Monday 15 October 2018

Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil – Wikipedia tiếng Việt






















Brasil

Huy hiệu


Tên khác
Seleção
Hiệp hộiLiên đoàn bóng đá Brasil
(Confederação Brasileira de Futebol)
Huấn luyện viên
Tite
Đội trưởng
Neymar
Thi đấu nhiều nhất
Cafu (142)
Ghi bàn nhiều nhất
Pelé (77)
Sân nhà
Maracanã
Mã FIFA
BRA
Xếp hạng FIFA
2 (5.2018)
Cao nhất
1 (9.1993 [1])
Thấp nhất
22 (6.2013)
Hạng Elo
1 (7.6.2017)
Elo cao nhất
1 (15.6.1958)
Elo thấp nhất
18 (11.2001)

Trận quốc tế đầu tiên
 Argentina 3–0 Brasil 
(Buenos Aires, Argentina; 20 tháng 9 năm 1914)[2]
Trận thắng đậm nhất
 Brasil 14–0 Nicaragua 
(México; 17 tháng 10 năm 1975)[3]
Trận thua đậm nhất
 Uruguay 6–0 Brasil 
(Viña del Mar, Chile; 18 tháng 9 năm 1920)
 Brasil 1–7 Đức 
(Belo Horizonte, Brasil; 8 tháng 7 năm 2014)

Giải Thế giới
Số lần tham dự
21 (lần đầu vào năm 1930)
Kết quả tốt nhất
Vô địch: 1958, 1962, 1970,
1994, 2002
Cúp Liên đoàn các châu lục
Số lần tham dự
7 (lần đầu vào năm 1997)
Kết quả tốt nhất
Vô địch: 1997, 2005, 2009, 2013
Copa América
Số lần tham dự
35 (lần đầu vào năm 1916)
Kết quả tốt nhất
Vô địch: 1919, 1922, 1949,
1989, 1997, 1999, 2004, 2007

Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: Seleção Brasileira de Futebol, SBF) là đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Brasil và đại diện cho Brasil trên bình diện quốc tế. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Brasil là trận gặp đội tuyển Argentina vào năm 1914. Brasil là đội bóng thành công nhất trên thế giới hiện nay, với năm lần chiến thắng tại Giải vô địch bóng đá thế giới của FIFA, gần đây nhất là vào năm 2002. Có một câu nói vui phổ biến trong bóng đá là: "Người Anh sáng tạo ra môn bóng đá, và người Brasil đã hoàn thiện nó".[4] Đội bóng này thường được coi là đội bóng chơi tốt nhất hành tinh và là đội duy nhất tham dự tất cả các vòng chung kết bóng đá thế giới.


Do tầm ảnh hưởng cao của mình, đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil được biết đến với rất nhiều biệt danh. Một vài trong số đó là:









Bồ ngữViệt ngữ
SeleçãoSự lựa chọn (của Thiên Chúa)
Seleção BrasileiraĐội tuyển (bóng đá quốc gia) Brasil
CanarinhoTiểu kim tước
Verde-AmarelaVàng - Xanh
Esquadrão de OuroPhi đội Vàng
PentacampeõesNhà vô địch năm kỳ

Brasil là quốc gia duy nhất đã tham dự tất cả các kì World Cup và là quốc gia đầu tiên vô địch 5 lần (1958, 1962, 1970, 1994 và 2002). Với kết quả đó, người Brasil thường gọi đội tuyển quốc gia của họ là "Pentacampeão", có nghĩa là "5 lần vô địch" trong tiếng Bồ Đào Nha. Khi tính thêm 2 lần hạng nhì (1950 và 1998) và 2 lần hạng ba (1938 và 1978) tại World Cup, cũng như nhiều thành công khác, Brazil được xem là đội tuyển thành công nhất thế giới bóng đá.


