul và Công ty Nước Nóng Nước Seoul đều là các doanh nghiệp liên doanh Mỹ gốc Hàn. Vào năm 1904, một người Mỹ tên là Angus Hamilton đã viếng thăm thành phố và nói, "Các đường phố ở Seoul rất thanh lịch, rộng rãi, sạch đẹp, gây ấn tượng và thoát nước tốt. Những làn đường hẹp và bẩn đã được cải tạo và mở rộng, Seoul đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong những thành phố phát triển nhanh nhất, hấp dẫn và sạch nhất ở phương Đông.

Trong thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật, thành phố được mang tên tiếng Nhật là Keijo. Công nghệ của Nhật đã được nhập khẩu vào thành phố, các bức tường thành đã được gỡ bỏ, một số cửa thành bị phá hủy. Các con đường trở thành các công trình lát gạch và xây dựng theo phong cách phương Tây. Thành phố được giải phóng vào cuối Thế chiến thứ II.

Năm 1945, thành phố được chính thức đặt lại tên cũ là Seoul, và được chỉ định là một thành phố đặc biệt của Hàn Quốc vào năm 1949.

Trong chiến tranh Triều Tiên, Seoul được xem là chiến trường chính và nhiều lần bị tranh giành xâu xé giữa quân đội Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, khiến thành phố gần như bị phá hủy hoàn toàn sau chiến tranh. Thủ đô Hàn Quốc phải tạm thời di dời đến Busan. Một ước tính về các thiệt hại to lớn cho thấy rằng sau chiến tranh, ít nhất 191.000 tòa nhà, 55.000 ngôi nhà, và 1.000 nhà máy bị tàn phá. Ngoài ra, một đợt người tị nạn đã vào Seoul trong lúc chiến tranh, làm dân số của thành phố và khu vực đô thị của nó tăng lên đến một ước tính khoảng 1,5 triệu vào năm 1955.

Sau chiến tranh, Seoul bắt đầu tập trung vào việc tái thiết và hiện đại hóa. Khi nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển nhanh chóng từ những năm 1960, quá trình đô thị hóa cũng tăng tốc và công nhân bắt đầu chuyển tới Seoul và các thành phố lớn khác. Từ những năm 1970, quy mô của khu vực hành chính Seoul đã mở rộng đáng kể khi nó sáp nhập một số thị trấn và làng mạc từ một số quận hạt xung quanh. Những chính sách kinh tế năng nổ thập niên 1960 và thập niên 1970 đã giúp tái thiết thành phố rất nhanh. Seoul chính là đầu tàu tạo nên kì tích sông Hán kỳ diệu cho nền kinh tế Hàn Quốc.

Nhiều cuộc chiến tranh quy mô lớn trong thế kỷ XX đã khiến nhiều di tích lịch sử của Seoul bị phá hủy. Trong thập niên 1990, nhiều công trình lịch sử đã được phục dựng, bao gồm Cung Gyeongbok (Cảnh Phúc), cung điện chính của triều đại Triều Tiên.


Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]


Thành phố được biết đến trong quá khứ bởi các tên gọi kế tiếp nhau như Wiryeseong (âm Hán Việt: Úy Lễ Thành; 慰禮城; Bách Tế), Hanyang (Hán Dương; 漢陽) và Hanseong (Hán Thành; 漢城; Cao Ly và Triều Tiên). Tên hiện nay lấy từ tên trong từ Hàn cổ Seorabeol hay Seobeol, có nghĩa là "kinh thành", trước kia dùng cho Gyeongju (Khánh Châu), kinh đô của vương quốc Tân La xưa kia.

Không giống như các địa danh khác ở Hàn Quốc, "Seoul" không có chữ Hán tương đương. Ngày 18 tháng 1 năm 2005, chính quyền Seoul chính thức sử dụng tên Shou'er (giản thể: 首尔; phồn thể: 首爾; bính âm: shǒu'ěr, phiên âm Hán Việt là Thủ Nhĩ) thay cho tên gọi lịch sử nhưng không còn phổ biến, Hán Thành (giản thể: 汉城; phồn thể: 漢城; bính âm: hànchéng).[14][15][16]



Seoul nằm ở phía tây bắc Hàn Quốc, với diện tích đất đai ước tính khoảng 605,52 km² với bán kính khoảng 15 km, bị chia cắt thành hai nửa bắc và nam bởi sông Hán, thành phố này được bao quanh bởi 8 ngọn núi cũng như những vùng đất của đồng bằng sông Hán và khu vực phía tây. Sông Hán đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử Triều Tiên. Thời Tam Quốc ở Triều Tiên, ba quốc gia luôn cố gắng giành quyền kiểm soát vùng đất này, nơi mà có con sông được dùng làm trạm thông thương tới Trung Quốc (qua biển Hoàng Hải). Tuy nhiên con sông này hiện nay không còn được sử dụng với mục đích hàng hải nữa do cửa sông nằm trên biên giới giữa hai miền Triều Tiên và bị chắn không cho dân thường qua lại.


Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]


Cũng giống như phần lớn các vùng khác ở Hàn Quốc, Seoul có khí hậu ôn đới lục địa, bất chấp việc Hàn Quốc bị vung quanh bởi ba mặt đều là biển. Mùa hè bình thường khí hậu nóng và ẩm, với mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Tháng 8 là tháng nóng nhất trong năm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến 30 °C (72 °F đến 86 °F) và cũng có thể nóng hơn. Mùa đông thường rất lạnh nếu so sánh với các vùng ở cùng vĩ độ, với nhiệt độ trung bình tháng giêng từ -10 °C đến 1 °C (19 °F đến 33 °F), mùa đông thường khô hơn rất nhiều so với mùa hè dù bình thường trong một năm ở Seoul có khoảng 28 ngày là có tuyết.






























































































































































Dữ liệu khí hậu của Seoul (1981–2010, cao kỉ lục/thấp kỉ lục 1907–nay)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Cao kỉ lục °C (°F)
14.4
18.7
23.8
29.8
34.4
37.2
38.4
38.2
35.1
30.1
25.9
17.7
38,4
Trung bình cao °C (°F)
1.5
4.7
10.4
17.8
23.0
27.1
28.6
29.6
25.8
19.8
11.6
4.3
17,0
Trung bình ngày, °C (°F)
−2.4
0.4
5.7
12.5
17.8
22.2
24.9
25.7
21.2
14.8
7.2
0.4
12,5
Trung bình thấp, °C (°F)
−5.9
−3.4
1.6
7.8
13.2
18.2
21.9
22.4
17.2
10.3
3.2
−3.2
8,6
Thấp kỉ lục, °C (°F)
−22.5
−19.6
−14.1
−4.3
2.4
8.8
12.9
13.5
3.2
−5.1
−11.9
−23.1
−23,1
Giáng thủy mm (inch)
20.8
(0.819)
25.0
(0.984)
47.2
(1.858)
64.5
(2.539)
105.9
(4.169)
133.2
(5.244)
394.7
(15.539)
364.2
(14.339)
169.3
(6.665)
51.8
(2.039)
52.5
(2.067)
21.5
(0.846)
1.450,5
(57,106)
% độ ẩm
59.8
57.9
57.8
56.2
62.7
68.1
78.3
75.6
69.2
64.0
62.0
60.6
64,4
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.1 mm)
6.5
5.8
7.4
7.8
9.0
9.9
16.3
14.6
9.1
6.3
8.7
7.4
108,8
Số ngày tuyết rơi TB
8.0
5.2
3.4
0.1
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0
0.1
2.1
6.1
24,9
Số giờ nắng trung bình hàng tháng
160.3
163.3
189.0
205.0
213.0
182.0
120.0
152.5
176.2
198.8
153.2
152.6
2.066,0
Tỷ lệ khả chiếu
52.3
53.6
51.0
51.9
48.4
41.2
26.8
36.2
47.2
57.1
50.2
51.1
46,4
Nguồn: Korea Meteorological Administration[17][18][19] (Tỷ lệ khả chiếu, ngày tuyết)[20]

Cảnh quan thành phố[sửa | sửa mã nguồn]



Trung tâm cũ của Seoul thời vương triều Triều Tiên hiện nay là một nơi kinh doanh sầm uất, phần lớn những cung điện, văn phòng chính phủ, trụ sở các tập đoàn, khách sạn và chợ truyền thống đều nằm ở đây. Vùng nay bao phủ châu thổ Cheonggyecheon, với một dòng suối nhỏ chạy từ tây tới đông qua châu thổ trước khi đổ ra sông Hán. Trong nhiều năm, dòng suối này đã được tu bổ bằng xi măng và gần đây được khôi phục qua một dự án phục sinh đô thị. Về phía bắc của khu kinh doanh là ngọn núi Bukhan (Bắc Hán), về phía nam là ngọn núi Namsan (Nam Sơn) nhỏ hơn. Tiến sâu nữa về phía nam là vùng ngoại ô khu Yongsan (Long Sơn), khu Mapo và sông Hán. Qua con sông Hán là vùng khu Gangnam, khu Seocho rất phát triển. Trung tâm Thương mại Thế giới Hàn Quốc nằm ở khu Gangnam, rất nhiều triển lãm và hội nghị được tổ chức tại đây. Tại khu Gangnam còn có COEX Mall, một trung tâm giải trí và mua sắm trong nhà lớn ở Seoul. Bamseom là một hòn đảo nằm giữa con sông Hán gần Yeouido và trụ sở của quốc hội cũng như các kênh truyền hình lớn và một vài tòa nhà hành chính. Sân vận động Olympic, công viên Olympic và Lotte World nằm ở khu Songpa, bờ nam sông Hán. phía nam vùng Gangnam là các ngọn núi Namhan (Nam Hán), Cheonggye và Gwanak.


Trụ sở chính phủ Seoul City

Các công trình đáng chú ý tại Seoul có thể kể đến Tòa nhà Tài chính Hàn Quốc, Tháp N Seoul, và Trung tâm thương mại thế giới Seoul, Tòa nhà 63 và sáu tòa cao ốc dân dụng Tower Palace. Những kế hoạch phát triển đô thị đã trở thành một khái niệm quan trọng khi Seoul được thiết kế để trở thành thủ đô vào cuối thế kỷ XIV. Cung điện của vương triều Triều Tiên hiện vẫn nằm ở Seoul, với cung chính, Cung Gyeongbok, hiện đang được khôi phục nguyên trạng. Ngày nay, ở Seoul có 8 đường xe điện ngầm trải dài hơn 250 km.

Con đường đậm chất lịch sử nhất ở Seoul là đường Cái Chuông, trên con đường này người ta có thể thấy Phổ Tín Các (Bosingak), một ngôi đình có một chiếc chuông lớn. Chiếc chuông rung bốn lần trong ngày, vì vậy mà có thể kiểm soát được bốn cổng chính vào thành phố. Bây giờ thì chiếc chuông này chỉ còn được rung vào nửa đêm trong dịp năm mới, khi đó nó sẽ được rung 30 lần.

Con đường ô tô quan trọng nhất của Seoul trước đây chạy dọc đường Cái Chuông, nhưng đến đầu thập niên 1970, nó đã bị thay bởi đường ray số 1 của hệ thống tàu điện ngầm. Một vài con đường nổi tiếng khác ở Seoul bao gồm đường Eulji, đường Teheran, đường Thế Tông, đường Chungmu, đường Yulgong, và đường Toegye.


