Monday 15 October 2018

Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng – Wikipedia tiếng Việt


Cách xưng hô với
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng

Huy hiệu GM Nguyễn Bá Tòng.JPG
Danh hiệu
Đức Giám mục
Trang trọng
Đức Giám mục, Đức Cha
Thân mật
Cha
Khẩu hiệu
"Hãy châm rễ sâu trong dân ta chọn"

Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868 - 1949) là linh mục người Việt đầu tiên được tấn phong Giám mục vào năm 1933[1][2]. Ông chính thức đảm nhiệm chức vụ Đại diện Tông Tòa tại Hạt Đại diện Tông Tòa Phát Diệm từ năm 1935 đến 1945.


Ông sinh ngày 7 tháng 8 năm 1868[2] (tức ngày 19 tháng 6 năm Mậu Thìn) tại tỉnh Gò Công. Năm 1878, khi lên 10 tuổi, ông được gửi vào trường Tiểu học La San Mỹ Tho. Khi ngôi trường bị đóng cửa năm 1880, ông được gửi về Sài Gòn theo học Collège d’Adran. Tại đây, ông được gặp Linh mục Jean Dépierre (tên Việt: Để, 1855-1898), giáo sư Tiểu chủng viện Sài Gòn kiêm Tuyên úy trường La san d’Adran, quý mến và đỡ đầu.

Năm 1883, Linh mục Dépierre Để giới thiệu ông vào học Tiểu chủng viện, bấy giờ dưới quyền giám đốc của Linh mục Thiriet, là một người thông thái. Những năm học ở Tiểu chủng viện, ông luôn được xem là một chủng sinh xuất sắc [3]. Ngày 24 tháng 9 năm 1887, ông được nhận vào học Đại chủng viện Sài Gòn và cho tới năm 1896 thì tốt nghiệp.


Quản lý Tòa Giám mục Sài Gòn[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 19 tháng 9 năm 1896[2], ngay sau khi tốt nghiệp Đại chủng Viện Sài Gòn năm 28 tuổi, ông được giáo sĩ Jean Dépierre, bấy giờ đã là Giám mục Đại diện Tông tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Trong, phong chức linh mục tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Linh mục Nguyễn Bá Tòng đảm nhiệm chức Quản lý Tòa Giám mục Sài Gòn liên tục trong 21 năm.

Trong thời gian này, trên cương vị Quản lý Tòa Giám mục, ông nhiều lần bảo trợ những người bạn linh mục người Việt Nam bị thực dân Pháp bắt đày nơi Côn Đảo. Đó là 3 linh mục Đậu Quang Lĩnh (1868?-1930), Nguyễn Thần Đồng (1867-1944), Nguyễn Văn Tường (1853?-?). Cả ba vị linh mục này hưởng ứng phong trào Đông Du của lãnh tụ Phan Bội Châu (1867-1940) và sau bị lưu đày ra Côn Đảo[3].


Quản xứ Bà Rịa và Tân Định[sửa | sửa mã nguồn]


Sau nhiều năm giữ chức Quản lý Tòa Giám mục Sài Gòn, do sức khỏe suy yếu nên ngày 2 tháng 4 năm 1917, Linh mục GB Tòng được chuyển về làm Quản xứ Bà Rịa. Tại đây, ông đã có nhiều đóng góp trong các công tác xã hội như chỉ đạo cho xây cất trường học, nhà hát.[cần dẫn nguồn]

Năm 1922, trong chuyến tháp tùng vua Khải Định sang Pháp và đến Roma, Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, cũng đồng thời là một giáo dân, đã dâng thỉnh nguyện thư tới Giáo hoàng Piô XI xin lập hàng giáo phẩm Việt Nam[3]. Tòa Thánh đã cử đặc sứ sang Việt Nam mở nhiều hội nghị ở Phát Diệm, Sài Gòn. Linh mục Nguyễn Bá Tòng được xem là một linh mục người Việt Nam năng nổ và có đủ điều kiện để được phong Giám mục.[cần dẫn nguồn]

Đến tháng 9 năm 1926, Đại diện Tông tòa Sài Gòn, Giám mục Isidore Dumortier (tên Việt: Đượm, 1869-1941) thuyên chuyển ông về làm Cha sở Giáo xứ Tân Định, một giáo xứ lớn bậc nhất Sài Gòn và kiêm Giám đốc Tân Định ấn quán, một nhà in lớn thành lập từ năm 1864, chuyên in phát hành sách báo đạo. Tại giáo xứ Tân Định, ông cũng cho xây dựng kiến tạo nhiều công trình như mở rộng nhà thờ, xây tháp chuông cao 52 mét, với đồ án tháp do chính ông thiết kế[3].


Giám mục người Việt đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]


Khi Giáo hoàng Piô XI ban hành thông điệp Sự việc Giáo hội (Rerum Ecclesiae) nhằm cổ vũ việc trao quyền cho hàng giáo sĩ địa phương, Giám mục Alexandre Marcou Thành là người đầu tiên hưởng ứng, với việc đề cử linh mục GB Tòng làm người kế vị mình tại Hạt Đại diện Tông Tòa Phát Diệm vào năm 1933[4]. Ngày 10 tháng 1 năm 1933, Giáo hoàng Piô XI ra sắc lệnh bổ nhiệm Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục Hiệu tòa Sozopolis in Haemimonto, giữ chức Phó đại diện Tông tòa với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông Tòa Phát Diệm[3]. Ngày 11 tháng 6 năm 1933, buổi tấn phong Giám mục của ông được tổ chức tại Đền thánh Phêrô Vatican[2], do đích thân Giáo hoàng Piô XI làm chủ phong, với 2 Hồng y Luigi Costantini và Carlo Salotti. Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng trở thành người Việt đầu tiên được phong chức Giám mục, sau ngót nghét 4 thế kỷ từ khi Công giáo du nhập vào Việt Nam.