Những năm đầu[sửa | sửa mã nguồn]


Đội tuyển quốc gia của Brasil được thành lập vào năm 1914 và đã đấu trận đầu tiên với Exeter City F.C. ngay trong năm đó, thắng 2–0. Không như những chiến thắng trong tương lai, các lần thi đấu ban đầu của đội tuyển không có gì ngoạn mục, một phần vì các hiềm khích bên trong về vấn đề dùng các cầu thủ nhà nghề làm cho Liên đoàn bóng đá Brasil không thể có một đội tuyển hoàn hảo.

Đặc biệt nhất là sự bất đồng ý kiến giữa hai hiệp hội bóng đá của bang São Paulo và bang Rio de Janeiro và hậu quả là đội tuyển bao gồm các cầu thủ của hai hiệp hội cãi cọ đó. Tại cả hai World Cup 1930 và World Cup 1934, Brasil bị loại ngay tại Vòng 1. Nhưng tại World Cup 1938 thì đã có hiện tượng mới cho tương lai, Brasil đã chiếm hạng ba thế giới với Leônidas da Silva trở thành cầu thủ đầu tiên ghi 4 bàn thắng trong một trận của giải.

Brasil đăng cai World Cup 1950, lần giải đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Giải này đặc biệt vì không có trận chung kết, thay vào đó là 4 đội đứng đầu vòng bảng vào Vòng chung kết và thi đấu vòng tròn một lượt. Tuy nhiên trận giữa Brasil và Uruguay đã được xem như "trận chung kết" của giải. Brazil trước đó đã thể hiện phong độ hủy diệt, đè bẹp Thụy Điển 7-1 và Tây Ban Nha 6-1 và được nhiều người đánh giá là đã cầm chắc chức vô địch trong tay. Trận đấu giữa Brazil và Uruguay ra tại sân vận động Maracaña tại Rio de Janeiro trước 199.854 khán giả và Brasil chỉ cần hoà Uruguay để đoạt chức vô địch. Tuy vậy Brasil đã để thua 1-2 mặc dù đã dẫn trước 1-0. Kết quả này được coi là một trong những bất ngờ lớn nhất trong lịch sử bóng đá. Trận này được dân Nam Mỹ đặt tên là trận "Maracanazo (Thảm họa Maracana)". Sau khi trận đấu kết thúc, một bầu không khí im lặng và đau buồn bao trùm lấy sân Maracana [5][6]. Màu áo trắng mà đội tuyển Brazil đã mặc trong ngày hôm đó đã bị bỏ vĩnh viễn và thay bằng trang phục thi đấu áo vàng quần xanh tất trắng như ngày nay.

Chuẩn bị cho World Cup 1954 tại Thụy Sĩ, đội tuyển của Brasil được thay máu hoàn toàn, để xóa nhòa trận thua nhục nhã "Maracaña", nhưng vẫn còn các cầu thủ tốt như Nilton Santos, Djalma Santos và Didi. Tại trận tứ kết, Brasil đã bị thua Hungary 2-4. Trận đấu đã bị chỉ trích là một trong những trận "bẩn thỉu" nhất trong lịch sử bóng đá và đã được đặt tên là "Chiến trận Berne".


Kỉ nguyên Vàng với huyền thoại Pelé (1958–70)[sửa | sửa mã nguồn]


Đội tuyển Brazil tại World Cup 1970 được nhiều người đánh giá là đội bóng mạnh nhất mọi thời đại

Đến với World Cup 1958, Brazil đã nằm chung bảng với Anh, Liên Xô và Áo. Họ đã đánh bại Áo 3–0 trong trận đầu tiên, sau đó hòa 0-0 với đội tuyển Anh. Trước trận đấu với Liên Xô, HLV Vicente Feola đã thực hiện ba sự thay đổi rất quan trọng để Brazil đánh bại Liên Xô: Zito, Garrincha và Pelé. Họ thắng trận 2–0. Pelé đã ghi bàn thắng duy nhất trong trận tứ kết gặp Wales, và họ đánh bại Pháp 5-2 trong trận bán kết với cú hattrick của thiên tài 17 tuổi Pelé. Brazil sau đó đánh bại chủ nhà Thụy Điển 5–2 trong trận chung kết để giành chức vô địch World Cup đầu tiên của họ và trở thành quốc gia đầu tiên vô địch World Cup bên ngoài lục địa của mình.