Thành phố đặc biệt Seoul được cấu thành từ 25 khu (구 gu), 15.267 động (동 dong). Động tương đương với thôn hoặc làng. Hơn mười lăm nghìn động này lại được chia ra thành 112.734 phiên địa (번지 beonji).


Cờ Seoul cũ (1947–1996)



Seoul có mật độ dân số rất cao, gần gấp đôi New York và cao gấp 8 lần so với Rome. Khu vực đô thị của thành phố được xem là nơi có mật độ dân số cao nhất trong OECD ở châu Á vào năm 2012 và đứng thứ hai trên thế giới sau Paris. Tính đến năm 2015, dân số là 9,86 triệu, vào năm 2012 là 10.442.426. Tính đến cuối tháng 6 năm 2011, 10.29 triệu công dân Hàn Quốc đã sống trong thành phố. Con số này giảm 0,24% so với cuối năm 2010. Dân số của Seoul đã giảm từ đầu những năm 1990, nguyên nhân là do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ và dân số quá đông.

Hầu hết những người dân của Seoul là người Triều Tiên cùng với một số ít người Trung Quốc và Nhật Bản. Ngày nay, 200.000 người nước ngoài được ước tính đang sống tại Seoul, những người này bao gồm người từ Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Đại Dương và Châu Mỹ. Tỉ lệ phạm pháp ở Seoul là rất thấp. Dù một nửa dân số không theo đạo, hai đạo phổ biển ở Seoul là đạo Phật và đạo Cơ Đốc (mỗi đạo chiếm khoảng 25%). Những đạo khác bao gồm Shaman giáo và Nho giáo, tuy nhiên hai đạo sau được nhìn nhận như là triết lý phổ biển của xã hội hơn.





Với việc là nơi đặt trụ sở đầu não của một vài tập đoàn lớn nhất thế giới như Samsung, tập đoàn LG, Hyundai và Xe ô-tô Kia, lĩnh vực dịch vụ tại Seoul đã phát triển nhanh chóng, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước. Hàn Quốc thu được 63,2% GDP từ khu vực dịch vụ, trên cả thu nhập quốc gia bình quân. Các sản phẩm xuất khẩu chính là hàng điện tử, ô tô và thiết bị máy móc. Sự phát triển kinh tế này cũng giúp tỉ lệ thất nghiệp chỉ giữ ở mức 3,4%. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng cao, vào khoảng 2 tỉ dollar Mỹ. Tuy nhiên, Hàn Quốc có thể bị đe dọa với một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm và điều này có thể ảnh hưởng tới chính Hàn Quốc cũng như sự phát triển của đất nước này. Là một trong "bốn con hổ của châu Á", Hàn Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc vào những năm 90. Tuy nhiên, tài liệu của CIA đã chỉ ra rằng kinh tế Hàn Quốc đã có dấu hiệu của sự tăng trưởng ở mức vừa phải trong giai đoạn từ 2003 đến 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân 4-5%. Sự suy giảm về tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng đã hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của Hàn Quốc, tuy nhiên sự tiêu thụ cũng đã bắt đầu dần tăng trưởng trở lại. Nhìn chung, kinh tế của Hàn Quốc đã và đang chạy với tốc độ tốt và viễn cảnh của nó là khá khả quan.


Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]


Các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống, lao động thâm canh liên tục được thay thế bằng công nghệ thông tin, điện tử và lắp ráp các ngành công nghiệp; tuy nhiên, sản xuất thực phẩm và đồ uống cũng như in ấn và xuất bản vẫn nằm trong các ngành công nghiệp cốt lõi. Các nhà sản xuất lớn có trụ sở tại thành phố, bao gồm Samsung, LG, Hyundai, Kia và SK. Các công ty thực phẩm và đồ uống đáng chú ý bao gồm Jinro, có soju là loại đồ uống có cồn bán chạy nhất trên thế giới, đánh bại Smirnoff vodka, nhà sản xuất bia hàng đầu Hite (sáp nhập với Jinro) và Oriental Brewery. Thành phố cũng sở hữu những công ty cung cấp thực phẩm như Seoul Dairy Cooperative, Nongshim, Ottogi, CJ, Orion, [[Maeil Holdings, Namyang Dairy Products và Lotte.


Tài chính[sửa | sửa mã nguồn]


Seoul tập trung nhiều trụ sở của các công ty quốc tế và ngân hàng, bao gồm 15 công ty trên danh sách 500 tài sản như Samsung, LG và Hyundai. Hầu hết các trụ sở ngân hàng và Sở giao dịch Hàn Quốc đều nằm ở Yeouido (đảo Yeoui), thường được gọi là "Phố Wall của Hàn Quốc" và đã từng là trung tâm tài chính của thành phố từ những năm 1980. Trung tâm tài chính quốc tế Seoul & SIFC MALL, tòa nhà Hanhwa 63, trụ sở chính của công ty bảo hiểm Hanhwa. Hanhwa là một trong ba công ty bảo hiểm lớn nhất Hàn Quốc, cùng với nhóm bảo hiểm nhân thọ của Samsung Life và Gangnam & Kyob.


Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]



Thị trường bán buôn và bán lẻ lớn nhất ở Hàn Quốc, chợ Dongdaemun, nằm ở Seoul. Myeongdong là khu mua sắm và giải trí ở trung tâm thành phố Seoul với các cửa hàng trung cấp, cao cấp, cửa hàng thời trang và các cửa hàng thương hiệu quốc tế. Chợ Namdaemun gần đó, được đặt tên theo Cổng Namdaemun ở Sungnyemun, là chợ chạy liên tục lâu đời nhất ở Seoul.