Ông chọn khẩu hiệu Giám mục của mình là: "In electis meis mitte radices" (Hãy châm rễ sâu trong dân ta chọn)[5]. Cùng đợt phong này với ông, còn có 4 Giám mục khác đến từ châu Á là Giám mục Attipetty của Ấn Độ và ba Giám mục Trung Hoa là Mátthêu Lý Dung Triệu (Mathêu Ly), Giuse Phàn Hằng An (Giuse Fan) và Giuse Thôi Thủ Tuân (Ts’oei).

Năm 1934, Giám mục GB Tòng được bầu vào Ủy ban nghiên cứu về tài chính của Giáo hội Việt Nam. Ngày 15 tháng 10 năm 1935[2], nhân ngày kỷ niệm 40 năm làm Giám mục, Giám mục Alexandre Marcou Thành về nghỉ hưu ở Thanh Hóa. Giám mục GB Tòng chính thức trở thành Đại diện Tông tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Phát Diệm[3].

Ngày 3 tháng 12 năm 1940, Giám mục GB Tòng làm phụ phong trong buổi lễ tấn phong Giám mục cho linh mục Gioan Maria Phan Ðình Phùng, được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa Phát Diệm. Theo sau cuộc lễ tấn phong là lễ gắn huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh cho Giám mục GB Tòng do Toàn quyền Decoux thay mặt Thống chế Pétain, Quốc trưởng Pháp, trao tặng, với sự tham dự của các quan quyền các cấp.[3][6][7]

Tuy nhiên, chỉ 3 năm, ngày 7 tháng 12 năm 1943, do sức khỏe yếu, ông xin từ chức Đại diện Tông tòa Phát Diệm. Trong lúc chờ được chấp thuận, ông trao quyền quản lí Hạt Đại diện Tông Tòa Phát Diệm lại cho người kế vị là Giám mục Gioan Maria Phan Ðình Phùng, tuy nhiên Giám mục Phùng mới chỉ tạm thời giữ chức vị này trong hơn 5 tháng thì đột ngột qua đời vào ngày 27 tháng 5 năm 1944. Ông một lần nữa phải tiếp nhiệm Đại diện Tông tòa cho đến ngày 14 tháng 6 năm 1945, khi Giáo hoàng Pius XII bổ nhiệm Giám mục Hiệu tòa Daphnusia, Tađêô Lê Hữu Từ làm Đại diện Tông tòa Phát Diệm, bấy giờ ông chính thức nghỉ hưu.

Ông qua đời ngày 11 tháng 7 năm 1949[2].


Giám mục Nguyễn Bá Tòng là một người chăm lo cho việc học hành của những người nghèo. Ở Sài Gòn trước 1975 có trường Trung học Nguyễn Bá Tòng với ý biểu dương công đức của ông[8] và tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có con đường mang tên ông ở Phường Tân Thành, Quận Tân Phú[9].


Thứ tự bổ nhiệm - tấn phong giám mục[sửa | sửa mã nguồn]






Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Đợt bổ nhiệm Giám mục Tiên khởi người Việt
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng

10 tháng 1 năm 1933
Kế nhiệm:
Đợt bổ nhiệm Giám mục người Việt thứ II
Đa Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn
11 tháng 3 năm 1935

Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Giám mục Tiên khởi người Việt được Tấn phong
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng

11 tháng 6 năm 1933
Kế nhiệm:
Lễ Tấn phong Giám mục người Việt thứ II
Đa Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn
29 tháng 6 năm 1935








Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Giám mục Phó Tông tòa Phát Diệm người Việt Tiên khởi
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng

1933 - 1935
Kế nhiệm:
Giám mục Phó Tông tòa Phát Diệm
người Việt thứ II
Gioan Maria Phan Ðình Phùng

Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Giám mục Tông tòa Phát Diệm người Việt Tiên khởi
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng

1935 - 1945
Kế nhiệm:
Giám mục Tông tòa Phát Diệm
người Việt thứ II
Tađêô Lê Hữu Từ

Tiền nhiệm:
Jean-Pierre-Alexandre Marcou Thành
Giám mục Tông Tòa thứ II Phát Diệm
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng

1935 - 1945
Kế nhiệm:
Giám mục Tông Tòa Phát Diệm thứ III
Tađêô Lê Hữu Từ



  1. ^ Keith 2012, tr. 107

  2. ^ a ă â b c d Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia (23 tháng 5 năm 2013). “Ðức Cha Gioan B. Nguyễn Bá Tòng Nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm”. Vietnamese Missionaries in Asia Home Page. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013. 

  3. ^ a ă â b c d đ Giáo phận Phát Diệm

  4. ^ Chương 9:Giáo phận Thái Bình

  5. ^ Tòa Giám mục Lạng Sơn - Cao Bằng (15 tháng 4 năm 2011). “Khẩu hiệu của các Đức Giám mục Việt Nam từ năm 1933 - 2001”. Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013. 

  6. ^ ...cử hành lễ tấn phong do Giám mục Drappier Khâm Sứ chủ sự. Hai vị Giám mục thụ phong là Giám mục De Cooman, Giám mục Thanh Hóa và Giám mục Nguyễn Bá Tòng. "Hội hè đình đám", Toan Ánh, Nhà xuất bản Sài Gòn 1969, tái bản Orange Country, Hoa Kỳ 1987, tr. 285-294

  7. ^ Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Hoàng Linh Đỗ Mậu, chương 14

  8. ^ Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung học Nguyễn Bá Tòng

  9. ^ Đường Nguyễn Bá Tòng, phường 11, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Google map


No comments:

Post a Comment