Tại World Cup 1962, Brazil đã giành được chức vô địch World Cup lần thứ hai với Garrincha là cầu thủ ngôi sao, trong khi Pelé, bị thương trong trận đấu thứ hai tại vòng bảng với Tiệp Khắc và không thể chơi phần còn lại của giải đấu.

Tại World Cup 1966, Brazil đã có màn trình diễn tồi tệ nhất của họ tại một kỳ World Cup, giải đấu năm 1966 được ghi nhớ vì lối chơi vô cùng bạo lực, và Pelé là một trong những cầu thủ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi ông bị chấn thương trong trận đấu với Bồ Đào Nha. Brazil bị loại ngay từ vòng bảng, trở thành nhà đương kim vô địch World Cup đầu tiên bị loại khỏi vòng bảng World Cup. Sau khi giải đấu kết thúc, Pelé tuyên bố rằng ông không muốn thi đấu tại World Cup thêm một lần nữa, tuy nhiên, ông đã trở lại vào năm 1970.

Brazil đã giành cúp thế giới lần thứ ba tại World Cup 1970 tại Mexico. Đội tuyển Brazil năm đó được đánh giá là đội bóng xuất sắc nhất trong lịch sử,[7][8][9][10][11] với một dàn sao gồm Pelé, đội trưởng Carlos Alberto Torres, Jairzinho, Tostão, Gérson và Rivelino, mặc dù Garrincha đã giải nghệ, nhưng đội hình này vẫn được xem là mạnh nhất thế giới khi đó. Họ đã thắng cả sáu trận của họ tại giải đấu này: 4-1 trước Tiệp Khắc, 1-0 trước Anh và 3-2 trước Romania ở vòng bảng. Họ sau đó hạ Peru 4-2 ở tứ kết, 3-1 trước Uruguay ở bán kết và hủy diệt Italia 4-1 ở trận chung kết. Pelé kết thúc giải đấu với 4 bàn. Brazil giành chiếc cúp Jules Rimet lần thứ ba (quốc gia đầu tiên làm được như vậy). Điều này có nghĩa là họ đã được phép giữ chiếc cúp Jules Rimet vĩnh viễn.


Suy yếu (1974-90)[sửa | sửa mã nguồn]


Với việc Pelé giải nghệ, Brazil đã không thể vượt qua Hà Lan tại World Cup 1974 ở Tây Đức, và sau khi thua Ba Lan 1-0 ở trận tranh giải ba, họ kết thúc giải ở vị trí thứ tư. Brazil sau đó cũng bị loại tại vòng bảng thứ hai của World Cup 1978 dù không để thua trận đấu nào do thua kém Argentina về hiệu số bàn thắng bại.

Tại World Cup 1982 tổ chức ở Tây Ban Nha, Brazil là được xem là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch, và trên thực tế họ đã dễ dàng vượt qua vòng bảng, nhưng họ đã bị loại sau thất bại 2-3 ở Barcelona trước Ý, trong một trận đấu được coi là kinh điển của lịch sử World Cup. Đội tuyển Brazil năm 1982, với những hảo thủ như Sócrates, Zico, Falcão và Éder, được xem là đội bóng vĩ đại nhất không bao giờ giành được một chức vô địch World Cup.

Tại World Cup 1986 ở Mexico, Brazil vẫn là một đội bóng rất mạnh và kỷ luật hơn nhiều so với bốn năm trước đó, tuy vậy họ đã bị đội tuyển Pháp của Michel Platini loại ở tứ kết.

Năm 1989, Brazil giành danh hiệu Copa America đầu tiên kể từ năm 1949.

Tại World Cup 1990 ở Ý, Brazil đã được huấn luyện bởi Sebastião Lazaroni, đã từng là huấn luyện viên năm 1989 Copa América. Với một chiến thuật nghiêng về phòng thủ, với nòng cốt là tiền vệ Dunga, đội bóng thiếu sáng tạo Brazil đã bị loại bởi Argentina của Diego Maradona ngay tại vòng 16 đội ở Turin với tỉ số 1-0.