Insa-dong là chợ nghệ thuật văn hóa của Seoul, nơi các tác phẩm nghệ thuật truyền thống và hiện đại của Hàn Quốc, như tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc và thư pháp được bán. Chợ trời Hwanghak-dong và Chợ Cổ Janganpyeong cũng cung cấp các sản phẩm đồ cổ. Một số cửa hàng cho các nhà thiết kế địa phương đã mở tại Samcheong-dong, nơi có rất nhiều phòng trưng bày nghệ thuật nhỏ. Trong khi Itaewon đã phục vụ chủ yếu cho khách du lịch nước ngoài và lính Mỹ có trụ sở tại thành phố, người Hàn Quốc hiện nay bao gồm phần lớn du khách đến khu vực. Quận Gangnam là một trong những khu vực giàu có nhất ở Seoul và được ghi nhận cho các khu vực Apgujeong-dong và Cheongdam-dong thời thượng và cao cấp và trung tâm mua sắm COEX Mall. Các chợ bán buôn bao gồm Chợ Thủy sản Noryangjin và Chợ Garak.

Chợ thiết bị điện tử Yongsan là thị trường điện tử lớn nhất châu Á. Thị trường điện tử là ga tàu điện ngầm Gangbyeon tuyến 2, Techno mart, ENTER6 MALL & khu phức hợp trung tâm mua sắm Technindart Shindorim.

Times Square là một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất của Seoul với CJ CGV, màn hình rạp chiếu phim dài 35mm lớn nhất thế giới.

Khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới Hàn Quốc, bao gồm trung tâm mua sắm COEX, trung tâm đại hội, 3 khách sạn Inter-continental, tháp kinh doanh (tháp Asem), khách sạn Residence, Casino và nhà ga sân bay thành phố được thành lập năm 1988 trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa hè 1988 ở Seoul. Trung tâm thương mại thương mại thế giới thứ 2 đang có kế hoạch tổ hợp sân vận động Olympic Seoul như MICE HUB của thành phố Seoul. Tòa nhà văn phòng chính của Ex-Kepco đã được mua lại bởi tập đoàn Hyundai với 9 tỷ USD để xây dựng tòa nhà Hyundai GBC & khách sạn 115 tầng cho đến năm 2021. Hiện tại tòa nhà 25 tầng cũ đang bị phá dỡ.


Các trường đại học[sửa | sửa mã nguồn]


Seoul là nơi có phần lớn các trường đại học danh giá nhất Hàn Quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Yonsei, Đại học Cao Ly, Đại học Sogang, Đại học Thành Quân Quán, Đại học Hanyang, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, Đại học Chung-Ang, [[Đại học Kyunghee, Đại học Seoul, Đại học Nữ giới Ewha, Đại học Hongik, Đại học Konkuk, Đại học Dongguk và Đại học Soongsil.


Giáo dục trung học[sửa | sửa mã nguồn]


Giáo dục bắt buộc kéo dài từ lớp 1-9 (sáu năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở). Học sinh học sáu năm ở trường tiểu học, ba năm trung học cơ sở, và ba năm trung học. Các trường trung học thường yêu cầu học sinh mặc đồng phục. Có một kỳ thi để tốt nghiệp trung học và nhiều sinh viên tiến lên cấp đại học được yêu cầu tham dự kỳ thi Đại học Scholastic Ability được tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Mặc dù có một bài kiểm tra cho các học sinh tốt nghiệp trung học, được gọi là kỳ thi lấy bằng cấp trường, hầu hết người Hàn Quốc đều làm bài kiểm tra.

Seoul là nơi có nhiều trường chuyên ngành, bao gồm ba trường trung học khoa học (Hansung Science High School, Trường Trung học Khoa học Sejong và Trường Trung học Khoa học Seoul), và sáu trường Trung học Ngoại ngữ (Trường Ngoại ngữ Daewon, Trường Ngoại ngữ Daeil, Ewha) Trường trung học ngoại ngữ của nữ sinh, trường trung học ngoại ngữ Hanyoung, trường trung học ngoại ngữ Myungduk và trường trung học ngoại ngữ Seoul). Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul bao gồm 235 trường Trung học chuyên nghiệp, 80 trường dạy nghề, 377 trường trung học cơ sở và 33 trường giáo dục đặc biệt vào năm 2009.



Trái tim truyền thống của Seoul là kinh đô của triều đại Joseon cũ, bây giờ là khu vực trung tâm thành phố, nơi có hầu hết các cung điện, văn phòng chính phủ, trụ sở công ty, khách sạn và chợ truyền thống. Cheonggyecheon, một dòng suối chảy từ tây sang đông qua thung lũng trước khi đổ vào sông Hán, đã được nhiều năm phủ kín bê tông, nhưng gần đây đã được khôi phục bởi một dự án hồi sinh đô thị vào năm 2005. Đường Jongno, có nghĩa là "Phố Chuông", là một đường phố chính và là một trong những con phố thương mại đầu tiên của thành phố, nơi người ta có thể tìm thấy Bosingak, một gian hàng có chứa một cái chuông lớn. Tiếng chuông báo hiệu những thời điểm khác nhau trong ngày và điều khiển bốn cổng chính đến thành phố. Phía bắc của trung tâm thành phố là núi Bukhan, và phía nam là Namsan nhỏ hơn. Xa hơn về phía nam là vùng ngoại ô cũ, quận Yongsan và quận Mapo. Bên kia sông Hán là những khu vực mới và giàu có hơn của quận Gangnam, quận Seocho và các khu vực lân cận.


Bongeunsa tại Nam Seoul



Kiến trúc lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


Seoul có nhiều địa danh lịch sử và văn hóa. Tại khu định cư thời tiền sử Amsa-dong, quận Gangdong, những tàn tích từ thời kỳ đồ đá mới được khai quật và vô tình phát hiện bởi một trận lụt vào năm 1925.

Quy hoạch đô thị và dân sự là một khái niệm quan trọng khi Seoul lần đầu tiên được thiết kế để phục vụ như một thủ đô vào cuối thế kỷ 14. Triều đại Joseon đã xây dựng "Ngũ Đại Cung" ở Seoul - Changdeokgung, Changgyeonggung, Deoksugung, Gyeongbokgung và Gyeonghuigung - tất cả đều nằm ở quận Jongno và Quận Jung. Trong số đó, Changdeokgung đã được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1997 như là một "ví dụ nổi bật về kiến ​​trúc cung điện và thiết kế sân vườn vùng Viễn Đông". Cung điện chính, Gyeongbokgung, đã trải qua một dự án phục hồi quy mô lớn. Các cung điện được coi là kiến ​​trúc gương mẫu của thời kỳ Joseon. Bên cạnh các cung điện, Unhyeongung được biết đến là nơi cư trú hoàng gia của Hưng Tuyên Đại Viện Quân, cha đẻ của hoàng đế Triều Tiên Cao Tông vào cuối triều đại Joseon.

Seoul đã được bao quanh bởi các bức tường được xây dựng để điều chỉnh lượng dân cư đến từ các khu vực khác và bảo vệ kinh thành trong trường hợp bị xâm lược. Pungnap Toseong là một bức tường đất bằng phẳng được xây dựng ở rìa sông Hán, nơi được cho là địa điểm của Wiryeseong. Mongchon Toseong (Hangul: 몽촌 토성; Hanja: 蒙 村 土城) là một bức tường đất khác được xây dựng trong thời Bách Tế hiện đang nằm bên trong Công viên Olympic. Bức tường Pháo đài của Seoul được xây dựng sớm trong triều đại Joseon để bảo vệ kinh thành. Sau nhiều thế kỷ của sự hủy diệt và xây dựng lại, khoảng ⅔ của bức tường vẫn còn, cũng như sáu trong tám cửa ban đầu. Các cổng này bao gồm Sungnyemun và Heunginjimun, thường được gọi là Namdaemun (cổng Nam) và Dongdaemun (cổng Đông). Namdaemun là cánh cổng bằng gỗ lâu đời nhất cho đến một vụ tấn công bằng xà cừ năm 2008, và được mở lại sau khi được phục hồi hoàn toàn vào năm 2013. Nằm gần các cửa là các chợ truyền thống và trung tâm mua sắm lớn nhất, chợ Namdaemun và chợ Dongdaemun.

Ngoài ra còn có nhiều tòa nhà được xây dựng theo phong cách quốc tế vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cổng Độc lập được xây dựng vào năm 1897 để truyền cảm hứng cho một tinh thần độc lập. Ga Seoul được khai trương vào năm 1900 như Ga Gyeongseong.


Kiến trúc hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]


Nhiều tòa nhà văn phòng và nhà ở cao tầng khác nhau, như Trung tâm Tài chính Gangnam, Samsung Tower Palace, Tháp Namsan Seoul và Tháp Lotte World, chiếm ưu thế trên đường chân trời của thành phố. Tòa nhà cao nhất là Lotte World Tower, đạt chiều cao 555m. Nó mở cửa cho công chúng vào tháng 4 năm 2017.

Trung tâm thương mại thế giới Seoul, nằm ở Quận Gangnam, tổ chức nhiều triển lãm và hội nghị khác nhau. Cũng ở quận Gangnam là trung tâm mua sắm COEX Mall, khu mua sắm và giải trí lớn trong nhà. Hạ lưu từ quận Gangnam là Yeouido, một hòn đảo có Quốc hội, các hãng phát sóng lớn, và một số tòa nhà văn phòng lớn, cũng như Tòa nhà Tài chính Hàn Quốc và Nhà thờ Yoido Full Gospel. Sân vận động Olympic (Seoul), công viên Olympic và Lotte World nằm ở quận Songpa, phía nam sông Hán, phía thượng nguồn của quận Gangnam. Ba điểm mốc hiện đại mới của Seoul là Dongdaemun Design Plaza & Park, được thiết kế bởi Zaha Hadid, Tòa thị chính Seoul hình sóng mới, bởi Yoo Kerl của iArc, và Lotte World Tower, tòa nhà cao thứ 5 trên thế giới được thiết kế bởi Kohn Pederson Cáo.

Năm 2010, Seoul được chỉ định là Thủ đô Thiết kế Thế giới trong năm.


Gần như tất cả ôtô ở Hàn Quốc (Seoul nói riêng) do các tập đoàn trong nước như Hyundai, KIA, Daewoo...sản xuất

Giao thông của Seoul bắt đầu bùng nổ từ thời kỳ Đế quốc Đại Hàn, khi những con đường ô tô đầu tiên được đặt nền móng, một con đường nổi Seoul với Incheon được hoàn thành trong giai đoạn này. Seoul có hơn 3 triệu phương tiện giao thông được đăng ký vì vậy tắc nghẽn giao thông đã trở thành một điều thường nhật tại thành phố này.


Xe buýt[sửa | sửa mã nguồn]



Hệ thống xe buýt của Seoul được điều hành bởi chính quyền Seoul Metropolitan (S.M.G.), với bốn cấu hình xe buýt chính phục vụ hầu hết các thành phố. Seoul có nhiều bến xe buýt liên tỉnh / tốc hành lớn. Các xe buýt này kết nối Seoul với các thành phố trên khắp Hàn Quốc. Bến Xe buýt Seoul Express, Nhà ga Trung tâm Thành phố và Ga Seoul Nambu nằm ở quận Seocho. Ngoài ra, Bến Xe buýt Đông Seoul ở Quận Gwangjin và Ga Sangbong ở Quận Jungnang xử lý buôn bán chủ yếu từ các tỉnh Gangwon và Chungcheong.