Trở lại với đỉnh cao (1994-2002)[sửa | sửa mã nguồn]


Brazil đã trải qua 24 năm mà không giành chiến thắng một kỳ World Cup nào. Họ cuói cùng cũng trở lại với đỉnh cao tại giải đấu năm 1994 ở Hoa Kỳ, nơi một đội tuyển Brazil đầy thực dụng của những Romario, Bebeto, Dunga, Cláudio Taffarel và Jorginho đã lập kỉ lục trở thành đội đầu tiên bốn lần vô địch thế giới. Họ đánh bại chủ nhà Mỹ 1-0 tại vòng 16 ở San Francisco, một chiến thắng 3-2 trước Hà Lan ở vòng tứ kết tại Dallas, và chiến thắng 1-0 trước Thụy Điển ở vòng bán kết tại Los Angeles. Họ vượt qua Italia của Roberto Baggio trên chấm phạt đền trong trận chung kết để lên ngôi vô địch.

Tại World Cup 1998, đội tuyển Brazil chấp nhận ngôi á quân sau khi để thua 0-3 trước chủ nhà Pháp trong trận đấu cuối cùng. Ngôi sao lớn nhất của họ trong giải đấu năm đó, Ronaldo bất ngờ lên cơn động kinh bí ẩn ngay trước khi trận đấu chung kết diễn ra [12].

4 năm sau,"Bộ Ba R" (Ronaldo, Rivaldo và Ronaldinho) đã đưa đội tuyển Brazil giành chức vô địch thế giới thứ năm tại World Cup 2002, giải đấu được tổ chức ở 2 quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản. Brazil giành vé vào vòng 16 với vị trí đầu bảng sau khi đánh bại cả ba đối thủ là Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica và Trung Quốc. Sau đó Brazil đã đánh bại Bỉ 2–0 tại Kobe ở vòng 16 với hai bàn thắng của Rivaldo và Ronaldo. Đối đầu với đội tuyển Anh trong trận tứ kết ở Shizuoka, họ thắng 2–1, với bàn thắng ấn định tỉ số tới từ một cú đá phạt tuyệt đẹp của Ronaldinho. Trận bán kết gặp Thổ Nhĩ Kỳ ở Saitama; Brazil thắng 1–0 với Ronaldo là người ghi bàn duy nhất. Trong trận chung kết giữa Đức và Brazil ở Yokohama, Ronaldo đã ghi cả hai bàn thắng trong chiến thắng 2–0 của Brazil. Ronaldo cũng đã giành được danh hiệu Chiếc giày vàng khi là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu năm đó với 8 bàn thắng.


Từ 2006 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]


Brazil đã giành được chức vô địch Copa América năm 2004, chức vô địch lần thứ ba của họ trong bốn lần tham dự kể kể từ năm 1997. Brazil cũng đã giành được danh hiệu FIFA Confederations Cup lần thứ hai vào năm 2005. Huấn luyện viên Carlos Alberto Parreira đã xây dựng đội hình của Brazil với sơ đồ 4-2-2-2. Với biệt danh là "Bộ tứ ma thuật", hàng tấn công của Brazil giai đoạn này được xây dựng xung quanh bốn ngôi sao: Ronaldo, Adriano, Kaká và Ronaldinho.


World Cup 2006[sửa | sửa mã nguồn]


Tại World Cup 2006 trên đất Đức, Brazil đã thắng cả hai trận đầu tiên gặp Croatia (1–0) và Australia (2–0). Trong trận đấu cuối vòng bảng với Nhật Bản, Brazil thắng 4–1. Ronaldo ghi hai bàn và san bằng kỷ lục của huyền thoại người Đức Gerd Muller để trở thành cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử các kỳ World Cup. Ở vòng 16, Brazil đánh bại Ghana 3–0. Với một bàn ghi được trong trận đấu này, Ronaldo đã có bàn thắng thứ 15 của anh tại World Cup, chính thức phá kỷ lục của Gerd Muller. Tuy nhiên đội tuyển Brazil đã bị loại ở vòng tứ kết khi đối đầu với đội tuyển Pháp, họ thua đau 0-1 với bàn thắng duy nhất của tiền đạo Henry.