Tàu điện ngầm[sửa | sửa mã nguồn]


Một hành khách trong hành lang chờ của tàu điện ngầm tuyến số 5


Seoul có một hệ thống tàu điện ngầm nối mỗi quận của thành phố và các khu vực xung quanh. Với lượng khánh hơn 8 triệu mỗi ngày, hệ thống tàu điện ngầm của Seoul được xếp vào một trong những hệ thống tàu điện ngầm bận rộn nhất trên thế giới. Tàu điện ngầm vùng đô thị Seoul có 21 tuyến phục vụ Seoul, Incheon, Gyeonggi, tây Gangwon, và bắc Chungnam. Ngoài ra, để đối phó với nhiều hình thức vận chuyển khác nhau, chính quyền vùng đô thị Seoul thuê một số nhà toán học để tính toán việc điều phối tàu điện ngầm, xe buýt, và lịch giao thông theo một thời gian biểu. Nhiều tuyến khác nhau được vận hành bởi Korail, Seoul Metro, Tổng công ty đường sắt cao tốc đô thị Seoul, AREX, Shinbundang Railroad Corporation và Metro 9.


Tàu cao tốc[sửa | sửa mã nguồn]



Seoul được kết nối với mọi thành phố lớn ở Hàn Quốc bằng đường sắt. Seoul cũng liên kết với hầu hết các thành phố lớn của Hàn Quốc bằng tàu cao tốc KTX, có tốc độ di chuyển bình thường hơn 300 km/h (186 dặm một giờ). Một chuyến tàu dừng ở tất cả các điểm dừng chính là tàu lửa Mugunghwa và Saemaeul. Các ga đường sắt chính bao gồm:


  • Ga Seoul, Quận Yongsan: Tuyến Gyeongbu (KTX / ITX-Saemaeul / Nuriro / Mugunghwa-ho)

  • Ga Yongsan, Quận Yongsan: Tuyến Honam (KTX / ITX-Saemaeul / Nuriro / Mugunghwa), tuyến Jeolla / Janghang (Saemaul / Mugunghwa)

  • Ga Yeongdeungpo, Quận Yeongdeungpo: Tuyến Gyeongbu / Honam / Janghang (KTX / ITX-Saemaeul / Saemaul / Nuriro / Mugunghwa)

  • Ga Cheongnyangni, Quận Dongdaemun: Tuyến Gyeongchun / Jungang / Yeongdong / Taebaek (ITX-Cheongchun / ITX-Saemaeul / Mugunghwa)

  • Ga Suseo (HSR), Quận Gangnam: Suseo HSR (SRT)

Hàng không[sửa | sửa mã nguồn]



Có hai sân bay quốc tế nằm ở Seoul. Sân bay quốc tế Gimpo, từng nằm ở Gimpo nhưng đã được xáp nhập vào Seoul từ năm 1963, là sân bay quốc tế duy nhất cho Seoul từ khi được xây dựng lần đầu trong thời Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài ra, còn một vài sân bay nội địa khác được xây dựng trong thời chiến, bao gồm một sân bay nằm ở Yeouido.

Khánh thành vào tháng 3 năm 2001, Sân bay quốc tế Incheon tại đảo Yeongjong ở Incheon đã thay thế tầm quan trọng của sân bay Gimpo. Incheon hiện giờ thực hiện hầu hết tất cả các chuyến bay trong nước và quốc tế trừ những chuyến bay tới Sân bay Haneda ở Tokyo và Sân bay Hồng Kiều ở Thượng Hải. Điều này đã làm giảm rất nhiều tần suất bay của sân bay Gimpo.

Sân bay quốc tế Incheon, cùng với Sân bay quốc tế Hồng Kông và sân bay Changi, đã trở thành những trung tâm vận tải quan trọng ở châu Á. Trong một cuộc đồng điều tra của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và Hội đồng Sân bay Quốc tế đã bầu chọn Incheon là sân bay tốt nhất thế giới. Skytrax chọn đây là một trong 5 sân bay tốt nhất thế giới năm 2006.

Incheon và Gimpo nối với thành phố Seoul bằng đường quốc lộ, Gimpo còn được nối bằng đường điện ngầm số 5.


Xe đạp[sửa | sửa mã nguồn]


Đi xe đạp ngày càng trở nên phổ biến ở Seoul và trong cả nước. Cả hai bờ sông Hán đều có đường đi xe đạp chạy khắp thành phố dọc sông. Ngoài ra, Seoul đã giới thiệu vào năm 2015 một hệ thống chia sẻ xe đạp có tên là Ddareungi.


Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]


Thành phố là nơi quy tụ các nhóm nhạc K-Pop và ca sĩ đơn nổi tiếng. Có một số bài hát viết về Seoul như "Seoul Song" (Super Junior & Girls' Generation), "Fly To Seoul" (2PM), "Girls' generation", "Seoul" (SNSD; Super Junior), "Moon of Seoul "(Kihyun MonstaX) "With Seoul" (Bangtan Sonyeondan; BTS)


Các di tích lịch sử và bảo tàng[sửa | sửa mã nguồn]


Triều đại Triều Tiên đã xây dựng Ngũ cung ở Seoul. Hai trong số 5 cung điện được miêu tả trong bức Đông Cung Đồ.


Bảo tàng[sửa | sửa mã nguồn]


Seoul là nơi có 115 viện bảo tàng, bao gồm bốn bảo tàng quốc gia và chín bảo tàng thành phố chính thức. Trong số các bảo tàng quốc gia của thành phố, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc là đại diện nhất của bảo tàng không chỉ ở Seoul mà là toàn Hàn Quốc. Từ khi thành lập vào năm 1945, bảo tàng đã xây dựng một bộ sưu tập 220.000 hiện vật. Vào tháng 10 năm 2005, bảo tàng đã chuyển đến một tòa nhà mới ở công viên Yongsan. Bảo tàng dân gian quốc gia nằm trên cơ sở cung điện Gyeongbokgung ở quận Jongno và sử dụng bản sao của các vật thể lịch sử để minh họa lịch sử dân gian của người Triều Tiên. Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc cũng nằm trong khuôn viên Cung điện Gyeongbokgung. Cuối cùng, chi nhánh Seoul của Bảo tàng nghệ thuật đương đại quốc gia (Hàn Quốc), có bảo tàng chính nằm ở Gwacheon, khai trương vào năm 2013, ở Sogyeok-dong.

Làng Hanok Bukchon và Làng Namsangol Hanok là những khu dân cư cũ hanok bao gồm các ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc, công viên và bảo tàng cho phép du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống Hàn Quốc.


Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

Bảo tàng dân gian quốc gia Hàn Quốc

Đài tưởng niệm chiến tranh, một trong chín bảo tàng thành phố ở Seoul, mang đến cho du khách một trải nghiệm giáo dục và cảm xúc về nhiều cuộc chiến tranh khác nhau mà Hàn Quốc tham gia, bao gồm cả các chủ đề chiến tranh Triều Tiên. Nhà tù Seodaemun là một nhà tù cũ được xây dựng trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng, và hiện đang được sử dụng như một bảo tàng lịch sử.

Bảo tàng Nghệ thuật Seoul và Bảo tàng Nghệ thuật Ilmin đã bảo tồn sự xuất hiện của tòa nhà cũ độc đáo về mặt hình ảnh từ các tòa nhà cao tầng, hiện đại lân cận. Ban đầu được điều hành bởi Hội đồng thành phố Seoul và nằm kế bên Cung điện Gyeonghuigung, cung điện hoàng gia Joseon. Leeum, Bảo tàng Nghệ thuật Samsung, được coi là một trong những bảo tàng tư nhân lớn nhất Seoul. Đối với nhiều người yêu phim Hàn Quốc từ khắp nơi trên thế giới, Korean Film Archive đang điều hành Bảo tàng Điện ảnh Hàn Quốc và Cinematheque KOFA tại trung tâm chính của nó ở Digital Media City (DMC), Sangam-dong. Bảo tàng Đồ dùng Nhà bếp & Tteok và Bảo tàng Kimchi Field cung cấp thông tin về lịch sử ẩm thực Triều Tiên.

Ngoại ô vùng đại đô thi:


Chùa và đền[sửa | sửa mã nguồn]


Địa danh tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]



Ngoài ra còn có các tòa nhà tôn giáo có vai trò quan trọng trong xã hội và chính trị Hàn Quốc. Viên Khâu Đàm là một nơi các hoàng đế đã tổ chức các nghi lễ tế trời từ thời Tam Quốc. Kể từ khi triều đại Joseon thông qua Nho giáo như hệ tư tưởng quốc gia của nó trong thế kỷ 14, nhà nước xây dựng nhiều đền thờ Nho giáo. Hậu duệ của gia đình hoàng gia Joseon vẫn tiếp tục tổ chức các buổi lễ tưởng nhớ tổ tiên tại Jongmyo. Đây là ngôi đền Khổng giáo lâu đời nhất của hoàng gia được bảo tồn và các nghi lễ nghi lễ tiếp tục một truyền thống được thành lập vào thế kỷ 14. Munmyo và Dongmyo được xây dựng trong cùng thời kỳ. Mặc dù Phật giáo đã bị đàn áp bởi nhà nước Joseon, nó vẫn tiếp tục tồn tại. Jogyesa là trụ sở của Lệnh Jogye của Phật giáo Hàn Quốc. Hwagyesa và Bongeunsa cũng là những ngôi chùa Phật giáo lớn ở Seoul.

Nhà thờ Myeongdong là một địa danh của Myeongdong, Quận Jung và nhà thờ Công giáo lớn nhất được thành lập vào năm 1883. Đây là biểu tượng của Công giáo tại Hàn Quốc. Nó cũng là một trọng tâm cho bất đồng chính trị trong những năm 1980. Bằng cách này, Giáo hội Công giáo La Mã có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Hàn Quốc.

Có rất nhiều nhà thờ Tin Lành ở Seoul. Nhiều nhất là người theo thuyết, nhưng cũng có nhiều nhà thờ Methodist, Baptist và Lutheran. Yoido Full Gospel Church là một nhà thờ Ngũ Tuần liên kết với Hội chúng của Thiên Chúa trên Yeouido ở Seoul. Với khoảng 830.000 thành viên (2007), đây là hội thánh Kitô giáo Ngũ Tuần lớn nhất thế giới, được sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận.


Công viên[sửa | sửa mã nguồn]


Mặc dù mật độ dân số cao của thành phố, Seoul có một số lượng lớn các công viên. Một trong những công viên nổi tiếng nhất là Công viên Namsan, nơi có hoạt động đi bộ đường dài giải trí và tầm nhìn ra đường chân trời thành phố Seoul. Tháp N Seoul Tower nằm ở công viên Namsan. Công viên Olympic Seoul, nằm ở Quận Songpa và được xây dựng để tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988 là công viên lớn nhất Seoul. Trong số các công viên lớn nhất trong thành phố là Seoul Forest, Dream Forest, Children's Grand Park và Haneul Park. Chùa Wongaksa 10 tầng nằm ở Công viên Tapgol, một công viên công cộng nhỏ với diện tích 19.599 m2 (210.962 sq ft). Các khu vực xung quanh suối là nơi công cộng để thư giãn và giải trí. Suối Tancheon và khu vực gần đó đóng vai trò là một công viên rộng lớn với các lối đi cho cả người đi bộ lẫn người đi xe đạp. Cheonggyecheon, một dòng suối chạy gần 6 km (4 dặm) qua trung tâm thành phố Seoul, rất phổ biến đối với cả cư dân và khách du lịch Seoul. Vào năm 2017, Skypark Seoullo 7017 được mở ra, trải dài trên khắp Ga Seoul.