Dunga được thuê làm HLV trưởng mới của đội tuyển Brazil vào năm 2006. Brazil sau đó đã giành được chức vô địch tại Copa América 2007, giải đấu mà Robinho đã đoạt được cả danh hiệu Chiếc giày vàng cũng như danh hiệu cầu thủ hay nhất của giải đấu. Hai năm sau, Brazil đã giành được FIFA Confederations Cup năm 2009 sau khi đánh bại Mỹ 3-2 trong trận chung kết, dù họ bị dẫn trước hai bàn. Đây đã là danh hiệu Confederations Cup lần thứ ba của họ. Kaká được vinh danh là cầu thủ hay nhất của giải đấu trong khi tiền đạo Luís Fabiano đã giành được giải thưởng cầu thủ ghi bàn nhiều nhất giải.


World Cup 2010[sửa | sửa mã nguồn]


Tại World Cup 2010 ở Nam Phi, Brazil đã thắng hai trận đầu tiên ở vòng bảng trước Bắc Triều Tiên (2–1) và Bờ Biển Ngà (3–1). Trận đấu cuối cùng của họ ở vòng bảng là trận đấu với Bồ Đào Nha của ngôi sao Cristiano Ronaldo, đã kết thúc với tỉ số hòa 0-0. Họ phải đối mặt với Chile trong vòng 16 và đã chiến thắng giòn giã 3–0, mặc dù trong trận tứ kết họ đã để thua đội tuyển Hà Lan với tỉ số 1-2 và chính thức nói lời chia tay giải đấu.

Vào tháng 7 năm 2010, Mano Menezes được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyển Brazil [13]. Tại Copa América 2011, Brazil đã để thua trước Paraguay sau loạt đá luân lưu và bị loại ở ngay vòng tứ kết. Kết quả này đã khiến HLV Mano Menezes bị sa thải vào tháng 11 năm 2012, và được thay thế bởi Luiz Felipe Scolari
.
Vào ngày 6 tháng 6 năm 2013, Brazil đã tụt xuống vị trí thứ 22 trong bảng xếp hạng FIFA, thứ hạng thấp nhất của họ từ trước tới nay [14]. Brazil tham dự 2013 Confederations Cup với mục tiêu bảo vệ chức vô địch của họ. Trong trận chung kết, Brazil phải đối mặt với đương kim vô địch thế giới Tây Ban Nha nhưng họ đã giành chiến thắng 3–0 và đoạt danh hiệu Confederations Cup lần thứ tư của họ. Tiền đạo Neymar đoạt Giải thưởng Quả bóng Vàng của giải đấu, trong khi thủ môn Júlio César đã giành Giải Găng tay vàng cho thủ môn xuất sắc nhất của giải đấu.


World Cup 2014[sửa | sửa mã nguồn]


Trong trận mở màn của World Cup 2014 gặp Croatia, hai bàn thắng của Neymar và một bàn của Oscar đã giúp Selecao giành chiến thắng với tỉ số 3-1 trong trận đấu ra quân của họ tại kỳ World Cup được tổ chưc trên sân nhà. Brazil sau đó đã có trận hòa không bàn thắng với Mexico, trong một trận đấu mà thủ môn Mexico là Guillermo Ochoa đã chơi xuất thần, trước khi giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp bằng chiến thắng 4-1 trước Cameroon ở lượt đấu cuối, với Neymar một lần nữa ghi hai bàn, và Fred và Fernandinho mỗi người ghi một bàn thắng. Brazil phải đối mặt với Chile tại vòng 16, họ dẫn trước sau 18 phút thi đấu với bàn thắng đầu tiên của David Luiz, trước khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức với tỉ số hòa 1-1. Brazil giành quyền vào tứ kết sau chiến thắng kịch tính 3-2 ở loạt sút luân lưu.