Công viên Olympic Seoul

Ngoài ra còn có nhiều công viên dọc theo sông Hán, như Công viên Ichon Hangang, Công viên Yeouido Hangang, Công viên Mangwon Hangang, Công viên Nanji Hangang, Công viên Banpo Hangang, Công viên Ttukseom Hangang và Công viên Jamsil Hangang. Thủ đô Quốc gia Seoul cũng có một vành đai xanh nhằm ngăn chặn thành phố trải rộng ra tỉnh Gyeonggi lân cận. Những khu vực này thường được những người tìm cách thoát khỏi cuộc sống đô thị vào cuối tuần và trong các kỳ nghỉ. Ngoài ra còn có nhiều công viên khác đang được xây dựng hoặc trong dự án, chẳng hạn như Đường mòn Rừng Gyeongui, Ga Seoul 7017, Công viên Tưởng niệm Seosomun và Công viên Yongsan.

Seoul cũng là nơi có công viên giải trí trong nhà lớn nhất thế giới, Lotte World. Các trung tâm giải trí khác bao gồm sân vận động Olympic và World Cup cũ và bãi cỏ công cộng City Hall.


Lễ hội[sửa | sửa mã nguồn]


Vào tháng 10 năm 2012, KBS Hall ở Seoul đã tổ chức các lễ hội âm nhạc quốc tế lớn - TV ABU đầu tiên và các Liên hoan Song ca trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh châu Á Thái Bình Dương lần thứ 49. Hi! Seoul Festival là một lễ hội văn hóa theo mùa được tổ chức bốn lần một năm vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông ở Seoul, Hàn Quốc kể từ năm 2003. Dựa trên "Ngày công dân Seoul" được tổ chức vào mỗi tháng 10 kể từ năm 1994 để kỷ niệm 600 năm lịch sử của Seoul là thủ đô của đất nước. Lễ hội được sắp xếp dưới quyền Thủ đô Seoul. Tính đến năm 2012, Seoul đã tổ chức Ultra Music Festival Korea, một lễ hội âm nhạc khiêu vũ thường niên diễn ra vào cuối tuần thứ hai của tháng 6.




Seoul đã từng tổ chức Đại hội Thể thao châu Á 1986, Thế vận hội Mùa hè 1988 và Paralympic Games 1988. Đây cũng là một trong những thành phố chủ nhà của FIFA World Cup 2002. Sân vận động World Cup Seoul là nơi tổ chức lễ mở màn và trận đấu đầu tiên của giải đấu.

Taekwondo (Túc thủ đạo) là môn quốc võ của Hàn Quốc và Seoul chính là nơi đặt trụ sở của Quốc kỹ viện, hay còn được biết đến là Liên đoàn Taekwondo Thế giới.

Thành phố có ba đội bóng chày trong Tổ chức Bóng chày Hàn Quốc là: Doosan Bears, LG Twins, và Woori Heros,Samsung Lions. Hai đội bóng rổ trong giải bóng rổ Hàn Quốc: Seoul Samsung Thunders và Seoul SK Knights.

Ngoài ra còn có một CLB bóng đá chuyên nghiệp tại Seoul là CLB FC Seoul, đội bóng tham dự giải K-league. Có hai đội bóng Giải K3 đặt tại Seoul là Seoul United và Eungpyeong Chung-goo FC.




  • Flag of the Republic of China.svg Đài Bắc, Trung Hoa Dân Quốc (1968)

  • Flag of Turkey.svg Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ (1971)

  • Flag of Guam.svg Guam Hoa Kỳ (1973)

  • Flag of the United States.svg Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ (1973)

  • Flag of the United States.svg San Francisco, California, Hoa Kỳ (1976)

  • Flag of Brazil.svg São Paulo, Brasil (1977)

  • Flag of Colombia.svg Bogotá, Colombia (1982)

  • Flag of Indonesia (bordered).svg Jakarta, Indonesia (1984)

  • Flag of Japan (bordered).svg Tokyo, Nhật Bản (1988)

  • Flag of Russia (bordered).svg Moskva, Nga (1991)

  • Flag of France.svg Paris, Pháp (1991)

  • Flag of Australia.svg Sydney, Úc (1991)

  • Flag of the People's Republic of China.svg Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1992)

  • Flag of Mongolia.svg Ulan Bator, Mông Cổ (1995)

  • Flag of Vietnam.svg Hà Nội, Việt Nam (1996)

  • Flag of Poland (bordered).svg Warszawa, Ba Lan (1996)

  • Flag of Egypt.svg Cairo, Ai Cập (1997)

  • Flag of Italy.svg Roma, Ý (2000)

  • Flag of Kazakhstan.svg Astana, Kazakhstan (2004)

  • Flag of Greece.svg Athena, Hy Lạp (2006)

  • Flag of Thailand.svg Bangkok, Thái Lan (2006)

  • Flag of the United States.svg Washington, D.C., Hoa Kỳ (2006)



Trang chủ[sửa | sửa mã nguồn]



Du lịch và thông tin đời sống[sửa | sửa mã nguồn]


  • i Tour Seoul – Trang hướng dẫn du lịch chính thức Seoul

  • VisitSeoul – The Official Seoul Tourism Guide YouTube Channel

  • Seoul Travel Guide – Thông tin du lịch dành cho khách đến Seoul

Bản đồ[sửa | sửa mã nguồn]


Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]


No comments:

Post a Comment