Đội bóng một lần nữa phải đối mặt với một đối thủ khác tới từ Nam Mỹ trong trận tứ kết, họ đánh bại Colombia 2-1 với những bàn thắng của hậu vệ trung tâm David Luiz và đội trưởng Thiago Silva. Vào cuối trận đấu, Neymar bị dinh chấn thương sau khi bị đầu gối của hậu vệ Colombia Juan Camilo Zúñiga chạm vào lưng. Chấn thương đã khiến Neymar buộc phải nghỉ thi đấu trong phần còn lại của giải đấu. Brazil cũng phải đối mặt với những vấn đề khác trước trận bán kết gặp Đức, đội trưởng Thiago Silva bị treo giò khi đã nhận đủ hai thẻ vàng tại giải đấu.

Brazil để thua nhục nhã 1-7 trước Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức ở bán kết. Đây là thất bại đậm nhất trong lịch sử đội tuyển bóng đá Brazil. Họ tiếp tục để thua 0-3 trước Hà Lan ở trận tranh hạng ba. Với 14 bàn thua sau 7 trận, Brazil là đội bóng bị lọt lưới nhiều nhất giải đấu, cũng là đội bóng chủ nhà bị lọt lưới nhiêu nhất tại một kỳ World Cup từ trước đến giờ.


World Cup 2018[sửa | sửa mã nguồn]


Brasil khởi đầu chiến dịch World Cup 2018 của họ với trận hòa 1-1 trước Thụy Sĩ - bàn thắng duy nhất của đội tuyển Brazil đến từ pha dứt điểm đẹp mắt của Philippe Coutinho - trận hòa đầu tiên của họ trong một trận mở màn World Cup kể từ năm 1978. Tuy nhiên, trong trận thứ hai của vòng bảng, họ đã thắng Costa Rica 2-0 nhờ những bàn thắng đẹp mắt của Coutinho và Neymar ở những phút bù giờ. Ở lượt trận cuối cùng gặp Serbia, Brasil tiếp tục giành chiến thắng với tỉ số tương tự nhờ các pha lập công của Paulinho và Thiago Silva, giúp vũ công Samba đứng vị trí nhất bảng E với 7 điểm. Ở vòng 1/8 gặp đối thủ sừng sỏ México, họ tiếp tục vượt qua El Tri cũng với tỉ số 2-0 bằng các pha lập công của Neymar và Roberto Firmino ở những phút hiệp 2, giúp đội tuyển Brasil lọt vào tứ kết. Tuy nhiên các vũ công Samba một lần nữa phải dừng bước ở tứ kết sau thất bại 1-2 trước đội tuyển Bỉ và đành ngậm ngùi chia tay giải đấu. Kết thúc giải đấu, Neymar và các đồng đội lại lỗi hẹn với chức vô địch World Cup thêm một lần nữa.


Vô địch: 1958; 1962; 1970; 1994; 2002

Á quân: 1950; 1998

Hạng ba: 1938; 1978

Hạng tư: 1974; 2014
Vô địch: 1997; 2005; 2009; 2013

Á quân: 1999

Hạng tư: 2001
Vô địch (8): 1919; 1922; 1949; 1989; 1997; 1999; 2004; 2007

Á quân (11): 1921; 1925; 1937; 1945; 1946; 1953; 1957; 1959; 1983; 1991; 1995

Hạng ba (7): 1916; 1917; 1920; 1942; 1959; 1975; 1979

Hạng tư (3): 1923; 1956; 1963
Á quân: 1996; 2003

Hạng ba: 1998
Gold medal.svg 2016

Silver medal.svg 1984; 1988; 2012

Bronze medal.svg 1996; 2008

Hạng tư: 1976
1936 1963; 1975; 1979; 1987

1984 1959; 2003

1996 1983

Giải vô địch bóng đá thế giới[sửa | sửa mã nguồn]


Cúp Liên đoàn các châu lục[sửa | sửa mã nguồn]


Cúp bóng đá Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]


      Thắng
      Hòa
      Thua


2018[sửa | sửa mã nguồn]


Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]


Đây là đội hình 23 cầu thủ được triệu tập tham dự 2 trận giao hữu gặp Ả Rập Xê Út Và Argentina vào tháng 10 năm 2018.[16]

Số liệu thống kê tính đến ngày 12 tháng 10 năm 2018, sau trận gặp Ả Rập Xê Út.


Triệu tập gần đây[sửa | sửa mã nguồn]


  • INJ Cầu thủ rút lui vì chấn thương

  • PRE Đội hình sơ bộ

  • WD Cầu thủ rút lui do chấn thương không rõ ràng

Cầu thủ xuất sắc[sửa | sửa mã nguồn]


Dưới đây là danh sách các cầu thủ xuất sắc từng khoác áo đội tuyển Brasil.


Số lần khoác áo đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]


Cafu là cầu thủ khoác áo đội tuyển Brasil nhiều nhất với 142 trận

Tính đến ngày 27 tháng 3 năm 2018

Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu ở đội tuyển quốc gia.

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất[sửa | sửa mã nguồn]


Pelé là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Brasil với 77 bàn thắng

Tính đến ngày 12 tháng 10 năm 2018[17]

Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu ở đội tuyển quốc gia.


























































#
Cầu thủ
Bàn thắng
Số trận
Hiệu suất
Thời gian thi đấu
1
Pelé
77
91
0.85
1957–1971
2
Ronaldo
62
98
0.63
1994–2011
3
Neymar
59
93
0.66
2010–
4
Romário
55
70
0.79
1987–2005
5
Zico
48
71
0.67
1976–1986
6
Bebeto
39
75
0.52
1985–1998
7
Rivaldo
35
74
0.46
1993–2003
8
Jairzinho
33
81
0.40
1964–1982
Ronaldinho
33
97
0.34
1999–2013
10
Ademir
32
39
0.82
1945–1953
Tostão
32
54
0.59
1966–1972

  • Ruy Castro, Andrew Downie (translator) (2005). Garrincha - The triumph and tragedy of Brazil's forgotten footballing hero. Yellow Jersey Press, London. ISBN 0-224-06433-9. 


  1. ^ Đây là lần đầu tiên Brasil giữ vị trí số 1. Cụ thể những thời điểm Brasil giữ vị trí số 1 như sau: 9.1993, 4–5.1994, 7.1994, 9–12.1994, 2.1995, 4.1995–2.1996, 4–5.1996, 7–12.1996, 2.1997, 4.1997–5.1998, 7.1998–4.2001, 7.2002–5.2006, 7.2006–1.2007, 7–8.2007, 7–10.2009, 4–5.2010, 4-6.2017

  2. ^ “Argentina versus Brazil”. FIFA.com. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009. 

  3. ^ Napoleão, Antônio Carlos; Assaf, Roberto (2006). Seleção Brasileira 1914–2006. São Paulo: Mauad X. tr. 72. ISBN 85-7478-186-X. 

  4. ^ "World Cup History - The Facts and Stats", William Hill, ngày 28 tháng 5 năm 2006. URL accessed on ngày 15 tháng 6 năm 2006.

  5. ^ Silêncio no Maracanã - Revista de História

  6. ^ Jogos Eternos – Brasil 1×2 Uruguai 1950 | Imortais do Futebol

  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Greatest1970-Beckenbauer

  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Greatest1958-Zico

  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Greatest1970vSpain

  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên BleacherReport

  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Greatest1970-Mail

  12. ^ http://news.bbc.co.uk/sport3/worldcup2002/hi/history/newsid_1749000/1749324.stm

  13. ^ “Brazil name Dunga's replacement as they rebuild for the next World Cup”. The Guardian (London: Guardian Media Group). Press Association. 24 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2010. 

  14. ^ “Netherlands go fifth in Fifa ranking”. Goal.com. 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013. 

  15. ^ a ă Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu

  16. ^ Tite convoca para jogos contra Bolívia e Venezuela

  17. ^ “Brazil – Record International Players”. RSSSF. 7 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2009. 


No comments:

Post a Comment